Cơ cấu vốn tài liệu của TVQĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực tài liệu xám tại thư viện trung ương quân đội (Trang 39)

1.2.5. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin về tài liệu xám tại Thư viện

Ngƣời dùng tin (NDT) là một con ngƣời cụ thể trong xã hội, có nhu cầu tin và sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin.

Nhu cầu tin (NCT) là những đòi hỏi khách quan của con ngƣời đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của mình.

Nhu cầu tin và ngƣời dùng tin là hai yếu tố cơ bản giúp cho việc định hƣớng hoạt động của một cơ quan thông tin – thƣ viện. Do vậy, việc điều tra, xác định đúng các nhóm đối tƣợng NDT, đánh giá chính xác các NCT của họ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống thƣ viện nói chung và TVQĐ nói riêng, để từ đó có hƣớng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nguồn tài liệu xám tạo điều kiện cho việc tổ chức và cung cấp thông tin một cách khoa học, chính xác, đầy đủ và kịp thời với nhu cầu thông tin của NDT

35%

10% 25%

1.2.5.1. Đặc điểm người dùng tin

NDT là yếu tố cơ bản của hoạt động thông tin, vừa là khách hành của các hoạt động thông tin, đồng thời họ cũng là những ngƣời sản sinh ra thông tin mới.

Căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ và trình độ học vấn của NDT, có thể chia NDT của TVQĐ thành ba nhóm chính:

- Nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý - Nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

- Nhóm ngƣời dùng tin là nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên

Để tiến hành nghiên cứu về ngƣời dùng tin và nhu cầu tin, luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn, quan sát, thống kê yêu cầu tin và phân tích các dữ liệu đƣợc quản lý trên phần mềm Inforlib.

Nhƣ vậy, tùy tính chất công việc, mỗi nhóm NDT lại có nhu cầu về nguồn tài liệu xám khác nhau. Nắm bắt đƣợc quy mô mức độ nhu cầu tin của các nhóm NDT là cơ sở để phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn tài liệu xám của TVQĐ.

Nhu cầu tin của ba nhóm NDT này không hoàn toàn giống nhau về nội dung thông tin, mức độ chuyên sâu của thông tin, lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ thông tin,…

STT Nghề nghiệp Số phiếu Tỷ lệ %

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 8 10

2 Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 30 37.5

3 Nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên 42 52.5

Tổng 80 100.0

Cán bộ lãnh đạo, quản lý

Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên

Biểu đồ 1.2: Thành phần các đối tượng NDT tại TVQĐ

* Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Ngƣời dùng tin thuộc nhóm này gồm các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội. Nhóm này chiếm tỷ lệ không cao (10%) trong số NDT tại TVQĐ. Đặc thù của cán bộ quản lý là đƣa ra các quyết định, đặt ra mục tiêu, phƣơng hƣớng, đƣờng lối phát triển của cơ quan, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý thƣờng là những ngƣời có học hàm, học vị rất cao, họ vừa là ngƣời dùng tin đồng thời họ vừa là chủ thể sản xuất thông tin. Thông tin là công cụ giúp họ quản lý vì quản lý là quá trính biến đổi thông tin thành hành động. Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lý càng đạt kết quả cao. Các thông tin họ cần thƣờng là các báo cáo, các tài liệu có hàm lƣợng tri thức cao, chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn.

Ngoài công tác lãnh đạo quản lý, nhiều cán bộ quản lý còn tham gia công tác giảng dậy và nghiên cứu khoa học. Nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ lãnh đạo và quản lý thƣờng có rất ít thời gian đến khai thác tài liệu tại Thƣ viện do cƣờng độ hoạt động, làm việc rất cao.

52.5%

10%

* Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Những ngƣời làm công tác nghiên cứu, giảng dạy luôn phải tìm đến tri thức, khám phá và truyền đạt tri thức. Vì vậy họ ham học hỏi, tìm tòi những cái mới.

Nhóm ngƣời dùng tin này gồm những cán bộ nghiên cứu, những ngƣời đang tham gia các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, cấp Ngành. Đây là các cán bộ có chuyên môn cao, có học hàm, học vị cao nhƣ giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ, là giảng viên của các học viện, trƣờng đại học trong và ngoài quân đội. Đây là nhóm NDT có hoạt động thông tin năng động và tích cực nhất. Họ vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động thông tin. Họ là ngƣời khai thác mạnh nguồn lực thông tin nói chung và nguồn tài liệu xám nói riêng, đồng thời họ thƣờng xuyên tạo ra các tài liệu xám có hàm lƣợng tri thức rất cao nhƣ: hệ thống các bài giảng, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các đề xuất, các dự án, các đề tài,…

Vì tham gia giảng dạy nên họ phải thƣờng xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dậy, nghiên cứu. Do vậy, nhóm NDT này luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo và nguồn tài liệu xám

Nhóm ngƣời dùng tin này có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, có kỹ năng tìm kiếm và sử dụng tối đa các sản phẩm, dịch vụ thông tin thƣ viện.

Nhóm NDT này thƣờng có nhu cầu thông tin về các chuyên ngành thuộc chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy; các thông tin vừa mang tính lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn,…

* Nhóm người dùng tin là nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên

- Nghiên cứu sinh, học viên cao học:

Số lƣợng NDT thuộc nhóm này chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số ngƣời dùng tin của Thƣ viện. Đặc điểm của nhóm NDT này:

+ Là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, hƣớng nghiên cứu chuyên sâu, có khả năng sử dụng ngoại ngữ vào việc đọc dịch tài liệu nƣớc ngoài;

+ Thời gian sử dụng thƣ viện hạn chế do phần lớn là những ngƣời tham gia học tập tại trƣờng đồng thời vẫn phải đảm nhiệm công việc nơi công tác. Họ chỉ tới thƣ viện để sử dụng tài liệu vào thời điểm cần thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứ, viết luận án, luận văn tốt nghiệp, báo cáo khoa học;

+ Đây là những ngƣời đã tốt nghiệp đại học, họ có kỹ năng sử dụng thƣ viện, biết cách khai thác hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thông tin trong đó chủ yếu là tài liệu xám để phục vụ cho công việc nghiên cứu và học tập của mình;

Loại hình tài liệu mà nhóm NDT này quan tâm và sử dụng nhiều nhất là các luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Sinh viên:

Trong tất cả các nhóm NDT thì đối tƣợng NDT là sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là đối tƣợng NDT chủ yếu của Thƣ viện. Hiện nay, với việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học đòi hỏi sinh viên không còn học một cách thụ động nhƣ trƣớc mà phải có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài bằng cách tự học, tự nghiên cứu. Do vậy, nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú và đa dạng. Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết sinh viên dành nhiều thời gian lên thƣ viện để học tập và nghiên cứu.

Đặc điểm của nhóm NDT này:

+ Là những ngƣời có trình độ, một số có khả năng sử dụng tiếng Anh để đọc dịch tài liệu;

+ Có nhiều thời gian cho việc khai thác và sử dụng tài liệu;

+ Có những kỹ năng cơ bản tìm kiếm và khai thác nguồn lực thông tin của Thƣ viện.

Sinh viên là đối tƣợng có nhu cầu và tần suất sử dụng tài liệu nói chung và tài liệu xám nói riêng khá cao, đặc biệt vào thời gian ôn thi, làm báo cáo khoa học, làm tiểu luận, viết khóa luận tốt nghiệp. Các dạng tài liệu họ thƣờng sử dụng là luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học.

Dựa trên những đặc điểm riêng của từng nhóm NDT nhƣ trên, để làm tốt công tác phục vụ tài liệu xám, cần phải tiến hành xem xét, đánh giá nhu cầu tin của họ, trên cơ sở đó có biện pháp để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại TVQĐ

1.2.5.2. Đặc điểm nhu cầu về tài liệu xám

Để hiểu rõ đặc điểm nhu cầu về tài liệu xám của NDT tại TVQĐ, tác giả đã tiến hành cuộc điều tra xã hội học cho NDT của TVQĐ. Với số phiếu phát ra là 100 phiếu, thu về 80 phiếu hợp lệ. Tác giả đã thu đƣợc kết quả:

- Về mức độ nhu cầu về tài liệu xám:

Mức độ có nhu cầu “rất cần dùng” chiếm 42.5%, “cần dùng” chiếm 35%, “bình thƣờng” chiếm 12.5% và chỉ có 10% số ngƣời trả lời là “không cần”. (Xem bảng và biểu đồ 1.3)

STT Mức độ nhu cầu Số phiếu Tỷ lệ %

1 Rất cần 28 35

2 Cần 34 42.5

3 Bình thƣờng 10 12.5

4 Không cần 8 10

Tổng 80 100.0

Rất cần Cần

Bình thường Không cần

Biểu đồ 1.3: Mức độ nhu cầu sử dụng tài liệu xám

Qua các số liệu về mức độ cần thiết sử dụng tài liệu xám chúng ta thấy tỷ lệ rất cao số ngƣời có nhu cầu: “rất cần” và “cần” sử dụng tài liệu xám (77.5%). Nếu tính tổng cộng cả 03 mức độ: “rất cần”, “cần”, “bình thƣờng” chiếm tỷ lệ tới 90% và chỉ có 10% là không cần hoàn toàn.

- Về tần suất sử dụng tài liệu xám:

Tần suất sử dụng tài liệu xám đƣợc đánh giá ở 3 cấp độ: Thƣờng xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ. Bảng 1.4, phản ánh khái quát tần suất sử dụng tài liệu xám nhƣ sau:

STT Tần suất sử dụng Số phiếu Tỷ lệ %

1 Thƣờng xuyên 34 42.5

2 Thỉnh thoảng 42 52.5

3 Không bao giờ 4 5

Tổng 80 100.0

Bảng 1.4: Tần suất sử dụng tài liệu xám

35%

42.5% 10% 12.5%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Biểu đồ 1.4: Tần suất sử dụng tài liệu xám

Qua biểu đồ 1.4 cho thấy, số lƣợng ngƣời dùng tin sử dụng nguồn tài liệu xám rất cao (chiếm 95%), song đa số họ chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng chiếm tới 52.5%. Nhƣ vậy, mặc dù cần nguồn tài liệu xám nhƣng NDT không phải thƣờng xuyên sử dụng. Điều này đặt ra cho TVQĐ cần phải quan tâm đến công tác phổ biến và có biện pháp tổ chức phục vụ sao cho có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của ngƣời dùng tin.

- Về mục đích sử dụng tài liệu xám:

Ngƣời dùng tin của TVQĐ sử dụng tài liệu xám vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, NDT chủ yếu sử dụng tài liệu này vào mục đích “Nghiên cứu khoa học” (50%), “Viết luận án, luận văn, KLTN” (42.5%) và “Tự nâng cao trình độ học tập” (35%) (Xem bảng số liệu và biểu đồ 1.5). Điều này đƣợc lý giải là do đối tƣợng NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nghiên cứu sinh,học viên, sinh viên có số lƣợng đông đảo, họ có nhu cầu sử dụng dạng tài liệu này phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và học tập. Việc sử dụng tài liệu xám với mục đích để phục vụ cho công tác quản lý, lãnh đạo còn chiếm tỷ lệ thấp (12.5%). Còn lại chỉ có 5% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết sử dụng tài liệu xám cho mục đích khác.

52.5% 42.5%

80 phiếu = 100%

STT Mục đích sử dụng nguồn tài liệu xám

Số phiếu Tỷ lệ %

1 Phục vụ công tác quản lý, lãnh đạo 10 12.5

2 Tự nâng cao trình độ học tập 28 35

3 Nghiên cứu khoa học 40 50

4 Viết luận án, luận văn, KLTN 34 42.5

5 Mục đích khác 4 5

Bảng 1.5: Mục đích sử dụng nguồn tài liệu xám của NDT TVQĐ

0 10 20 30 40 50 60 Phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý Tự nâng cao trình độ học tập Nghiên cứu khoa học Viết luận án, luận văn, KLTN Mục đích khác

Biểu đồ 1.5:Mục đích sử dụng nguồn tài liệu xám của NDT TVQĐ

- Về nội dung thông tin:

Nội dung nhu cầu khai thác nguồn tài liệu xám của NDT rất đa dạng và phong phú gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Chính trị - xã hội; quân sự; khoa học kỹ thuật, y tế; văn học – nghệ thuật, lịch sử,…

12.5%

35%

50%

50% 42.5%

80 phiếu = 100%

STT Lĩnh vực có nhu cầu về tài liệu xám Số phiếu Tỷ lệ %

1 Chính trị - xã hội 40 50

2 Quân sự 36 45

3 Khoa học kỹ thuật, y tế 16 20

4 Văn hóa – nghệ thuật, lịch sử 24 30

5 Lĩnh vực khác 10 12.5

Bảng 1.6: Các lĩnh vực có nhu cầu tài liệu xám

0 10 20 30 40 50 60 Chính trị - xã hội Quân sự Khoa học kỹ thuật, y tế Văn học - nghệ thuật, lịch sử Lĩnh vực khác

Biểu đồ 1.6:Các lĩnh vực có nhu cầu tài liệu xám

Qua biểu đồ 1.6 cho thấy, NDT của TVQĐ sử dụng nguồn tài liệu xám chủ yếu về lĩnh vực: quân sự (chiếm 45%), chính trị - xã hội ( chiếm 50% ). Do đối tƣợng ngƣời dùng tin của TVQĐ chủ yếu là các cán bộ công tác trong quân đội nên nguồn tài liệu xám về lĩnh vực quân sự đƣợc đặc biệt quan tâm. Tiếp đó là lĩnh vực văn học nghệ thuật, lịch sử (chiếm 30%); khoa học kỹ

50%

45%

20%

30%

thuật, y tế (chiếm 20%). Cuối cùng là lĩnh vực khác chiếm 12.5%. Điều này đặt ra cho TVQĐ cần phải quan tâm đến công tác quảng bá vốn tài liệu của Thƣ viện nói chung và nguồn tài liệu xám nói riêng đến rộng rãi đối tƣợng bạn đọc, không chỉ trong mà cả bên ngoài quân đội.

* Nhu cầu tin của nhóm 1 – Cán bộ lãnh đạo, quản lý

Do đặc thù và tính chất công việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là ra các quyết định. Thông tin đối với họ là công cụ để quản lý. Họ làm việc với cƣờng độ rất cao. Do vậy, thông tin cho nhóm NDT này phải sâu về các lĩnh vực chuyên môn nhƣ các cán bộ giảng dạy khác, rộng, thông tin mang tính xác thực và bền vững. Hình thức thông tin đa dạng, phong phú (bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại). Thông tin họ cần là những thông tin mới nhất, mang tính thời sự. Họ là ngƣời có nhu cầu sử dụng tài liệu xám đồng thời họ lại là ngƣời tạo ra nguồn tài liệu xám có giá trị nhƣ các đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo hội thảo, tài liệu dịch,…

* Nhu cầu tin của nhóm 2 – Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Đây là nhóm NDT trình độ cao. Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm này là những thông tin vừa mang tính chuyên ngành, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn. Thông tin có tính thời sự liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học quân sự, các thông tin mới về các thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nƣớc, kết quả các công trình nghiên cứu, các đề tài đã và đang đƣợc tiến hành hoặc mới đƣợc nghiệm thu, thông tin về các chuyên ngành thuộc chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy.

* Nhu cầu tin của nhóm 3 – Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên:

- Đối với nghiên cứu sinh, học viên cao học: họ là những ngƣời đã tốt nghiệp đại học, có kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại các cơ quan. Đặc điểm nhu cầu tin của họ chủ yếu có tính chất chuyên ngành sâu,

phù hợp với chƣơng trình đào tạo, đề tài, đề án của họ. Nguồn tài liệu xám liên quan đến chuyên ngành, vấn đề họ nghiên cứu đã trở thành một nhu cầu lớn và thƣờng xuyên. Việc nắm bắt đƣợc thông tin mới từ các nguồn tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực tài liệu xám tại thư viện trung ương quân đội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)