dân quân đào hàng trăm âu thuyền ven sông Nhe, sông Nghèn để tàu thuyền, ca nô, xà lan vào ẩn nấp. Mỗi xã ven sông là một trạm trung chuyển hàng hóa. Hàng ngàn hộ dân là những nơi cất giấu, bảo vệ hàng hóa của Nhà nước và Quân đội. Các đội cứu thương của dân quân làm nhiệm vụ cứu chữa, cấp cứu cho hàng trăm chiến sỹ vận tải đường sông bị máy bay địch đánh gây thương vong. Nhân dân các xã ven sơng cịn tổ chức lực lượng vớt được hàng ngàn tấn hàng từ các tàu, xà lan bị địch đánh đắm. Riêng xã Thịnh Lộc, một xã ven biển duy nhất của huyện Can Lộc đã tổ chức vớt hàng ngàn bao hàng viện trợ của tàu Hồng Kỳ (Trung Quốc) từ đảo Hịn Ngư thả trơi, nhờ sóng biển và gió mùa Đông Bắc đẩy vào bờ23
.v.v.
Phong trào “Tồn dân làm giao thơng vận tải” được đẩy lên một bước
cao mới ở Hà Tĩnh nói chung và Đồng Lộc nói riêng. Ngay trong các HTX xung quanh khu vực Đồng Lộc, các đội xe đạp thồ, xe ba gác, thuyền nan được thành lập, tranh thủ từng giờ, từng phút chuyển hàng vượt trọng điểm. Bà con xã viên còn dùng quang gánh tải bộ vận chuyển hàng theo từng cung trạm ngắn, cơ động hơn. Với phương thức vận tải thơ sơ thì dường như khơng bị phụ thuộc bởi tình trạng đường sá, khơng có sự đe dọa nào về trục trặc kỹ thuật, mà ở đó, sức vóc và ý chí con người là trang thiết bị. Bằng sức mạnh của ý chí và lịng quả cảm, bằng đôi chân và đôi vai, các lực lượng làm nhiệm vụ tại Ngã ba và nhân dân Đồng Lộc - Can Lộc đã khắc phục khó khăn bảo đảm vận chuyển tạo chân hàng cho các binh trạm tuyến trong trước yêu cầu khẩn thiết của các chiến trường. Với các biện pháp tổ chức linh hoạt và phương thức vận tải thô sơ, chỉ riêng trong tháng 10, tại Ngã ba Đồng Lộc - tỉnh Hà Tĩnh đã huy động được 10 vạn lượt người tham gia vận chuyển
23