Khái niệm học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 44)

2. Một số khái niệm chính của đề tài

2.3. Khái niệm học sinh trung học phổ thông

2.3.1. Khái niệm

- Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Hồng: Học sinh THPT là học sinh có độ tuổi từ 14 đến 18. Tuy nhiên, có những học sinh THPT có độ tuổi nhiều

hơn là 18 tuổi. Từ giới hạn độ tuổi, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm như sau về học sinh ở độ tuổi này.

“Tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn”. Đối với đa số thanh niên thì tuổi thanh niên là thời kỳ bắt đầu từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi. Trong đó chia làm hai thời kỳ: Từ 14, 15 đến 18 tuổi là giai đoạn đầu tuổi thanh niên, gọi là thanh niên mới lớn.Từ 17, 18 đến 25 tuổi là giai đoạn hai của tuổi thanh niên”.

Nhận xét về lứa tuổi thanh niên, I.X. Côn có nói: “Tuổi thanh niên (từ 14, 15 đến 18 tuổi) là “thế giới thứ ba” theo nghĩa đen của từ này tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn” [14, tr 65 – 67].

- Theo các nhà tâm lý học phát triển: Dựa trên các tiêu chí khác nhau, các nhà tâm lý học thường có ý kiến khác nhau về lứa tuổi Học sinh THPT:

+ A.V. Petrovski gọi đặc điểm của giai đoạn này là tâm lý học của lứa tuổi thanh xuân, phạm vi nghiên cứu chỉ xét ở học sinh phổ thông trung học.

+ D.B. Elkonin gọi đặc điểm của giai đoạn này là tâm lý học đầu tuổi thanh niên. Tuy nhiên, khi xét dưới góc độ tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi thì có thể gọi giai đoạn từ 14 – 18 tuổi là giai đoạn tâm lý học sinh THPT [23, tr 116 - 117].

- Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga, trong quá trình nghiên cứu Hành vi con người và môi trường xã hội có chia giai đoạn tuổi học sinh từ 13 – 18 tuổi là giai đoạn tuổi vị thành niên. “Lứa tuổi học sinh THPT là đối tượng giai đoạn sau của lứa tuổi vị thành niên với những thay đổi về mặt sinh lý, tâm lý, ý thức chưa ổn định” [20, tr 167].

Như vậy, dựa vào những khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra, căn cứ trên những yếu tố về tâm – sinh lý học, xã hội học, nhiều người thống nhất độ tuổi thanh niên kéo dài từ khoảng 16 – 24 và 25 tuổi. Trong giai đoạn này, tuổi đầu thanh niên tuy có những ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất nhưng nhìn chung được xác định trong khoảng từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi. Đây là giai đoạn tương đương với khoảng thời gian học sinh học PTTH.

Từ những nghiên cứu và nhận xét của các tác giả về khái niệm học sinh THPT, tác giả luận văn đưa ra khái niệm học sinh THPT như sau:

Học sinh THPT là học sinh ở độ tuổi từ 14 tuổi – 18 tuổi. Đây là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên với những đặc trưng riêng về tâm - sinh lý.

2.3.2 Một số đặc điểm nổi bật củahọc sinh Trung học phổ thông

- Về cơ thể: Đây là thời kỳ trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với cơ thể của người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển về mặt sinh lý. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và chức năng của não phát triển. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên tạo điều kiện cho sự phân tích tổng hợp của vỏ bán cầu đại não. HS THPT đã có cở thể phát triển cân đối, khỏe đẹp. Đa số các em có được vẻ đẹp gần như của người lớn.

Đây là một nguyên nhân tác động tới hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT. Nhiều bạn SD ĐTDĐ để phục vụ mục đích chụp ảnh, lưu giữ ại những hình ảnh về sự thay đổi của bản thân cũng như đáp ứng nhu cầu khẳng định bản thân mình. Bên cạnh đó, một số HS có thể sử dụng những tính năng của điện thoại để tra tìm những thông tin, bài học về giới tính, về những thay đổi sinh lý, tâm lý của lứa tuổi mình.

- Trí tuệ: Tri giác của HS THPT có mục đích đã đạt tới rất cao. Đăc biệt là khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ, tư duy lý luận, toán học của HS THPT đều phát triển. Nếu có phương pháp giáo dục, phương pháp học tập tốt, HS THPT có thể ghi nhớ, tiếp thu kiến thức cũng như những bài học giá trị đạo đức xã hội một một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Về nhân cách:

+ Tự ý thức: Là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT. Sự hình thành tự ý thức của HS THPT là một quá trình lâu dài, trải qua mức độ khác nhau. Ở HS PTTH, quá trình này có đặc thù riêng: HS đánh giá nhân cách của mình theo ước mơ hoài bão, quan điểm riêng của mình. Điều này khiến các HS quan tâm sâu sắc hơn đến đời sống, năng lực phẩm chất nhân cách hơn.

Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của HS THPT đó là xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động – địa vị mới mẻ trong tập thể, quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc HS THPT phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình. Nội dung tự ý thức cũng khá phức tạp, học sinh THPT không chỉ nhận thức

được cái tôi của chính mình trong hiện tại như thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai.

+ Hình thành thế giới quan: Ở giai đoạn HS THPT những điều kiện về mặt trí tuệ, xã hội để xây dựng một quan điểm hệ thống riêng đã được hình thành (đặc biệt là sự phát triển tư duy lý luận, tư duy trừu tượng). Cơ sở của thế giới quan của mỗi người đã được hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Khi học ở phổ thông, thế giới quan được xây dựng thêm trên sự lĩnh hội về cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, … dần dần những điều đó được ý thức và được quy vào các tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi xác định… Nhưng khi ở tuổi học sinh THPT, các em mới xuất hiện nhu cầu đưa những nguyên tắc, hành vi đó vào hệ thống hoàn chỉnh. Có quan điểm riêng, HS THPT không chỉ hiểu về thế giới khách quan mà còn đánh giá được nó và xác định được thái độ của mình với thế giới.

Sự hình thành thế giới quan thể hiện qua sự phát triển của hứng thú học tập, trau dồi kiến thức khoa học, kiến thức liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, con người với con người và con người với xã hội….Vấn đề ý nghĩa cuộc sống có vị trí quan trọng trong suy nghĩ của thanh niên mới lớn. Một số HS THPT chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan vẫn đánh giá cao cuộc sống hưởng thụ và xây dựng hệ thống thế giới quan thụ động.

+ Giao tiếp: Tuổi thanh niên là lứa tuổi mang tính chất tập thể. Điều quan trọng với các em là được sinh hoạt cùng với các bạn đồng trang lứa, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, vị trí nhất định trong nhóm. Lứa tuổi này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn so với quan hệ với người lớn tuổi. Điều này được lý giải do lòng khát khao bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập.

+ Đời sống tình cảm: Đời sống tình cảm của HS THPT phong phú và nhiều vẻ. Điều đó thể hiện rõ nhất trong tình bạn vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc hơn. Ở tuổi này, nhu cầu về bạn tâm tình cá nhân tăng lên.Tình bạn sâu sắc đã có ở tuổi thiếu niên càng trở nên

thể vượt mọi thử thách và kéo dài suốt cuộc đời. Không chỉ vậy, nhu cầu về bạn khác giới của HS THPT được tăng cường. Một số bạn đã xuất hiện những sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm sâu sắc..

- Hoạt động lao động và lựa chọn nghề: Hoạt động lao động tập được tổ chức đúng đắn sẽ giúp học sinh hình thành tinh thần tập thể, yêu lao đông, tôn trong người lao động đặc biệt là có được nhu cầu và nguyện vọng lao động. Học sinh cuối cấp hiểu được việc lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn có vai trò quyết định tương lai. Vì thế học sinh biết so sánh đặc điểm thể chất với tâm lý cũng như những khả năng khác của mình với nghề nghiệp để có thể lựa chọn nghê. Chính vì vậy, HS đã học một số nghề như nghề may, nghề điện, nghề nông nghiệp ngay từ khi trên ghế nhà trường. Những hoạt động này có giúp ích cho học sinh khi lựa chọn thi vào đại học [14, tr 65 – 83].

2.4. Khái niệm hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông

2.4.1. Khái niệm - Khái niệm sử dụng: - Khái niệm sử dụng:

“Sử dụng là đem dùng vào việc gì đó” [27, tr 1421].

“Sử dụng là lấy làm phương tiện để phụ vụ nhu cầu, mục đích nào đó” [24, tr 1362].

- Từ khái niệm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT như sau: Hành vi sử dụng điện thoại di động của HS THPT là những biểu hiện bên ngoài của học sinh trong quá trình sử dụng ĐTDĐ, gắn liền với động cơ, mục đích.

2.4.2. Các biểu hiện hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông. Trung học phổ thông.

Các biểu hiện của hành vi SD ĐTDĐ của học sinh rất phong phú. Một số biểu hiện cụ thế như:

Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh là nhắn tin – chat, nghe – gọi, chơi game, đọc báo, quay phim, chụp ảnh, nghe nhạc và quay cop bài trong thi cử.

Khoảng thời gian trong ngày của hành vi SD ĐTDĐ của học sinh. Không gian biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

2.4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông

2.4.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan - Nhóm các yếu tố tâm lý + Động cơ sử dụng

Hành vi sử dụng là hành vi xã hội, hành vi có ý thức của con người. Vì thế, nếu không có động cơ thúc đẩy thì hành sử dụng điện thoại không thực hiện được. Như vậy, động cơ là nguyên nhân bên trong và là động lực thúc đẩy hành vi, những mối quan hệ giữa hành vi và động cơ hết sức phức tạp. Có thể cùng một động cơ nhưng thúc đẩy các hành vi khác nhau, và ngược lại có trường hợp cùng một hành vi lại do nhiều động cơ khác nhau quy định. Trên thực tế một hành vi thông thường không phải do một, mà nhiều động cơ thúc đẩy, các động cơ này đan xen lẫn nhau, thậm chí là có những động cơ trái ngược nhau gây ra. Trong đó động cơ nào có cường độ mạnh, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với học sinh sẽ trở thành động cơ chủ đạo, những động cơ nào có cường độ yếu, không quan trọng sẽ trở thành động cơ thứ yếu không chủ đạo. Nói chung, thường hành SD ĐTDĐ của HS là do động cơ chủ đạo quyết định.

- Nhóm yếu tố cá nhân + Giới tính:

Giới tính có một phẩn ảnh hưởng đến hành vi đặc trưng của con người nói chung và hành vi sử dụng điện thoại nói riêng. Thông thường HS nam ở độ tuổi THPT thường có điểm mạnh mẽ hơn HS nữ trong tính cách và trong cách thức tác động lên ĐTDĐ. HS nam thường thể hiện sự khác biệt so với HS nữ qua các hành vi phục vụ nhu cầu giải trí, thể hiện bản thân như chơi game, chụp ảnh, quay phim. Khi SD ĐTDĐ, HS nam không quan tâm tới những người xung quanh đánh giá

hành vi của mình còn các bạn nữ thường rụt rè hơn và lo sợ mọi người xung quanh đánh giá.

HS nữ có tính cách dịu dàng, nhút nhát hơn thường thích nhưng loại điện thoại nhỏ nhắn, màu sắc sặc sỡ hơn. Thông thường ở độ tuổi HS THPT, các bạn nữ có xu hướng giải trí, trao đổi, tâm sự nhiều hơn các bạn nam. Vì thế họ coi trong tính năng tiện lợi về bàn phím để có thể nhắn tin, chát, nghe gọi và chụp ảnh,.. hơn là các tính năng khác.

2.4.3.2. Nhóm yếu tố khách quan - Yếu tố bạn bè (a dua, bắt chƣớc)

HS THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn bè khác nhau. HS có thể tham gia nhóm bạn học cùng trường, hay khác trường khi cùng tham gia học thêm tại một cơ sở nào đó. Các nhóm bạn được mở rộng hơn trong khu vực – địa bàn sinh sống, các khối lớp, ... Mỗi nhóm bạn bè có một nét văn hóa, có cách SD ĐTDĐ mang tính đặc trưng riêng theo lứa tuổi. Đây là một trong các yếu tố tác động đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh phổ thông.

- Yếu tố gia đình

+ Về mặt kinh tế: Điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng nhất định tới hành vi SD ĐTDĐ của HS. Học sinh có điện thoại với nhiều tính năng thường có gia đình điều kiện kinh tế khá giả hơn là những HS có hoàn cảnh gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình. Bên cạnh đó học sinh thuộc gia đình có điều kiện kinh tế thường tiêu tốn nhiều tiền cho việc mua thẻ điện thoại, thẻ chơi game, ..Vì vậy, điều kiện kinh tế gia đình cũng là một nguyên nhân tác động đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

+ Về truyền thống văn hóa gia đình trong việc sử dụng điện thoại di động

Việc quan sát các hành vi mẫu là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh. Trong gia đình có hành vi mẫu của người thân vào những mục đích thiếu lành mạnh, không phù hợp với truyền thống khiến HS học tập theo mẫu. Ngoài ra, người thân trong gia đình thường xuyên nhắc nhở và định hướng

cách thức, thời gian, không gian SD ĐTDĐ giúp hình thành và phát triển hành vi SD ĐTDĐ của HS đúng đắn và mang lại hiệu quả tích cực.

- Yếu tố nhà trƣờng

ĐTDĐ là tài sản cá nhân của học sinh nên một số trường học lựa chọn cách đưa ra thông báo với nội quy phổ biến là cấm SD ĐTDĐ trong các giờ học, hoặc yêu cầu giáo viên và học sinh thực hiện việc thu điện thoại trước khi HS vào lớp và chỉ cho HS SD ĐTDĐ khi hết giờ học. Ngoài ra, nhà trường thường tuyên truyền về những thuận lợi và khó khăn khi SD ĐTDĐ nhằm giúp HS có được đính hướng đúng đắn khi SD ĐTDĐ trong trường, lớp và ở nhà.

- Yếu tố các tính năng trên ĐTDĐ

Thời gian gần đây, nhiều hãng ĐTDĐ ra đời với nhiều màu sắc - tính năng hiện đại, thu hút sự chú ý của đa số người SD ĐTDĐ, đặc biệt lứa tuổi học sinh PTTH. Với những tiện ích mà SD ĐTDĐ thông minh đem lại như hiện nay, phần lớn HS PTTH sử dụng những loại ĐTDĐ kết nối internet để sử dụng các tính năng nghe nhạc, giải trí, soạn thảo văn bản,... nhằm hạn chế mức kinh phí cho các loại hình dịch vụ này. Đây là xu hướng chung về cách lựa chọn ĐTDĐ của HS.

- Tiểu kết chƣơng 1

Trên cở sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về Hành vi và hành vi SD ĐTDĐ của học sinh PTTH tại thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy:

Hành vi nói chung và Hành vi SD ĐTDĐ điện thoại nói riêng được nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu cơ bản, cụ thể nào về Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh THPT. Các loại hình dịch vụ của ĐTDĐ ngày càng phát triển dẫn tới hành vi SD ĐTDĐ của học sinh cũng ngày càng phong phú. Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh càng cần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)