Tư liệu dẫn theo: Bùi Đức Hạnh (Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Can Lộc), Đóng góp của nhân dân Can Lộc trong công tác đảm bảo GTVT ở Ngã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 82 - 85)

. Từ tháng 6 đến tháng 10-1968, Trung đoàn 210 có 122 đồng chí hy sinh, 259 bị thương, 361 người bỏ ngũ Trong số 6 đại đội trưởng có 5 người hy sinh [Dẫn theo: Lịch

19. Tư liệu dẫn theo: Bùi Đức Hạnh (Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Can Lộc), Đóng góp của nhân dân Can Lộc trong công tác đảm bảo GTVT ở Ngã

huyện Can Lộc), Đóng góp của nhân dân Can Lộc trong công tác đảm bảo GTVT ở Ngã

*

Trên mặt trận bảo đảm GTVT, có một câu hỏi lớn đặt ra cho các lực lượng làm nhiệm vụ tại Ngã ba Đồng Lộc là làm sao khắc phục được thế độc tuyến? Trong điều kiện địa hình nơi đây là đồi trọc xen lẫn ruộng lầy và hơn nữa khi mùa mưa đến, việc khắc phục, bảo đảm GTVT sẽ gặp vơ vàn khó khăn?

Để giải phóng đường, thông xe và phá thế độc tuyến, Tỉnh uỷ, Ban bảo đảm GTVT tỉnh Hà Tĩnh và Ban chỉ huy giải toả điểm chốt Đồng Lộc đã tăng cường tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo, một mặt giữ vững mạch máu giao thông qua Đồng Lộc, mặt khác khẩn trương mở các tuyến đường tránh, đường xế.

Ngày 27-5-1968, Đại đội TNXP 551, đội cơ giới thi công và Tổ máy gạt I bắt đầu triển khai việc mở đường tránh Truông Kén - Đồng Liên nối từ Ngã ba Khiêm Ích qua xóm Đại Đồng (xã Đồng Lộc) vượt dãy núi Truông Kén ra đường 15 đi Hương Khê.

Để làm con đường này, tỉnh đã huy động sự ủng hộ tích cực của nhân dân xã Đồng Lộc; hơn 300 nhà phải dời làng để lấy đất làm đường và đóng góp hàng ngàn ngày cơng, hàng trăm mét khối đất đá phục vụ thi công. Chỉ sau ba ngày, ba đêm tranh thủ khẩn trương khi địch chưa phát hiện ta mở đường, tuyến đường tránh Truông Kén - Đồng Liên dài 3km được khai thơng, góp phần củng cố thế trận vận tải ở Ngã ba Đồng Lộc.

Những khó khăn do địch đánh phá ngăn chặn là rất lớn, song các lực lượng bảo đảm giao thông tại đây cịn phải đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Bước vào tháng 6 mùa mưa lầy lội, tuyến đường Trng Kén gặp khó khăn, xe lại bị tắc nghẽn. Một sáng kiến được đề xuất và áp dụng, đó là

dùng máy gạt C100 kéo xe qua vùng lầy lội này. Dưới làn bom đạn địch, 110 xe chở hàng quân sự đã vượt trọng điểm an toàn.

Ở vùng trũng Đồng Lộc khi mưa xuống, nước từ các triền đồi dồn xuống lòng đường tạo nên những cơn lũ cuốn hung hãn. Khi đã ngừng mưa thì tuyến đường qua Ngã ba cũng bị biến thành những suối bùn, làm cho việc khắc phục trỏ nên khó khăn, vất vả hơn lúc nào. Trước tình thế đó, đầu tháng 6 năm 1968 Tỉnh uỷ và Ban chỉ đạo bảo đảm GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc đã huy động lực lượng mở đường tránh Bãi Dịa dài 1km. Đây là con đường chính vận chuyển đất đá dự trữ và ứng cứu mặt đường sau mỗi trận đánh phá của địch, đặc biệt là phục vụ công tác chống lầy. Sau hai ngày thi công, đường Bãi Dịa được hoàn thành.

Lợi dụng mùa mưa lũ, sang tháng 8-1968, địch thay đổi thủ đoạn hoạt động. Đồng thời với việc đánh phá các trọng điểm, chúng còn đánh phá các đoạn đường hiểm yếu khó có điều kiện sửa chữa hoặc làm đường vịng tránh. Ngoài việc dùng bom phá, bom bi với khối lượng lớn làm sụt lở hàng vạn mét khối đất đá gây tắc nghẽn giao thơng, chúng cịn sử dụng bom từ trường, bom nổ chậm, mìn lá, mìn vướng để ngăn chặn và sát thương các lực lượng khắc phục hậu quả.

Chính vì vậy, từ cuối tháng 7 đến trung tuần tháng 8, giao thông trên tuyến Ngã ba Đồng Lộc bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Nhiều cán bộ, chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong, lái xe đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ...

Nhằm chống trả với các đợt đánh phá mới của địch, sau một thời gian được củng cố đội hình, bổ sung quân số của tỉnh Hà Tĩnh, Trung đoàn pháo cao xạ 210 đã quyết tâm bám trụ trọng điểm, kiên quyết đánh địch góp phần bảo đảm thơng đường, thơng tuyến. Theo sự điều động của Bộ tư lệnh Tiền phương, 3 đại đội pháo 57 mm của Trung đoàn làm nhiệm vụ ở Trung Lộc;

Tiểu đoàn 22 ở Linh Cảm; Tiểu đoàn 24 ở Khe Giao; Tiểu đoàn 66 ở cầu Tối20

. Máy bay địch vẫn liên tục đánh phá giao thông và các trận địa pháo, trong đó có trận chúng sử dụng 13 chiếc cùng lúc đánh vào lực lượng phịng khơng. Với quyết tâm chiến đấu cao, các đơn vị Trung đoàn 210 đã hiệp đồng chặt chẽ, đánh địch mãnh liệt, bắn cháy một chiếc máy bay A-4 và một chiếc A-6, buộc địch phải giãn ra đánh phá các điểm xung quanh Đồng Lộc. Phối hợp với bộ đội phịng khơng, các đơn vị công binh, công an giao thông, TNXP và dân quân tự vệ tiếp tục phát huy tinh thần tiến công trên mặt trận GTVT “khó khăn khơng sờn, hy sinh chẳng quản”… Do vậy, giữa tháng 8

một lần nữa lực lượng ta đã giải toả được giao thông ở Ngã ba Đồng Lộc. Mùa mưa năm 1968 ở miền Tây Trường Sơn lại kéo dài với mức độ lớn hơn mọi năm. Vào những ngày cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 mưa to kéo dài, nước lũ dâng lên làm ngập lụt các ngầm qua suối, phá vỡ những đoạn đường mới đắp. Một số tuyến đường do bị bom đạn địch cày xới, xe qua lại nhiều trở nên lầy lội, có những đoạn gần như trở thành ruộng lầy, gây khó khăn rất lớn cho việc khắc phục, ứng cứu.

Trong khi đó, khơng qn Mỹ vẫn đánh phá với mức độ huỷ diệt. Nếu từ tháng 4 đến tháng 8, Ngã ba Đồng Lộc phải hứng chịu một khối lượng bom đạn bằng cả số bom đạn địch ném xuống tồn tỉnh Hà Tĩnh năm 1967 thì chỉ tính từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10, số lượng bom đạn chúng đổ xuống nơi đây gấp hai lần. Các đoạn đường giao thông bị băm nát, tuyến trục chính qua Ngã ba lại rơi vào thế độc tuyến.

Trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm: “Bất kỳ trong tình huống nào cũng nhanh chóng đưa hàng ra phía trước”. Qn triệt

20

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 82 - 85)