Một số nghiên cứu liên quan về hành vi sử dụng điện thoại di động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 34 - 41)

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2. Một số quan điểm của các nhà tâm lý học trong nƣớc

1.2.2. Một số nghiên cứu liên quan về hành vi sử dụng điện thoại di động

- Nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội” tác giả Dương Thị Hương Giang đưa ra một số yếu tố tác động tới nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên sau:

Giá cả hợp lý, hình thức, nhãn hiệu, dịch vụ bảo hành, các loại tính năng cũng như giá trị bền đẹp, hợp mốt của điện thoại là những yếu tố tác động tới nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên.

Bên cạnh đó, tác giả cũng lấy ý kiến của sinh viên về việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học đã có kết quả như sau: Với các nội dung khảo sát: (1)Chỉ được sử dụng ngoài giờ học, có 39 phiếu, chiếm 26%. (2)Chỉ được sử dụng trong giờ học nhưng không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, có 111 phiếu, chiếm 74%. (3)Cấm tuyệt đối mang tới trường học thì không có bạn nào lựa chọn.

Như vậy, các bạn sinh viên ủng hộ việc sử dụng điên thoại trong giờ học nhưng với điều kiện là không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh và chất lượng bài giảng. Chỉ một bộ phận nhỏ các bạn sinh viên lựa chọn là không sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Mặc dù đây là ý kiến tham khảo của các bạn sinh viên nhưng điều này cũng cho thấy nguyện vọng của các bạn trái với quy định của nhà trường bởi sử dụng điện thoại di động trong giờ học có sự ảnh hưởng nhất định tới bài học và những người xung quanh [6, tr 55].

- Tìm hiểu “Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân Hà Nội”, tác giả Phạm Hồng Hà đã đưa ra các lý do người dân lựa chọn việc SD ĐTDĐ: Thứ nhất người dân sợ ảnh hưởng tới sức khỏe. Thứ hai là mức chi phí cho điện thoại. Mỗi tháng người dân phải trả mức phí khá cao cho thuê bao điện thoại. Đây là yếu tố giá trị kinh tế gia đình ảnh hưởng tới quyết định việc sử dụng điện thoại di động của người dân. Yếu tố thứ ba đó chính là việc điện thoại di động dễ bị hỏng, khi đi thay thế rất đắt bởi bộ phận thay thế không có nhiều trên thị trường. Ngoài ra, việc thường xuyên phải nạp điện, vùng phủ sóng hay việc không có nhu cầu cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định sử dụng điện thoại di động của người dân.

- Tìm hiểu “Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”, tác giả Nguyễn Hồng Liên đưa ra khảo sát định hướng hành vi lựa chọn mùa ĐTDĐ như sau:

(1) Sở thích cá nhân có 90 người lựa chọn, chiếm 56%. (2) Gợi ý của bố mẹ, có 64 người lựa chọn, chiếm 40% (3) Giới thiệu của bạn bè, có 42 người lựa chọn, chiems 26%

(4) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin, có 44 người lựa chọn, chiếm 28%

(5) Ra cửa hàng nhờ nhân viên tư vấn, có 12 người lựa chọn, chiếm 8%. Từ khảo sát, tác giả đưa ra kết luận: Đa phần sinh viên có định hướng hành vi lựa chọn sản phẩm điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân. Số lượng sinh viên lựa chọn sản phẩm theo sở thích cá nhân tương đối lớn. Bên cạnh đó trọng lượng của sự tư vấn bởi gia đình vẫn chiếm tỉ lệ lựa chọn cao ở mức độ thứ hai. Mức độ lựa chọn sản phẩm theo sự quảng cáo của phương tiện truyền thông và sự giới thiệu của bạn bè có số lượng người lựa chọn tương đối với nhau. Số lượng sinh viên lựa chọn sản phẩm điện thoại di động theo sự tư vấn của người bán hàng là ít nhất. Số lượng sinh viên lựa chọn sử dụng sản phẩm điện thoại theo gợi ý của bố mẹ, của bạn bè và sự ảnh hưởng của truyền thông đại chúng và sự tư vấn của nhân viên bán hàng.

*Một số bài báo có liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại di động - Báo ngoài nƣớc về vấn đề sử dụng ĐTDĐ

Bài viết “Can-computers-make-you-go-blind” đưa ra một số tác hại khi con người nhìn nhiều vào màn hình điện thoại và máy tính như sau:

Theo các chuyên gia đang làm việc tại Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ngồi trước màn hình ít hơn 2 giờ. Điều đó có nghĩa tất cả những hoạt động như xem ti vi, nhắn tin trên điện thoại, làm việc bên

chuyên gia này, việc tập trung quá lâu vào màn hình sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho đôi mắt, và điều đáng tiếc nhất có thể xảy ra đó là mù lòa. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thị giác được các tác giả đưa ra đó là:

Khoảng cách: Đôi mắt của chúng ta hoạt động bằng cách co bóp và làm giãn những mô cơ thần kinh nhỏ bên trong. Do đó, khi chúng ta tập trung lâu trên màn hình thiết bị, những mô cơ nhỏ này sẽ liên tục co bóp trong một thời gian dài, điều này tất yếu dẫn đến tình trạng các mô cơ này mỏi khiến cho chúng ta không thể tập trung vào những điểm tại những khoảng cách khác, gây mờ, mỏi mắt và đau ở đỉnh đầu.

Chớp mắt: Khi nhìn chăm chú vào màn hình hay một điểm nào đó, chúng ta có lẽ sẽ không nháy mắt nhằm đạt tới độ tập trung cao nhất. Theo nghiên cứu, một người bình thường nháy mắt 12 - 13 lần một phút, trong khi đó khi tập trung, mắt của chúng ta chỉ nháy 4 - 5 lần trong cùng khoảng thời gian. Điều này rất có hại cho mắt bởi nháy mắt là một thói quen tự nhiên giúp cho việc giữ ẩm và bôi trơn nhãn cầu bằng chính những giọt nước mắt. Vì vậy ít nháy mắt đồng nghĩa với việc nhãn cầu bị khô, điều này sẽ gây ra tình trạng lóa mắt, đau đầu và xung huyết.

Ánh sáng: Hầu hết các màn hình máy tính, điện thoại cũng như máy chơi game đều sử dụng công nghệ chiếu sáng nền. Chính công nghệ này khiến cho màn hình các thiết bị trên có thể được dễ dàng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu (hoặc bóng đêm) cũng như ánh sáng cực mạnh. Thoạt nhìn thì thấy nó rất tiện ích, tuy nhiên chính điều này đã khiến cho đôi mắt của chúng ta trở nên giãn ra hoặc co thắt lại tùy thuộc vào mức độ ánh sáng và thời gian tập trung vào màn hình. Hậu quả là sau một thời gian, đôi mắt của chúng ta sẽ trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng, gây mờ mắt và nhìn không rõ [35].

- Các bài báo trong nƣớc về vấn đề sử dụng ĐTDĐ của học sinh

+ Bài viết “Học sinh phổ thông không nên sử dụng điện thoại di động”, tác giả Phan Loan sau khi điều ra thực trạng sử dụng điện thoại di động của học sinh phổ thông, rút ra được một số kết luận như sau:

Về độ tuổi sử dụng và mật độ: không chỉ học sinh THPT mà học sinh tiểu học cũng được trang bị điện thoại để sử dụng. Trong số các lớp học sinh THPT lớp càng cao thì càng có nhiều em sử dụng điện thoại di động.

Nguyên nhân để các em sử dụng điện thoại di động: Các em có thể tự mua điện thoại vì giá một chiếc điện thoại không đắt. Có thể là do cha mẹ hoặc ông bà, cô chú mua tặng học sinh. Nhằm mục đích cho cha mẹ kiểm soát con cái, tạo điều kiện cho các con trao đổi bài vở với nhau.

Thực trạng: Đa số học sinh chỉ sử dụng điện thoại cho việc nghe nhạc, xem phim, lướt web, chơi trò chơi hoặc liên lạc với bạn bè, ít có trường hợp học sinh sử dụng để liên lạc với gia đình như mục đích chính ban đầu khi xin cha mẹ. Một số học sinh sử dụng điện thoại để thể hiện phong cách và đẳng cấp

Hậu quả: Đối với sự hình thành phát triển nhân cách: Tiêu tốn thời gian cho điện thoại ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến thức học tập của chính học sinh cũng như các bạn khác trong lớp, đồng thời vi phạm vào các nội quy, quy định của nhà trường... Một số học sinh THPT chịu ảnh hưởng tâm lý tiêu cực khá lớn từ hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân qua điện thoại. Việc sử dụng điện thoại di động cũng đưa một số học sinh đến gần tệ nạn xã hội nhiều hơn. Bắt đầu từ những hành vi lừa đảo, trộm cắp trong gia đình, ngoài xã hội để lấy tiền nạp thẻ, ...Nhiều bạn mượn đồ dùng của bạn, bán lấy tiền mua điện thoại hoặc sửa sang điện thoại cũ…

Hậu quả đối với sức khỏe sinh học: Nhiều bạn sử dụng điện thoại để chơi trò chơi điện tử, góp phần làm cho tỷ lệ học sinh bị cận thị nhiều hơn[36].

+ Nội qui học sinh của trường THCS và PTCS Nội trú và bán trú Hồng Hà đăng nội dung: “Cấm mang theo các vật dụng đắt tiền trên 50 000 đồng, cấm mang laptop và điện thoại di động. (Nếu vi phạm sẽ bị thu và nhà trường chỉ trả lại vào cuối năm học)”. Việc cấm đem điện thoại di động tới trường đã được một số trường thực hiện. Tuy nhiên, đây là tài sản cá nhân của học sinh cho nên để cấm học sinh đem điện thoại tới trường thường vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau. Bởi

nguyên nhân đa phần học sinh cần có điện thoại để liên lạc với phụ huynh khi đưa đón con và chuyển địa điểm học thêm cho con [41].

+ Trước tình hình thực trạng về hành vi sử dụng điện thoại di động trong giờ học gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, Giám đốc Sở GD - ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ ban hành kế hoạch sử dụng điện thoại trong và ngoài trường nhà trường giai đoạn 2013-2015 như sau:

Về Đối tượng thực hiện: Gồm tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sinh viên các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội

Sở GD - ĐT yêu cầu: Tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động trong các giờ học, giờ sinh hoạt lớp, giờ sinh hoạt tập thể trong trường. Ngoài các giờ quy định trên, không được sử dụng ĐTDĐ vào những việc có nội dung xấu, ghi hình ảnh thiếu lành mạnh, phát tán trên mạng. Nếu cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên vi phạm quy định sẽ căn cứ mức độ lỗi vi phạm và số lần vi phạm để xử lý kỷ luật theo quy định của Luật công chức hiện hành và quy định của ngành. Với học sinh, sinh viên, nếu vi phạm lần 1: hạ một bậc hạnh kiểm tháng, mắc lỗi, phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình cam kết. Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2: hạ một bậc hạnh kiểm của học kỳ, trả về gia đình giáo dục trong 3 ngày để tự kiểm điểm, thông báo tới địa phương nơi cư trú. Đã được giáo dục vẫn tái phạm nhiều lần: xếp hạng hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trước toàn trường, ghi học bạ, buộc thôi học 1 tuần để gia đình và địa phương quản lý, giáo dục [37].

+ Bài viết “Báo động đỏ - Học sinh nghiện điện thoại di động” Tác giả Tiêu Hà - Văn Thanh đưa ra kết quả khảo sát của Sở Y tế và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng HS SD ĐTDĐ và những tác động tới tâm lý, sinh lý cũng như kết quả học tập của học sinh THPT như sau:

Trong số 1.000 HS đang học ở các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Năng khiếu, Trung học thực hành Hùng Vương và THPT Trần Khai Nguyên, có đến 950 em dùng điện thoại. Học sinh có biểu hiện lệ thuộc vào thiết bị này. Gần 20% HS có cảm giác bất an, lo sợ, bứt rứt khi không có ĐTDĐ trong túi và 8%

HS rơi vào trạng thái “nghiện” ĐTDĐ. Nhiều em sử dụng hơn 50 tin nhắn và 30 cuộc gọi mỗi ngày. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: 73% HS từng có ít nhất hai ĐTDĐ một lúc và 70% em tham gia các ứng dụng trên ĐTDĐ mỗi ngày.

Học sinh có học lực giỏi thì tỷ lệ nghiện điện thoại thấp so với học sinh khá, yếu kém hoặc học sinh có người yêu. Các em này vì bỏ ra nhiều thời gian dùng điện thoại, lên facebook, chat yahoo... nên ít thời gian tập trung vào học hành. Đặc biệt, học sinh lớp 10 có tần suất sử dụng điện thoại nhiều hơn các lớp khác vì môi trường mới, ít bạn bè.

Việc sử dụng ĐTDĐ có liên quan đến các triệu chứng như: đau nhức âm ỉ nửa đầu, biếng ăn, mất ngủ, đau nhức ngón tay cái, ngón trỏ, suy giảm thính lực và lo sợ, bứt rứt khi không có điện thoại bên cạnh (hội chứng Nomophobia). Việc sử dụng điện thoại không kiểm soát, không thích hợp hay quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe và vấn đề xã hội, hành vi và xúc cảm của HS. Nghiên cứu đã cho thấy có từ 4 -7% học sinh có một hoặc nhiều biểu hiện: đau nhức ngón tay cái, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, không ngủ được, ù tai, suy giảm thính lực có liên quan đến điện thoại. Nhiều HS để ĐTDĐ trong túi quần, đeo bên hông cả ngày có nguy cơ vô sinh nam cao hơn; nữ sinh bỏ trong túi áo hoặc đeo trước ngực liên tục thì có nguy cơ ung thư vú. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, cơ thể bị tác động bởi sóng của ĐTDĐ có thể bị tổn thương ở não. Trẻ nhỏ sử dụng điện thoại quá sớm cũng dễ thiếu tính sáng tạo, giảm tập trung, nhức mắt, đau tay. Nếu SD ĐTDĐ để nghe nhạc kéo dài nhiều giờ thính giác mệt mỏi, người dùng sẽ dễ bị giảm thính lực nhanh hơn từ 10 - 20 năm. Những biểu hiện này thường không xuất hiện ngay nên ít người nhận biết [39].

+ Bài báo: Cần giáo dục văn hóa sử dụng điện thoại cho học sinh, tác giả Bùi Minh Tuấn có nêu vấn đề sau: Đưa ra một số mục tiêu của các bậc phụ huynh khi cung cấp điện thoại cho con, tác giả nhấn mạnh hậu quả, bất cập mà điện thoại mang lại cho đời sống cá nhân khi học sinh lạm dụng ĐTDĐ quá mức. Nhiều HS chỉ chăm chú nhắn tin, gọi điện, lơ là nghe giảng trong lớp học, bê trễ trong việc

chuẩn bị bài. Những chức năng: chơi game, nghe nhạc tiêu tốn nhiều thời gian của học sinh, khiến cho thời gian dành cho việc học tập bị ảnh hưởng. Ngoài ra, học sinh còn SD ĐTDĐ để quay phim, chụp ảnh và đưa những hình ảnh nhạy cảm lên các trang mạng xã hội làm ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Không chỉ vậy, HS SD ĐTDĐ vào các mục đích gian lận, quay cóp trong thi cử. Để hạn chế những mặt tồn tại, bất cập từ việc HS SD ĐTDĐ cần có sự phối hợp giáo dục chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Theo đó, các bậc phụ huynh không cần thiết phải trang bị cho con những chiếc ĐTDĐ tiền[38].

Trên cơ sở tìm hiểu các bài báo trong nước và ngoài nước phản ánh về tình hình thực trạng, mức độ ảnh hưởng của hành vi SD ĐTDĐ đến kết quả học tập, đời sống tâm lý và sức khỏe cá nhân của học sinh dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tác giả được cung cấp thêm cơ sở lý luận làm tiền đề để khai thác sâu hơn về các vấn đề có liên quan đến luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)