Khái niệm điện thoại di động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)

2. Một số khái niệm chính của đề tài

2.2. Khái niệm điện thoại di động

2.2.1. Khái niệm

+ “Điện thoại là máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác bằng đường dây hoặc vô tuyến điện” [28, tr 319].

+ Điện thoại là máy sử dụng dòng điện để nói chuyện khi cách xa nhau [30, tr. 185].

+ “Di động làsự chuyển dịch, không đứng yên một chỗ” [30, tr 149].

+ Từ điển bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: ĐTDĐ, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống[40].

+ Tác giả Dương Thị Hương Giang, đưa ra khái niệm như sau: “ĐTDĐ là loại điện thoại không dây va có thể liên lạc được như điện thoại để bàn trong vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông” [6, tr 24].

- Dựa trên cơ sở các quan điểm có trước, tác giả luận văn đưa ra khái niệm điện thoại di động như sau:

ĐTDĐ là thiết bị sử dụng nguồn điện nhằm truyền tải thông tin trong không gian rộng, có thể đi chuyển từ địa điểm này tới địa điểm khác. Mức độ và chất lượng truyền tải thông tin phụ thuộc vào các tính năng trên điện thoại và vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ”.

2.2.2. Một số đặc điểm nổi bật của điện thoại di động - Về hình thức, kiểu dáng của điện thoại - Về hình thức, kiểu dáng của điện thoại

Có nhiều loại điện thoại với kiểu dáng màu sắc khác nhau, phù hợp với sở thích của mọi lứa tuổi. Có những loại ĐTDĐ chỉ sản xuất riêng dành cho những người già với tính năng đơn giản là nghe gọi. Đặc biệt với phông chữ, chữ số nổi và cỡ chữ to trên điện thoại to như sản phẩm điện thoại của hãng Nokia, phù hợp cho những người chỉ dùng để nghe và gọi. Một số loại ĐTDĐ được sản xuất tinh tế hơn, với nhiều tính năng hơn như quay phim, chụp ảnh, cập nhật internet, soạn thảo văn bản, … của các hãng Nokia, Samsung, Iphone, HTC,… ĐTDĐ không chỉ có tác dụng truyền tài tiếng nói mà có khả năng như một chiếc máy tính, một chiếc ti vi, xử lý nhiều thông tin nhanh chóng. ĐTDĐ là sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến, rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

- Loại hình dịch vụ: Có rất nhiều loại hình dịch vụ đi kèm với chiếc ĐTDĐ. Các loại hình dịch vụ luôn thay đổi và phát triển phù hợp với nhu cầu và mong muốn của con người trong từng giai đoạn phát triển của điện thoai di động. Một số loại hình dịch vụ như sửa chữa, bảo dưỡng, làm đẹp cho điện thoại, dịch vụ cung cấp sóng điện thoại,.. luôn thay đổi, thu hút sự quan tâm của học sinh trong việc sử dụng ĐTDĐ.

- Về mặt giá cả của chiếc điện thoại: ĐTDĐ hiện nay có các loại mệnh giá khác nhau từ 200 ngàn đồng đến 20 triệu đồng. Ví dụ: điện thoại Nokia 1100 có giá 390 nghìn đồng. Điện thoại Iphone5 có giá 20 triệu đồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)