trên mặt trận giao thông vận tải ở Khu 4 góp phần quan trọng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất trên miền Bắc.
Trong cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù trên mặt trận bảo đảm giao thông vận tải ở Khu 4, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, trực tiếp là Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu 4, quân và dân ta trên địa bàn đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, ác liệt, hy sinh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị cấp trên giao. Đó là thắng lợi của chiến tranh nhân dân phát triển cao với sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố: sức mạnh của chính trị - tinh thần, của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng và sức mạnh vật chất của cả dân tộc và thời đại được nhân lên gấp bội. Thực tế diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho chúng ta thấy rõ: mỗi bước trưởng thành, chiến thắng trên mặt trận bảo đảm giao thông vận tải Khu 4 đều gắn liền với sự phát triển chung của cuộc kháng chiến. Thắng lợi trên mặt trận bảo đảm GTVT trong chống “chiến tranh phá hoại” lần thứ nhất là thắng lợi có ý nghĩa tạo đà cho thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1972); góp phần quyết định vào việc duy trì, giữ vững và tăng cường sự chi viện tồn diện, liên tục của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam - một nhân tố bảo đảm cho thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
1.3. Bảo đảm giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất phá hoại lần thứ nhất
Hà Tĩnh cũng như các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình nằm tồn bộ trên phần cuối của tuyến đường trung chuyển Bắc - Nam. Đặc điểm địa hình nơi đây rất đa dạng và phức tạp, đồi núi chiếm 80% diện tích, phía trên là núi rừng Trường Sơn, phía dưới là biển. Với địa thế dốc và hẹp, lại có hệ thống sơng ngịi dày đặc với nhiều nhánh sông nhỏ nên dễ bị chia cắt khi có bão, lụt hay bị địch đánh phá. Khí hậu cũng là một thách đố dữ dằn với người dân nơi đây -
mùa khơ hạn thì nắng cháy da với những cơn gió Tây Nam khơ nóng; mùa mưa thì ngập lụt với những trận bão lớn đổ bộ.
Là một tỉnh có nhiều trục đường giao thông chiến lược quan trọng đi qua: quốc lộ 1A nối liền Bắc- Nam chạy dọc theo vùng đồng bằng, đi qua các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh dài 149 km; quốc lộ 15A chạy ven triền núi Trường Sơn và tỉnh lộ 8, Hà Tĩnh là địa bàn có nhiều tuyến chi viện chủ yếu cho chiến trường miền Nam và nước bạn Lào. Nơi đây lại có bờ biển dài 130km tương đối bằng phẳng với 4 cửa biển: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu rất thuận tiện cho thuyền bè ra vào đánh cá và vận chuyển hàng hoá. Hệ thống đường thuỷ ở Hà Tĩnh hoạt động theo hai sơng chính là sông Ngàn Phố (Hương Sơn) và sông Ngàn Sâu (Hương Khê) chảy về Linh Cảm nhập thành sông La, qua huyện Đức Thọ sau đó nhập với sơng Lam qua huyện Nghi Xn đổ ra Cửa Hội. Ngồi ra cịn có thể vận tải hàng hoá bằng thuyền nhỏ trên các sông khác với độ dài gần 500km như sông Nghèn, Rào Cái, sông Quyền, kênh nhà Lê... Với những đặc điểm đó, Hà Tĩnh đã trở thành một điểm tranh chấp ác liệt giữa ta với địch trên mặt trận GTVT, đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Nhận thấy rõ vị trí hiểm yếu của hệ thống giao thông Hà Tĩnh trên “vùng cán xoong” Khu 4, đế quốc Mỹ đã cố gắng đến mức tối đa hòng chặn tuyến vận chuyển huyết mạch của miền Bắc qua vùng đất này. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, sau mấy ngày đầu đánh vào các cơ sở kinh tế và quốc phòng, từ tháng 4-1965, đế quốc Mỹ tập trung đánh phá vào giao thông vận tải. Không quân Mỹ đánh liên tiếp ngày càng nhiều và càng ác liệt vào hệ thống đường sá, cầu cống, bến xe, bến phà... ở Hà Tĩnh. Không chỉ ném bom phá hoại bằng khơng qn, địch cịn sử dụng tàu chiến bắn phá bừa bãi từ biển vào đường số 1, trên dọc các con sông ven biển và xóm làng từ đường số
1 ra biển “ chỉ trong hai năm đầu thời kỳ chiến tranh (1965- 1966), chúng đã đánh 4.933 lần vào các tuyến đường giao thông. Trong năm 1966, Mỹ đã đánh 3.550 trận vào các trục đường bộ ở trên 534 điểm với hàng chục vạn tấn bom và hàng nghìn quả tên lửa, rốc két. Chúng cịn thả bom bi, bắn đạn 20 ly thường xuyên xuống các tuyến đường. Hầu hết các cầu cống trong tỉnh đều bị đánh phá. Các bến phà, bến sông không ngày nào ngớt tiếng bom đạn. Có nơi như cầu La Khê (Hương Khê) bị đánh đi đánh lại đến 194 lần với 2.133 quả bom. Cầu Trung bị đánh 154 lần với 864 quả bom, cầu Rác bị đánh 152 lần với 670 quả bom, cầu Kênh 128 lần với 973 quả bom, đèo Ngang 135 lần với trên 1.380 quả bom...
Năm 1968, trong thời kỳ “ném bom hạn chế”, giặc Mỹ tập trung đánh phá các tuyến đường chủ yếu trên địa phận các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân. Nhiều nơi bom đạn xoá hẳn nền đường cả một quãng dài hàng ki- lô-mét (đoạn Thượng Gia- Cổ Ngựa). Vùng Đồng Lộc bị đánh nát suốt trên một quãng dài 5- 6 km, hai bên bờ sông Lam và sông La bị máy bay ném bom có tính chất huỷ diệt. Nhiều làng bị cháy hàng trăm nóc nhà, cây cối bị bom phạt đổ ngổn ngang...[1; tr. 198- 199].
Sau 10 năm xây dựng hồ bình (1954 - 1964) Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng để khơi phục sửa chữa làm mới các đường giao thông trong tỉnh, chủ yếu là hệ thống giao thông đường bộ, còn đường sắt chưa được khôi phục tồn diện, đường thuỷ thì mới khai thác được một số đoạn khi mùa nước ổn định. Tuy nhiên, tuyến đường bộ cịn nhiều khó khăn như: đường thường độc tuyến, nền đường thấp, nhiều đoạn qua vùng trũng ngập, có nhiều sơng suối cắt ngang, mặt đường hẹp, nhiều đoạn lại đi qua eo núi. Cầu cống phần lớn làm tạm, trọng tải thấp, mật độ cầu cống lớn. Chỉ tính riêng trên các trục đường chính với tổng chiều dài 275 km đường số 1, 8, 15 đã có 178 chiếc cầu cống lớn nhỏ với chiều dài 2.063m, bình quân 1km đường bộ có 7,5 cầu
cống... Trong khi đó, trình độ tổ chức, chỉ huy điều hành và lực lượng, phương tiện kỹ thuật của Ngành GTVT còn nhiều hạn chế, bất cập. Đến cuối năm 1964, số kỹ sư và nhân viên kỹ thuật của ngành chỉ có khoảng trên 10 người, tồn tỉnh lúc đó mới có 47 chiếc ơtơ vận tải, 327 tàu thuyền, lượng vật tư kỹ thuật dự phòng còn rất mỏng.6
Trước những khó khăn của Ngành GTVT và nhận rõ âm mưu của địch, từ tháng 1 năm 1965, Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ra nghị quyết xác định: “Bảo đảm giao thông vận tải là nhiệm vụ trọng tâm số một của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh”. Trong chống chiến tranh phá hoại, bên cạnh việc tổ chức chiến đấu tiêu diệt nhiều máy bay, tàu chiến địch thì nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh xác định là phải bảo đảm GTVT tốt. Nghị quyết đặc biệt của Ban chấp hành Tỉnh uỷ họp tháng 3-1966 ghi rõ: “Bất kỳ tình huống nào xảy ra, dù phải trả với bất kỳ giá nào kể cả phải hy sinh xương máu, Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta cũng phải bảo đảm kế hoạch giao thông vận tải” [1; tr.200]. Phương châm đề ra để thực hiện nhiệm vụ là:
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành trong tỉnh đều có nhiệm vụ bảo đảm giao thơng vận tải.
- Đảng lãnh đạo giao thông vận tải, ngành giao thơng là then chốt, Đồn Thanh niên làm nòng cốt.