. Từ tháng 6 đến tháng 10-1968, Trung đoàn 210 có 122 đồng chí hy sinh, 259 bị thương, 361 người bỏ ngũ Trong số 6 đại đội trưởng có 5 người hy sinh [Dẫn theo: Lịch
17. Dẫn theo: Nguyễn Xuân Bách, Bệnh viện tiền phương phía sau Đồng Lộc, (bài viết
tham dự Hội thảo 40 năm chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc do Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tổ chức, tháng 7 - 2008).
Trong điều kiện chiến tranh, trang thiết bị thiếu thốn, thuốc men khan hiếm, đặc biệt là máu để tiếp cho thương binh khơng đủ. Có những lúc cả bệnh viện khơng cịn máu dự trữ, phải huy động toàn bộ y, bác sỹ, hộ lý và cả những người dân trong làng hiến máu. Bên cạnh đó cịn là sự khan hiếm về nguồn nước. Bệnh viện nằm trên khu đồi cao, một số giếng đào trong nhà dân khô cạn, kênh đào dẫn nước từ trạm bơm Linh Cảm về Đức Thọ về bị bom Mỹ chặn dòng làm cho cả vùng thiếu nước nghiêm trọng. Toàn bộ cán bộ, nhân viên và nhân dân trong làng hàng ngày phải đi tìm những con ngịi, khơi từng lạch nước, đào sâu các lòng giếng và phải lên tận các đập nước cách đó chừng 3 - 4km để lấy từng thùng nước về phục vụ thương bệnh binh. Cuộc sống và chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, các bác sỹ, y tá, hộ lý ở đây phải giành giật từng giây từng phút với quân thù để mang lại sự sống cho bộ đội và nhân dân, song khơng một ai nản chí. Họ vẫn đến từng lán trại động viên người bệnh, tổ chức những đêm giao lưu văn nghệ để động viên tinh thần các thương bệnh binh. Trong những ngày hè rực lửa đó, Bệnh viện tiền phương tại Vĩnh Lộc đã cứu chữa, mang lại sự sống cho hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân, góp phần không nhỏ làm nên một huyền thoại Đồng Lộc.
Trên mặt trận GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh nói chung, ở Ngã ba Đồng Lộc nói riêng, chúng ta khơng thể khơng nhắc đến sự tham gia đóng góp to lớn, rộng rãi của lực lượng dân quân tự vệ các xã và nhân dân Can Lộc. Mỗi đoạn đường, mỗi khúc sông, bến phà đến từng chiếc cầu và trong mỗi đồn xe đều có sự đóng góp của các tổ, đội dân quân và nhân dân thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi. Tại Đồng Lộc, từ cuối tháng 3-1968, lực lượng dân quân tự vệ được triển khai đồng bộ, kịp thời tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Lực lượng này tham gia tích cực trong việc tổ chức phịng tránh, sơ tán bảo vệ người, bảo vệ phương tiện GTVT, bảo vệ hàng hoá và hỗ trợ, khắc phục nhanh hậu
quả do địch gây ra trên mặt đường, cầu cống. Dân quân tự vệ là lực lượng nịng cốt trong cơng tác vận động, tổ chức nhân dân tham gia bảo đảm GTVT. Phương châm tác chiến đưa ra: Điểm có thể tắc nhưng diện ln luôn thông suốt đã được thực hiện. Cơ quan quân sự huyện Can Lộc đã bám sát các xã trên tuyến quốc lộ 15 chỉ đạo các đội trực chiến của dân quân sử dụng súng 12,7 mm tổ chức thành các cụm chiến đấu phối hợp với các trận địa pháo cao xạ chủ lực trực chiến ngày đêm để bắn máy bay bay thấp. Lưới lửa tầng thấp của dân quân tự vệ Can Lộc đã buộc máy bay Mỹ phải bay cao lại bị cao xạ đánh cấp tập buộc chúng phải vội vã cắt bom, phóng tên lửa nên độ tản mát cao, xác suất trúng mặt đường thấp.
Phối hợp với lực lượng dân quân, nhân dân các xã Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Trung Lộc, Thượng Lộc, Xuân Lộc... đã đóng góp hàng ngàn ngày cơng giúp Trung đồn cao xạ 210 và Tiểu đồn 8 đào đắp cơng sự pháo ở các trận địa chính, làm trận địa giả, trận địa dự phịng ở hơn 30 địa điểm để nguỵ trang, di chuyển. Nhân dân ở đây sẵn sàng cung cấp đầy đủ lá ngụy trang, giẻ lau pháo, tổ chức lực lượng tiếp đạn. Mỗi khi trận địa pháo chưa tan khói bom, các mẹ, các chị đã có mặt kịp thời thăm hỏi, động viên các pháo thủ và tham gia cứu chữa, chăm sóc thương binh.
Tại xã Vĩnh Lộc, khi bệnh viện tiền phương phía sau Đồng Lộc khơng còn đủ chỗ, người dân ở đây đã nhường nhà, nhường giường nằm để đón thương binh về chăm sóc, ni dưỡng. Hội mẹ chiến sỹ, các chị em phụ nữ đi gom từng quả cam, quả chuối, quả chanh đưa đến cho các anh, bón từng thìa cháo cho các thương binh nặng. Có hàng trăm, hàng ngàn thương binh đã được điều trị, chăm sóc trong tình cảm yêu thương, đùm bọc của nhân dân Can Lộc. Có người ở năm - ba ngày rồi hành quân vào chiến trường. Có người nằm vài tuần, vài tháng rồi phải chuyển về tuyến sau.v.v. Các anh đều được nhân dân nhường từng củ khoai, từng hạt gạo đến bát canh chua, từng
gầu nước cuối cùng nơi vùng đồi những ngày nắng lửa... Nghĩa tình cao cả của người dân Can Lộc đã tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho những đoàn quân trước giờ xung trận. Và cũng tại nơi đây, biết bao người con từ nhiều vùng quê đã ngã xuống, thi thể của các anh, các chị được nhân dân chơn cất và mai táng chu đáo, chăm sóc phần mộ cho mãi đến sau này; những di vật
thiêng liêng của họ còn được dân làng lưu giữ để trao trả cho gia đình, đơn vị. Ở huyện Can Lộc thời kỳ này, hầu như trong mỗi gia đình đều dự trữ vật
liệu dự phòng để tham gia ứng cứu giao thông như đất đá, cành cây, phên tre...Trong mỗi xóm thơn tổ chức từ một đến ba đội ứng trực giao thông sẵn sàng lên mặt đường ngay khi ngớt tiếng bom rơi. Từ gương sáng cụ Nguyễn Năm, một thương binh trong kháng chiến chống Pháp tự nguyện dỡ nhà mình ra lát đường cho xe qua, hàng chục gia đình ở xã Đồng Lộc đã tháo dỡ cả giường, tủ, phản nằm và cả nhà mình để lấy vật liệu chống lầy, lót đường.
“Xe chưa qua nhà khơng tiếc. Đường không thông không tiếc máu xương”, “Nhường nhà để hàng, nhường làng để xe” - đó là những khẩu hiệu hành động của người dân Can Lộc. Nhân dân vui vẻ nhường nhà, nhường vườn cho các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông ăn ở, nghỉ ngơi và cất giấu phương tiện, hàng hóa.
Thủ đoạn đánh phá của máy bay Mỹ ngày càng tàn bạo, xảo quyệt. Ngồi việc đánh phá các mục tiêu giao thơng ở Ngã ba Đồng Lộc, chúng còn đánh phá các chân hàng, vào nơi chúng nghi ta cất giấu xe, kho tàng, nơi đóng quân của bộ đội, thanh niên xung phong. Vì vậy, tất cả các khu vực xung quanh Ngã ba Đồng Lộc đều bị đánh dồn dập với đủ loại bom đạn. Địch đánh và làm thiệt hại về người và của ở các xã: Đồng Lộc, Thượng Lộc, Mỹ Lộc, Trung Lộc, làm chết 336 người, bị thương 346 người, hủy diệt 3.738 ngôi nhà, 240 tấn lúa gạo, chết 420 trâu bị, phá hủy 500 mẫu ruộng18. Có những