Chiến dịch Tết Quang Trung còn được tổ chức vào dịp Tết các năm 1967, 1968 và đạt hiệu quả cao trong công tác vận tải, kịp thời chi viện cho các chiến trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 27 - 32)

vận chuyển hàng lên tuyến trước cũng như cơ động lực lượng trên địa bàn. Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ phải chạy qua nhiều vùng thấp dễ bị ngập lụt, hệ thống cầu cống chất lượng thấp, chóng hỏng. Sơng nhiều nhưng bến phà, bến vượt q ít, khơng đáp ứng u cầu. Lực lượng bảo vệ giao thông mỏng, khi địch đánh phá hàng loạt, hệ thống cầu đường hư hỏng, đường sắt ngừng vận chuyển, đường 1A đoạn qua Hà Tĩnh bị tắc nghẽn trong 2 tháng (tháng 4 đến tháng 6-1965). Việc hiệp đồng chỉ huy giữa các lực lượng trong và ngoài quân đội chưa thống nhất chặt chẽ. Ở chừng mực nhất định, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 lúc đầu cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo đảm GTVT, có tư tưởng cho đó là nhiệm vụ của cơ quan giao thông địa phương nên chưa tập trung hết khả năng của mình vào nhiệm vụ này.

Đầu năm 1966, Quân khu ủy Quân khu 4 họp ra nghị quyết chuyên đề về bảo đảm GTVT. Nghị quyết yêu cầu cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các tỉnh Khu 4 cần quán triệt sâu sắc hơn nữa tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 và quyết tâm của Đảng là động viên và tập trung cao độ lực lượng để giành thắng lợi quyết định trên mặt trận GTVT, trong đó nêu rõ: Phát huy đầy đủ trách nhiệm và chức năng của mọi đơn vị, mọi ngành, mọi người, mọi địa phương trong công tác bảo đảm GTVT; Chấn chỉnh lại công tác vận tải ở các cầu phà, tổ chức tốt hơn thông tin liên lạc ở các tuyến, các chốt trọng điểm, các bến phà; chấn chỉnh và kiện toàn bộ máy chỉ huy GTVT trên toàn tuyến; cần rút kinh nghiệm tăng cường kiểm tra, chuẩn bị kế hoạch bảo đảm GTVT trong mùa mưa; đẩy nhanh hơn nữa phong trào nhân dân trồng cây ngụy trang dọc đường giao thông.v.v.

Nghị quyết cũng chỉ rõ những khuyết điểm cần khắc phục như nhiệm vụ thì nặng nề, phạm vi hoạt động rộng, lực lượng bảo đảm giao thông lớn nhưng tổ chức chưa thích hợp, việc chuẩn bị vật tư, phương tiện dự trữ, công tác khai thác đường bộ, đường sắt, đường sông, làm thêm đường tránh, bến phà dự bị

tuy có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu thì chưa được bao nhiêu. Tình trạng để hư hỏng, mất mát phương tiện, khí tài, vật chất, làm ẩu cịn phổ biến, có hiện tượng nghiêm trọng…

Thực hiện nghị quyết Quân khu ủy, trung tuần tháng 5-1966, Bộ Tư lệnh Quân khu đã triệu tập hội nghị liên tịch với các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh bàn chuyên đề bảo đảm GTVT quân sự thời chiến. Tham gia và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Tường Lân - Thứ trưởng Bộ GTVT. Hội nghị khẳng định quyết tâm : bằng bất cứ giá nào, lực lượng và phương tiện của Bộ cùng với nhân dân Khu 4 sẽ giữ vững mạch máu giao thông đưa hàng lên phía trước. Về phương châm, phương pháp tiến hành, Hội nghị nêu rõ:

- Dựa vào nhân dân, động viên nhân dân tham gia vào công tác bảo đảm GTVT, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, dám nghĩ, dám làm. Tập trung phương tiện, ngun liệu sẵn có tại chỗ là chính, tận dụng và phát huy những kinh nghiệm hay, kết hợp hiện đại - cơ giới với thô sơ.

- Làm nhiều đường song song và xen kẽ, xây dựng mạng lưới đường ơ tơ hình bậc thang, hình bàn cờ, địch đánh hỏng đường này, xe chạy đường khác. Mỗi bến vượt sơng có hai đến ba bãi, mỗi bến bãi có nhiều phương tiện vượt sơng.

- Trên mọi hướng phải phát huy tất cả các phương tiện vận tải ô tô, chốt từng cung đoạn, đặc biệt chú trọng phát triển vận tải đường sơng, kiên trì giữ vững vận tải đường goòng, tận dụng đường biển, phát triển cơ giới đồng thời tích cực sử dụng phương tiện thơ sơ.

- Phịng tránh tốt địch đánh phá, kết hợp các biện pháp phân tán mọi cơng sự, ngụy trang, bí mật bất ngờ, triệt để lợi dụng thời tiết: trời tối xe chạy không đèn hoặc “đèn rùa”, trời nhiều mây xe chạy ban ngày và chạy lấn chuyến, trời mưa coi như ngừng bắn, chạy cả ngày lẫn đêm.

- Tổ chức hàng chục trạm gác của dân quân tại các bến phà, cửa lạch ven sông, các trọng điểm… hàng ngày bám sát 24/ 24 giờ để theo dõi số lượng bom, điểm bom rơi đánh dấu trên bản đồ và trên thực địa, kịp thời xử lý thông tuyến trong đêm.

Kết thúc hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ GTVT nêu lên tư tưởng chỉ đạo của Bộ được đúc kết trong 6 chữ “Địch đánh - ta sửa - ta đi” [6; tr.296- 297-298].

Triển khai nội dung hội nghị liên tịch và thực hiện Điện mật của Ban Bí thư Trung ương Đảng (số 283 ngày 29 - 10 -1965) về tập trung chỉ đạo, đảm bảo GTVT, Quân khu và các tỉnh thống nhất chủ trương và triển khai các biện pháp cụ thể, tạo sự chuyển biến tốt trong công tác GTVT. Lực lượng công binh nhân dân lấy công binh làm nịng cốt tích cực khắc phục đường sá bị địch đánh phá hư hỏng. Lực lượng vận tải gồm ba thứ quân: GTVT chuyên nghiệp, công binh Quân khu, tỉnh; từng huyện tổ chức các đội chuyên trách bảo đảm giao thông của huyện, các xã dọc trục đường tổ chức các đội dân quân công binh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã tiến hành khẩn trương việc tổ chức cho các công ty 2, 3, 4, 8 và các đơn vị cơng trình với tổng biên chế 12.665 người đảm nhiệm việc làm mới, sửa chữa đường các tuyến đường 1, 15, 7, 21, 22; thành lập các trung đồn cơng - pháo phụ trách các tuyến đường 12, 15 phía Tây Quảng Bình. Tổ chức thêm 2 tiểu đồn và 26 đại đội cơng binh cho các tỉnh với quân số 4000 người. Tỉnh đội các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh xây dựng được 182 tổ dân quân công binh với 2.580 người. Về lực lượng đường sơng, ở Nghệ An có đồn 7 với 108 người, Hà Tĩnh có đồn 8 với 280 người. Quảng Bình tổ chức đội xung kích bảo đảm giao thơng từng xã gồm thanh niên và dân quân tự vệ. Thanh Hóa tổ chức thêm 4 đại đội cơng binh, tiếp nhận thêm 1 tiểu đồn của tỉnh Hịa Bình, huy động 750 xe đạp thồ, 680 thuyền các loại và 3.450 thủy thủ tổ chức thành các đơn vị chuyên chở hàng quân sự, chuyển

thương binh. Các cơ sở sản xuất phao, phà được mở rộng về quy mô và năng lực sản xuất.v.v.

Tại các bến vượt và những trọng điểm bị địch đánh phá, các trạm điều chỉnh xe được củng cố, tăng cường nhằm khắc phục tình trạng ùn xe, tắc đường hoặc bị bom địch phá hỏng do thiếu thông tin.

Các địa phương tổ chức thêm các trạm quan sát, báo động ban đêm, hướng dẫn xe vào các nơi cất giấu. Dọc các tuyến đường, nhân dân trồng cây ngụy trang, làm cọc tiêu, qt vơi các thân cây cịn lại. Kỹ thuật và kỷ luật chạy xe bằng đèn gầm, kỷ luật sử dụng ánh sáng, lửa trong mọi sinh hoạt ban đêm được quy định và kiểm tra nghiêm ngặt…[6; tr.299-300].

Vì cả nước và với cả nước, bằng nhiều chủ trương và biện pháp kịp thời, những năm tháng đầu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân và dân Khu 4 đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh với quyết tâm “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, quyết giữ vững mạch máu giao thông cho những chuyến hàng ra mặt trận. Tiêu biểu cho tinh thần ấy là Đảng ủy và nhân dân xã Võ Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) tự nguyện tháo dỡ nhà, đóng góp mọi ngun vật liệu có thể để cứu đồn xe vận tải bị lầy lún trước khi trời sáng; là nhân dân xã Hải Lĩnh tự vác đá chuẩn bị xây nhà đem lấp hố bom và lát đường, từ đây, phong trào “Hòn đá chống Mỹ” được phát động sơi nổi trong tồn tỉnh và Khu 4.v.v. Chính bởi những hy sinh đó đến cuối năm 1965 tình hình GTVT trên địa bàn Khu 4 được cải thiện, đi vào thế ổn định. Các bến sông, bến phà, cầu hư hỏng được khắc phục thành ngầm hoặc phà, các bến lớn có đường vịng tránh và dự bị, các tuyến đường 1,7 12, 15 đều thông suốt, vận tải đường sắt bằng xe gng được duy trì hoạt động liên tục trên tồn tuyến.

Trước những thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mỹ vào tham chiến trên chiến trường miền Nam mà không đạt được

ý đồ, đế quốc Mỹ càng đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Đối với Khu 4, không quân - hải quân Mỹ dùng nhiều thủ đoạn thâm hiểm với đủ loại bom đạn, khí tài tối tân, hiện đại. Tồn Khu 4 bước vào chế độ thời chiến với sự phân vùng rõ rệt, có những vùng tạm chiếm ở bắc Quảng Trị và cả những vùng tự do (Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An). Thời gian này Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị được thành lập (tháng 6-1966). Tất cả mọi hoạt động của Khu 4 đều nhằm giải quyết hai vấn đề chủ yếu:

“1. Tập trung mọi khả năng bảo đảm đầy đủ mọi nhu cầu của tiền phương và quyết giành cho được thắng lợi to lớn ở đó.

2. Xây dựng, bảo vệ hậu phương chống chiến tranh phá hoại cho tốt, chuẩn bị tốt việc chống “chiến tranh cục bộ” mở rộng ra phạm vi quân khu. Nhiệm vụ nổi bật của quân khu là tập trung mọi khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tác chiến ở mặt trận Quảng Trị”4

.

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra, trên mặt trận bảo đảm GTVT được tăng cường lực lượng và huy động cao độ sự đóng góp của nhân dân các địa phương. Khắp 26 bến vượt lớn và khắp nơi trên các tuyến giao thông, lực lượng công binh ba thứ quân cùng với thanh niên xung phong ngày đêm đối đầu với gian khổ, hiểm nguy, thực hiện: “Sống bám trụ cầu đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Tăng từng tấn, lấn từng chuyến”. Trên

mặt trận bảo đảm GTVT đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như: đội cầu phà 3 - 4 bến phà Ghép (Thanh Hoá) với nhiều cá nhân dũng cảm và mưu trí, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước: Đó là anh hùng liệt sỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 27 - 32)