Trong thời bình và thời chiến ln xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, luôn củng cố và phát triển hệ thống giao thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 112 - 116)

trọng của cơ sở hạ tầng, luôn củng cố và phát triển hệ thống giao thơng vận tải có đủ khả năng phục vụ xây dựng kinh tế và quốc phòng.

Trong xây dựng kinh tế và củng cố thế trận quốc phòng, GTVT giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Giao thơng và vận tải có quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. Mục đích của bảo đảm giao thơng là vận tải, kết quả của vận tải là một trong những mục đích của bảo đảm giao thơng nhưng đồng thời cũng phản ánh tính độc lập của mỗi ngành. Giao thơng thông suốt nhưng việc tổ chức vận tải không kịp thời sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, giao thơng phải thơng suốt, vận tải phải đạt được kế hoạch và kế hoạch đó nhất thiết phát huy được tác dụng kịp thời cho u cầu và mục tiêu chung thì đó mới chính là kết quả của giao thơng. Để thực hiện yêu cầu của công tác bảo đảm GTVT, trước hết ta phải tích cực cải thiện thế trận, phát huy tốt các tuyến đường giao thơng, các hình thức vận tải, lấy vận tải đường bộ và cơ giới làm nòng cốt, phát huy sức mạnh của Nhà nước, tập thể và toàn dân giữ vững mạch máu giao thơng thơng suốt trong mọi tình huống.

Giao thơng vận tải có quan hệ mật thiết với quốc phòng và củng cố GTVT được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm số một trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Với những yếu tố “thiên hiểm” do vị trí, điều kiện tự nhiên mang lại, địa bàn Khu 4 thuận cho việc xây dựng thế trận phòng thủ chống ngoại xâm. Nhưng mặt trái của địa hình nơi đây là lắm núi, nhiều sơng;

đặc biệt có những dãy núi chắn ngang tạo nên thế chia cắt mạnh; địa hình dốc lại hẹp chiều ngang (có chỗ chưa đầy 50km) nên khi bị kẻ địch đánh phá, ngăn chặn quyết liệt, GTVT gặp rất nhiều khó khăn, đó là chưa kể đến những khó khăn về khí hậu, thời tiết nắng lắm, mưa nhiều và các trận bão lớn hàng năm…

Tranh thủ thời gian hịa bình ngắn ngủi giữa hai cuộc kháng chiến (1955- 1964) chúng ta đã củng cố, nâng cấp các trục đường quan trọng để phục vụ xây dựng kinh tế và chuẩn bị đối phó với tình hình cả nước có chiến tranh. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế. Ngay như ở Hà Tĩnh, trước năm 1965, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công nhân chưa được phát triển, hệ thống giao thơng cịn bộc lộ nhiều nhược điểm như ở thế độc tuyến, chất lượng đường sá, cầu cống thấp, không đáp ứng được yêu cầu vận tải và bảo đảm giao thơng trong các tình huống.v.v. Do vậy, khi đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, yêu cầu phát triển thế trận cầu đường ở địa bàn Khu 4 và Hà Tĩnh trở nên vô cùng cấp bách. Tư tưởng chỉ đạo của chúng ta là từng bước khắc phục tiến tới chấm dứt thế độc tuyến. Ngoài đường số 1, ta đã từng bước củng cố, nâng cấp đường chiến lược 15, đường 21, 22; mở thêm nhiều tuyến mới như đường 20, 10, 16, 18, phát triển đường liên huyện, liên xã; mở đường vòng, đường tránh ở các trọng điểm; làm thêm cầu phao, phà dự bị, nghi binh… Mặc dù vậy, do quốc lộ 1 và đường 15 nhiều đoạn quá gần nhau, khi địch đánh phá mạnh dễ tạo nên những “túi bom”, “chảo lửa” mà Ngã ba Đồng Lộc là một điển hình.

Tại Đồng Lộc thời kỳ “ném bom hạn chế”, Đảng bộ Hà Tĩnh đã quyết tâm cao, tập trung mọi lực lượng, mọi nguồn lực để từng bước cải thiện thế trận giao thông, giải tỏa điểm chốt. Các tuyến đường tránh Truông Kén - Đồng Liên (5.1968), đường tránh Bãi Dịa (6.1968) nhanh chóng được hồn thành đã góp phần giải tỏa giao thơng qua trọng điểm. Nhưng cả hai tuyến đường này cách Ngã ba Đồng Lộc không xa nên tiếp tục bị không quân địch

đánh phá nặng nề, hiệu quả phát huy bị hạn chế. Chỉ đến khi tuyến đường tránh 70A và 70B được gấp rút hoàn thành vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 thì thế trận giao thơng ở Đồng Lộc mới được cải thiện về cơ bản, đáp ứng nhu cầu vận tải cho các hướng chiến trường. Việc hoàn thành hai tuyến đường này là chậm so với yêu cầu.

Từ đó, bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra ở đây là:

Thứ nhất, muốn cải thiện thế trận giao thơng liên hồn, vững chắc, trước

hết phải củng cố và xây dựng ngay từ trong thời bình. Cơng tác xây dựng hệ thống giao thông phải luôn đi trước một bước và phải chuẩn bị chu đáo theo hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức nghiên cứu nắm chắc tình hình địch, địa

hình, thời tiết để kịp thời có những biện pháp dự phịng, chủ động đối phó thắng lợi trong mọi tình huống.

Thực tế diễn biến trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại cho thấy, chúng ta đi từ “thông” đến “tắc” rồi từ “tắc” đến “thông” và vấn đề đáng lưu ý là: có thời điểm chúng ta bị bất ngờ trước âm mưu, thủ đoạn mới của địch, trước những khó khăn về điều kiện địa hình, khí hậu chứ khơng phải chúng ta thiếu lực lượng bảo đảm. Nếu ta phát hiện sớm những âm mưu, thủ đoạn đó, có chủ trương và biện pháp tích cực, chủ động đi trước một bước thì với lực lượng bảo đảm hiện có chúng ta hồn tồn có khả năng khắc phục kịp thời trong mọi tình huống. Kết quả của cơng tác bảo đảm GTVT thời chiến vừa phải dựa vào kết quả cơng việc chuẩn bị từ thời bình vừa phải dựa vào sự nỗ lực chủ quan, nhanh nhạy của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thì mới kịp thời huy động và tổ chức lực luợng cho đảm bảo giao thơng thời chiến. Muốn thắng địch phải có giao thơng; giao thơng là một yếu tố góp phần quyết định thắng lợi của cục diện chiến tranh.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đặt ra vấn đề bảo đảm GTVT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay là: Phải luôn luôn nắm vững tư tưởng chỉ đạo, tích cực chủ động, đi trước một bước, tranh thủ điều kiện hòa bình để ra sức phát triển hệ thống giao thông rộng khắp, đặc biệt cần coi trọng phát triển hệ thống giao thông đường bộ một cách đa dạng. Nắm vững quan điểm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng và quốc phòng gắn với kinh tế. 10 năm xây dựng trước khi xảy ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất cho thấy, nhờ xây dựng được hệ thống đường 15 với ý thức là đường chiến lược nên khi Mỹ gây chiến tranh phong tỏa ở cường độ cao, hệ thống GTVT ở Khu 4 khơng hồn tồn bị “tắc” như ý đồ của chúng mà ngược lại, chính hệ thống đường 15 sau khi được củng cố, nâng cấp đã phát huy tác dụng to lớn. Tuy nhiên, do cấu tạo địa hình, đường 15 trong kháng chiến chống Mỹ ở hầu hết những chỗ “eo” của “cán xoong” gần như song song với đường số 1 dễ bị không quân địch phong tỏa (nằm trong vòng lượn của máy bay Mỹ). Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phát triển đường Trường Sơn hiện nay ở địa bàn Khu 4 phải chú ý phát triển các đường vịng, đường tránh trọng điểm, khơng chỉ đơn tuyến mà phải đa tuyến. Có như vậy trong tương lai nếu có chiến tranh mới giải quyết được vấn đề bảo đảm GTVT đa dạng, phong phú, kịp thời. Tất cả những vấn đề đó phải được chuẩn bị ngay từ bây giờ, trong quá trình xây dựng kinh tế, phát triển hệ thống GTVT. Chủ trương của ta cịn phải tính đến chiến tranh hiện đại, sự hủy diệt sẽ lớn hơn nhiều so với các cuộc chiến tranh xâm lược vừa qua để xây dựng phương án dự phòng vật liệu, xác định nguồn dự trữ, cung cấp vật liệu cho các vùng giao thơng xung yếu.

Ngồi việc khắc phục thế độc đạo trong xây dựng thế trận cầu đường thì một vấn đề có tính ngun tắc đặt ra là cần phải tránh mở đường qua nơi sình lầy, ruộng nước, thường dễ ngập khi lũ lụt, đặc biệt nếu bị địch đánh phá sẽ

rất khó khắc phục. Hậu quả hủy hoại của bom đạn ở những quãng đường thấp là rất lớn. Việc khắc phục hậu quả một quả bom rơi trúng đường nơi đó bằng mấy chục quả ở địa hình đường núi, đồi. Vì vậy, nếu khơng có gì trở ngại, ta nên mở đường qua vùng trung châu, bán sơn địa.

Bên cạnh đó, chúng ta cần hết sức coi trọng phát triển hệ thống giao thông nông thôn rộng khắp, liên thôn, liên xã, liên huyện, bảo đảm cho xe ô tô và các phương tiện vận tải cải tiến có năng suất cao đi lại dễ dàng; khơi sâu và mở rộng những lịng sơng bị sa bồi, nông, hẹp, vừa phục vụ phát triển kinh tế vùng, khu vực, vừa chuẩn bị các phương án huy động lực lượng, phương tiện vận tải quốc phòng bảo đảm khi có chiến tranh. Với địa hình và khả năng hiện tại của đất nước cũng như các địa phương ở Khu 4 thì phát triển đa dạng mạng lưới GTVT là địi hỏi tất yếu, nhưng hệ thống giao thơng đường bộ và phương tiện vận tải đường bộ vẫn là chủ yếu nhất; do đó, phải khơng ngừng nâng cao trình độ bảo đảm GTVT cơ giới một cách vững chắc. Để làm được việc này giữa Trung ương với địa phương, giữa Bộ Quốc phòng với Ngành GTVT cần có những quyết định về việc phân công, tổ chức, bảo đảm phát triển kinh tế, phát triển GTVT phải gắn chặt với những yêu cầu quốc phòng, lợi ích kinh tế với lợi ích quốc phịng trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 112 - 116)