Tính năng điện thoại di động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 86 - 89)

100% HS SD ĐTDĐ có các tính năng nghe – gọi, nhắn tin – chat và nghe đài; có 90% HS SD ĐTDĐ có các tính năng nghe nhạc, quay phim và chụp ảnh; có 82% HS SD ĐTDĐ có tính năng cập nhật internet và chơi game. Ngoài ra có 3,3% HS SD ĐTDĐ có các tính năng khác như cài đặt định vị, và một vài tính năng khác như cảm ứng thông minh, tắt – mở điện thoại bằng vân tay, …

Trong thực tế hiện nay, hầu hết HS SD ĐTDĐ thông minh với nhiều tính năng phục vu cho các nhu cầu của cuộc sống. Có thêm một tính năng trên ĐTDĐ tương

đương với việc có thêm một hành vi SD ĐTDĐ mới. Như vậy, ĐTDĐ có nhiều tính năng tỉ lệ thuận với việc hình thành hành vi SD ĐTDĐ ở học sinh. Dù vậy, trong thực tế không phải học sinh nào sử dụng ĐTDĐ có nhiều tính năng phong phú thì đều có hành vi SD ĐTDĐ phong phú. Việc sử dụng các tính năng còn phù thuộc vào sở thích, thói quen và đặc điểm tâm lý của từng học sinh. Vì thế có nhiều HS lựa chọn phương án không bao giờ SD các tính năng khác trên ĐTDĐ.

3.4.1.2. Ảnh hƣởng từ hành vi của những ngƣời xung quanh

Khảo sát việc học sinh quan sát hành vi của những người xung quanh, chúng tôi có được kết quả như sau:

Bảng 3.11: Mức độ ảnh hưởng từ hành vi SD ĐTDĐ của những người xung quanh

STT Hành vi Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ. 1 Nghe – gọi 39,3 54,7 6,0 0,0 3,33 RTX 2 Nhắn tin – chat 79,3 19,0 1,7 0,0 3,77 RTX 3 Nghe nhạc 25,3 24,7 40,3 9,7 2,65 TX 4 Quay phim 11,0 24,3 28,0 36,7 2,09 TT 5 Chụp ảnh 16,0 46,7 25,3 12,0 2,66 TX 6 Tìm TT học tập 29,7 44,7 19,3 6,3 2,97 TX 7 Đọc báo 5,7 27,3 38,7 28,3 2,10 TT 8 Chơi game 20,0 31,3 23,0 25,7 2,45 TT 9 Gian lận trong thi cử 1,0 1,3 11,3 86,3 1,17 HK

Với ĐTB hành vi nhắn tin – chat với ( ĐTB = 3,77) và nghe – gọi (ĐTB = 3,33) nằm trong khoảng (3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 cho thấy học sinh thường quan sát thấy những người xung quanh có biểu hiện hành vi nhắn tin - chat và nghe - gọi ở mức rất thường xuyên.

Bên cạnh đó, ĐTB của hành vi Tìm kiếm thông tin học tập là 2,97, ĐTB chụp ảnh là 2,66, ĐTB nghe nhạc là 2,65 nằm trong khoảng điểm (2,5 ≤ ĐTB ≤

3,25). Điều này cho thấy, HS thường xuyên chứng kiến những người xung quanh chụp ảnh, nghe nhạc, và sử dụng ĐTDĐ để tìm thông tin, phục vụ cho hoạt động học tập.

Từ bảng ĐTB về các biểu hiện hành vi của những người xung quanh mà học sinh quan sát được, chúng tôi thấy rằng học sinh chứng kiến những hành vi nhắn tin, chat, nghe gọi. Hành vi tìm kiếm thông tin học tập ở mức độ rất thường xuyên, nghe nhạc và chụp ảnh thỉnh thoảng đọc báo, chơi game và quay phim ở mức độ thường xuyên. HS hiếm khi chứng kiến những người xung quanh có hành vi gian lận trong thi cử.

Dù hành vi của những người xung quanh mang tính tích cực hay tiêu cực, đây cũng là một trong số những nguyên nhân tác động tới hành vi SD ĐTDĐ của học sinh PTTH.

3.4.1.3. Yếu tố gia đình

* Sự quan tâm của gia đình đối với hành vi SD ĐTDĐ của HS

Xử lý khảo sát đánh giá của HS về mức độ biểu hiện sự quan tâm của gia đình đối với hành vi SD ĐTDĐ của HS, chúng tôi có được kết quả:

Bảng 3.12: Biểu hiện sự quan tâm của gia đình đến hành vi SD ĐTDĐ của HS

STT Biểu hiện quan tâm

Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Nhắc nhở, định hướng 29,0 37,3 16,0 17,7 2,77 TX 2 Kiểm tra các cuộc gọi 2,3 1,0 11,3 85,3 1,20 HK 3 Kiểm tra giá cước 10,3 7,0 13,7 69,0 1,58 HK 4 Cài đặt chế độ theo dõi 1,7 1,0 0,0 97,3 1,07 HK 5 Ý kiến khác 0,0 0,0 0,0 100,0 1,00 HK Nhìn vào item giá trị ĐTB, với mức ĐTB cao nhất đạt ĐTB = 2,77 cho thấy biểu hiện quan tâm, nhắc nhở và định hướng hành vi SD ĐTDĐ của phụ huynh nằm trong khoảng mức độ thường xuyên (2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,25). Như vậy, trong thực tế cha mẹ thường xuyên nhắc nhở và định hướng hành vi cho học sinh. Với tỉ lệ lựa chọn % như sau: 29,0% HS lựa chon thường xuyên,37,3% chọn thỉnh thoảng.16,0% hiếm

khi. Đặc biệt có 17,7% học sinh có phụ huynh không bao giờ nhắc nhở và định hướng hành vi SD ĐTDĐ. Số liệu cho thấy một số phụ huynh thiếu sự quan tâm tới hành vi của con cái. Với quan niệm con đã trưởng thành và áp lực của những vấn đề trong cuộc sống, nhiều cha mẹ không dành đủ thời gian quan tâm tới hành vi SD ĐTDĐ của HS. Vì thế vẫn có những phụ huynh không bao giờ nhắc nhở hành vi SD ĐTDĐ của con.

Trong các phương án quản lý hành vi SD ĐTDĐ của học sinh, kiểm tra giá cước là một trong số những phương án mà phụ huynh cho rằng có hiệu quả tối ưu nhất. Số ĐTB cao xếp thứ 2 trong bảng số liệu đạt 1.20 điểm cho thấy việc kiểm tra, giá cước và những việc làm có ĐTB thấp hơn ĐTB của item đều nằm trong khoảng (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) thuộc nhóm những biểu hiện có mức độ hiếm khi xuất hiện của cha mẹ để quản lý hành vi SD ĐTDĐ của con cái.

Có 10% HS có cha mẹ thường xuyên kiểm tra giá cước ĐTDĐ, 7% thỉnh thoảng và 13,7 % hiếm khi. Như vậy có 69% cha mẹ không bao giờ kiểm tra giá cước. Bên cạnh việc kiểm tra giá cước, một số ít phụ huynh lựa chọn phương án kiểm tra danh sách các cuộc gọi, các tin nhắn, có những phụ huynh còn cài đặt chế độ theo dõi trên điện thoại nhằm hạn chế một số hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

* Cảm xúc của học sinh khi bị kiểm soát hành vi SD ĐTDĐ

Xử lý % số liệu khảo sát cảm xúc của học sinh khi bị bố mẹ kiểm soát hành vi SD ĐTDĐ. Chúng tôi đưa ra biểu đồ như sau:

4.3% 23.7% 67% 5% Bình thường Hơi khó chịu Khó chịu Rất khó chịu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 86 - 89)