Quan điểm của các nhà Phân tâm học về hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 26 - 27)

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1. Một số quan điểm của các nhà tâm lý họ cở nƣớc ngoài

1.1.2. Quan điểm của các nhà Phân tâm học về hành vi

- Đại diện cho tâm lý học phân tâm tiêu biểu S. Freud, K.Horney, Alfred Adler, .. cho rằng động lực cơ bản của hành vi con người là những bản năng sinh vật vô thức.

Theo Freud tâm lý con người được hình thành bởi ba khối: Vô thức, ý thức và siêu tôi. Ứng với ba khối đó là “cái ấy”, “cái tôi”, “cái siêu tôi”, đó là các giả thuyết về năng lượng tâm thần, vô thức và cơ cấu đời sống tinh thần.

Khái niệm vô thức là khái niệm cơ bản trong học thuyết phân tâm. Trên cơ sở thực nghiệm hành vi trong thôi miên, giấc ngủ, khối vô thức là khối bản năng, trong đó bản năng tính dục giữ vị trí trung tâm. Theo Freud xung năng tính dục và những biến đổi của nó có nguồn động lực thúc đẩy mọi hành vi cá nhân xảy ra trong những hoàn cảnh, môi trường khác nhau.

Về ý thức tương đương với khối “cái tôi”, cái tôi được hình thành do áp lực thực tại từ bên ngoài, đến toàn bộ khối bản năng. Hoạt động của “cái tôi” theo nguyên tắc thực tại. Con người phải dùng năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm soát những bản năng phi lý của “cái ấy”. Cái tôi có tính chất tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tính dục được trung hòa. Cái tôi còn tự chủ với môi trường và chọn lọc kích thích của môi trường.

“Cái siêu tôi” là những chuẩn mực đạo đức của xã hội quy định, đòi hỏi cái tôi phải ý thức thực hiện. Hoạt động của cái siêu tôi theo nguyên tắc kiểm duyệt

[16, tr 56 – 57]. Như vậy, trong hệ thống luận điểm của mình, Freud cho rằng hành vi của con người do khối vô thức điều khiển, có sức mạnh từ động lực bên trong bởi các bản năng bị kìm nén tạo thành. Tuy nhiên, hành vi của con người không chỉ được điều chỉnh bằng vô thức mà còn được điều chỉnh bằng ý thức. Đó là quá trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh theo chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.

- E.From không dành sự chú ý đến bản năng tình dục mà ông quan tâm đến mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý và xã hội. Với K.Horney cho rằng con người có sức mạnh bẩm sinh, mà cơ sở của nó nằm trong sự cô đơn ở thời kì thơ ấu, những sức mạnh này được thể hiện qua trạng thái, tình cảm, như trạng thái bồn chồn, lo lắng, và nỗi khiếp sợ bẩm sinh. Các trường lực này có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)