Thực trạng hành vi SDĐTDĐ trong giờ học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 80 - 82)

STT Hành vi Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ. 1 Nghe – gọi 0 2,6 10,7 86,7 1,16 HK 2 Nhắn tin – chat 5,3 19,3 11,0 64,3 1,65 HK 3 Nghe nhạc 0 0,3 5,7 94,0 1,06 HK 4 Quay phim 0 0,7 3,7 95,7 1,05 HK 5 Chụp ảnh 0 4,7 9,7 85,7 1,19 HK 6 Tìm TT học tập 20,0 28,3 18,0 33,7 2,34 TT 7 Quay – cop bài 0 0 6,7 93,3 1,06 HK 8 Đọc báo 0 1,0 6,0 93,0 1,08 HK 9 Chơi game 6,0 1,3 6,3 86,3 1,27 HK

Nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy ba item có học sinh lựa chọn biểu hiện hành vi trong giờ học ở mức độ thường xuyên là hành vi tìm kiếm thông tin học tập, nhắn tin – chat và hành vi chơi game.

Với hành vi tìm kiếm thông tin học tập, có 20% lựa chọn thường xuyên, 28,3 % lựa chọn thỉnh thoảng và 18% lựa chọn hiếm khi SD ĐTDĐ tìm kiếm thông tin học tập. ĐTB item đạt 2,34 là mức ĐTB cao nhất trong bảng xếp hạng ĐTB. Đây cũng là item duy nhất nằm trong khoảng (1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,5), đánh giá hành vi có mức độ thỉnh thoảng xuất hiện trong giờ học. Nguyên nhân dẫn đế hành vi tìm kiếm thông tin học tập trong giờ học: Thứ nhất, ĐTDĐ có các tính năng giúp học sinh SD tìm kiếm thông tin cần thiết và nhanh chóng phục vụ cho bài học. Thứ hai, với phương pháp dạy học mới nhiều giáo viên ra đề mở cho những bài luận của khối

khoa học xã hội, yêu cầu học sinh biết tổng hợp tài liệu, mở rộng tài liệu ngoài sách giáo khoa. Vì vậy, một số HS SD ĐTDĐ để tra cứu tài liệu, tìm kiếm các thông tin qua internet trên ĐTDĐ.

Ngoài ra những hành vi SD ĐTDĐ được khảo sát trong giờ học đều có mức ĐTB (< 1,75) nằm trong khoảng (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) đánh giá chung về mức độ xuất hiện của các hành vi khác trong giờ học đều ở mức độ hiếm khi xuất hiện. Đây là một kết quả khả quan về mức độ biểu hiện hành vi trong giờ học.

Nhắn tin – chat là hành vi có ĐTB = 1,65 cao nhất trong nhóm các hành vi được xếp vào mức độ hiếm khi xuất hiện. Với tỉ lệ 5,3% HS thường xuyên, 19,3% HS thỉnh thoảng, 11% l hiếm khi. Còn lại đa số học sinh lựa chọn phương án không bao giờ nhắn tin- chat trong giờ học. Các chỉ số cho thấy nhiều học sinh có hành vi nhắn tin – chat trong giờ.

Hành vi chơi game có tỉ lệ % lựa chọn không lớn: có 6% chọn thường xuyên, 1,3% chọn thình thoảng, 6,3% chọn hiếm khi chơi gam trong giờ học. Tỉ số cũng cho thấy còn có một số ít học sinh SD ĐTDĐ chơi gam trong giờ học trên lớp.

Hành vi nghe gọi và hành vi chụp ảnh trong giờ học có điểm tương đồng với nhau về tỉ lệ lựa chọn phương án trả lời. Hai loại hành vi đều không có HS lựa chọn phương án ở mức độ thường xuyên. Với hành vi chụp ảnh có tỉ lệ % HS đưa ra phương án thỉnh thoảng là 4.7% cao hơn mức 2,6% của hành vi nghe gọi. Ngược lại hành vi chụp ảnh có tỉ lệ % lựa chọn ở phương án hiếm khi 9,7% nhỏ hơn tỉ lệ 10,7 % lựa chọn phương án hiếm khi của hành vi nghe gọi trong giờ học.

Việc nhắn tin – chat, chơi game hay nghe gọi trong giờ học đều có mức độ có ảnh hưởng đên sự tập trung lắng nghe, hoàn thành bài tập và kết quả học tập của các em. Theo như khảo sát về mức độ nhận thức về nội dung quy định của BGD về quy định hành vi SD ĐTDĐ trong giờ học, đa số học sinh nhận thức việc nhà trường cấm HS không được SD ĐTDĐ trong giờ, nhưng có một số học sinh cho rằng chỉ cần tắt chuông để không làm ồn tới lớp học. Vì vậy, đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc một số học sinh SD DTDĐ trong giờ học.

Ngoài ra, hành vi SD ĐTDĐ quay cop trong thi cử có tỉ lệ % lựa chọn hoàn toàn trùng khớp với tỉ lệ % học sinh lựa chọn các biểu hiện hành vi trong mục 9, của Bảng 3.2 về các loại Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh. Có 6.7% HS lựa chọn hiếm khi quay cop trong thi cử. Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại một phần nhỏ học sinh có biểu hiện gian lận trong thi cử. HS SD ĐTDĐ gian lận trong thi cử là một hành vi tiêu cực, vi phạm nội quy thi cử, nội quy trường học đạo đức, lối sống của học sinh.

- So sánh hành vi SD ĐTDĐ trong giờ học của HS hai trường, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 80 - 82)