So sánh sự khác nhau giữa nam và nữ với đối tượng liên lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 70)

STT Đối tượng Giới tính ĐTB Chỉ số P

1 Gia đình Nam 3,80 0,00

Nữ 3,88

2 Bạn bè Nam 3,64 0,06

Nữ 3,74

3 Thầy - cô Nam 2,16 0,68

Xét ĐTB của nam và nữ trong các đối tượng liên lạc: Không có sự chênh lệch nhiều về ĐTB phương án lựa chọn giữa các HS nam và nữ. Nhưng với số ĐTB ở mọi item đều đạt mức độ cao hơn cho thấy HS nữ có xu hướng SD ĐTDĐ liên lạc với gia đình, thầy cô và bạn bè nhiều hơn các HS nam. Điều này thể hiện cho chúng ta thấy các bạn nữ có nhu cầu trao đổi cao hơn học sinh nam. Với độ tin cậy p= 0,00 (<0,05) cho thấy về mặt thống kê có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc lựa chọn đối tượng liên lạc là gia đình.

3.2.2.2. Thực trạng về nội dung liên lạc

- Xử lý % và tính ĐTB phương án lựa chọn về nội dung liên lạc, chúng tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Nội dung hành vi liên lạc

Nội dung chia sẻ

Tỷ lệ (%) ĐTB Mức độ STT Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Với GĐ về học tập 60,6 30,7 5,7 3,0 3,49 RTX 2 Với GĐ về tình cảm 0,0 1,3 10,7 88,0 1,13 HK 3 Với thầy cô về học tập 18,6 21,0 28,7 31,7 2,26 TT

4 Với thầy cô về tình cảm,

giới tính. 0,6 0,7 3,0 95,7 1,06 HK 5 Với bạn bè về học tập 58,3 29,7 10,3 1,7 3,44 RTX

6 Tâm sự với người yêu 12,7 7,3 6,0 74,0 1,58 HK 7 Chửi mắng bạn khác 0 0 0 0 1,00 HK

8 Dọa nạt, lăng mạ bạn 0 0 1,0 99,0 1,01 HK Bảng số liệu cho thấy nội dung chia sẻ với gia đình và chia sẻ với bạn bè về học tập là hai phương án có mức độ % lựa chọn được xếp hạng ở mức rất thường xuyên. Với các phương án lựa chọn của học sinh như sau: 60,6% thường xuyên, 30,7% thỉnh thoảng, số ít % còn lại là hiếm khi và không chia sẻ với GĐ. ĐTB = 3,49 nằm trong khoảng (3,25 ≤ ĐTB ≤ 4) mức độ nội dung xuât hiện rất thường xuyên. Item chia sẻ với bạn bè có ĐTB đạt mức (3,44) cũng nằm trong khoảng nội dung có mức độ chia sẻ thường xuyên trong các nội dung liên lạc của HS. Có thể thấy hoạt động đổi của HS THPT với cha mẹ và bạn bè về học tập rất lớn. Mức độ lựa chọn % hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT.

Cũng với nội dung chia sẻ về học tập, nhưng khảo sát với đội tượng là thầy cô thì chỉ có 18,6% HS thường xuyên, có 21% HS thỉnh thoảng, 28,7% lựa chọn hiếm khi và 31,7% HS không bao giờ SD ĐTDĐ để chia sẻ với thầy cô về nội dung học tập. Các số liệu cho thấy, ĐTB của item đạt 2,26 điểm nằm trong khoảng (1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,5) nội dung liên lạc có mức độ thỉnh thoảng. Số liệu cho thấy một bộ số HS thường xuyên liên lạc với giáo viên chia sẻ về học tâp nhưng vẫn còn khá nhiều học sinh chưa có hành vi SD ĐTDĐ chia sẻ với thầy cô về học tập. Do đặc thù công mối quan hệ của giáo viên và học sinh là hoạt động day và học, nhiều thắc mắc về bài vở được giải quyết trên lớp cho nên hiếm khi có HS SD ĐTDĐ liên lạc với giáo viên để trao đổi thêm về học tập cho nên đây thường là nguyên nhân chính của sự lựa chọn đáng giá của học sinh.

Vấn để nổi bật trong nội dung chia sẻ tâm tư tình cảm với gia đình và giáo viên là không có HS lựa chọn ở mức độ thường xuyên. Chỉ số % các phương án lựa chọn ở mức độ thỉnh thoảng trong item có tỉ lệ rất thấp. Bên cạnh đó có 88% lựa chọn không chia sẻ với gia đình và 95,7% không chia sẻ với thầy cô về tình cảm. Như vậy, trong thực tế đa số HS không thường xuyên trao đổi nội dung về tình cảm với gia đình và thầy cô. Đây là một vấn mang tính chất lịch sử, truyền thống cố hữu

em còn giữ khoảng cách với thầy cô, đề phòng việc quản lý và kiểm soát của cha mẹ cho nên số đông học sinh lựa chọn việc chia sẻ với bạn bè hơn là chia sẻ với cha mẹ và thầy cô, cho đến khi không khắc phục được hậu quả của sự thì gia đình và nhà trường mới được biết. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi cho rằng phụ huynh và thầy cô giáo cần quan tâm tới các em nhiều hơn để có thể trở thành những người bạn chia sẻ, động viên học sinh trong tình huống thực tế kịp thời.

Với nội dung: Cãi nhau, chửi mắng, dọa nạt, lăng mạ người khác có mức độ lựa chọn % ở mức thấp. Rất vui khi không có một học sinh nào lựa chọn nội dung liên lạc trên ở mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng. Riêng với nội dung dọa nạt và lăng mạ người khác có tỉ lệ lựa chọn ở khoảng hiếm khi là 1%. Đây là tỉ lệ rất nhỏ trong số % lựa chọn của HS. Dù vậy, vẫn còn một phần nhỏ HS vẫn còn có những nội dung liên lạc thiếu tích cực. Để hạn chế những trong nội dung liên lạc thiếu lành mạnh, thiếu tích cực trong hành vi SD ĐTDĐ của HS luôn cần có sự định hướng, quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.

3.2.3. Hành vi chơi game trên điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông phổ thông

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ga me nuôi thú ảo Game thể tha o Game nhập va i Game chiến thuật 0 0 2.7% 1% 6.7% 9% 6.7% 7.3% 7% 16% 13.7% 17% 84.3% 77.3% 76.3% 75% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Biểu đồ 3.6: Nội dung hành vi chơi game

Nhìn vào màu sắc của biểu đồ, chúng tôi nhận thấy đa phần học sinh lựa chọn các phương án không bao giờ chơi các loại hình game trên ĐTDĐ chiếm tỉ lệ lớn. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít học sinh lựa chọn việc thường xuyên SD ĐTDĐ để chơi các loại game trên.

Game nhập vai có 2,7% HS lựa chọn mức độ thường xuyên. Có 7,3% lựa chọn thỉnh thoảng, 13% HS lựa chọn hiếm khi và 76,3% HS lựa chọn phương án không bao giờ chơi game trên. Các phương án lựa chọn cho thấy game nhập vai có ĐTB (1.36) đạt số ĐTB cao nhất trong các loại game. ĐTB nằm trong khoảng (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) cũng cho thấy game nhập vai xuất hiện ở mức độ hiếm khi.

Loại hình chơi game có ĐTB cao thứ hai trong bảng % lựa chọn là game chiến thuật với ĐTB đạt 1,34. Game thể thao có ĐTB xếp thứ ba và game nuôi thú ảo là loại game xếp vị trí thứ tư, ít được HS lựa chọn sử dụng nhất.

- So sánh điểm trung bình của các loại game với giá trị giới tính, chúng tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 3.6: So sánh nội dung chơi game với chỉ số về giới tính khách thể

STT Đối tượng Giới tính ĐTB Chỉ số p 1 Game nuôi thú ảo Nam 1,27 0,00 Nữ 1,17 2 Game thể thao Nam 1,50 0,06 Nữ 1,08 3 Game nhập vai Nam 1,67 0,68 Nữ 1,05 4 Game chiến thuật Nam 1,51 0,01 Nữ 1,16

Bảng số liệu cho thấy: Với loại hình game, chúng tôi nhận thấy ĐTB phương án lựa chọn của các bạn nữ thấp hơn ĐTB phương án lựa chọn của các bạn nam. Điều này cho thấy một thực tế là học sinh nam sử dụng ĐTDĐ chơi game nhiều hơn các bạn học sinh nữ.

Trong đó chỉ số p = 0,00 của game nuôi thú ảo, p = 0,01 của game chiến thuật cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Game thể thao có p = 0,06 (< 0,1) cũng cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Trên thực tế, các bạn nam thường thích chơi game hơn các bạn nữ. Trong đó game được số đông học sinh có lựa chọn sử dụng với ĐTB cao nhất là game nhập vai, game thứ hai là game chiến thuật. Đây là hai loại game phù hợp với tâm lý của học sinh. Bởi khi tham gia vào game, học sinh có thể nhập vai, thể hiện chiến lược, trí tuệ qua trò chơi game và tưởng tưởng phong phú về cuộc sống ảo trong game.

3.2.4. Hành vi nghe nhạc trên điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội phổ thông tại thành phố Hà Nội

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nhạc cổ điển Nhạc truyền thống Nhạc hiện đại Ý kiến khác 0 0 42.3% 0.7% 2% 16.3% 19% 2.3% 4.3% 18% 15.3% 0.7% 93.7% 65.7% 23.3% 96.3% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ hành vi giải trí – nghe nhạc

Khi tìm hiểu nội dung hành vi nghe nhạc của HS, chúng tôi nhận thấy học sinh có xu hướng nghe nhạc loại nhạc hiện đại chiếm vị trí cao nhất trong các phương án lựa chọn. Với tỉ lệ lựa chọn mức độ thường xuyên là 42,3%, thỉnh hoảng chiếm 19%, hiếm khi đạt 15,3%. Không bao giờ đạt 23,3%. ĐTB = 2,80 nằm trong khoảng điểm (2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,25) đạt mức nội dung loại nhạc thường xuyên được HS sử dụng.

Dòng nhạc truyền thống và nhạc cổ điển có ĐTB lần lượt là ĐTB = 1,50 và ĐTB = 1,08 thuộc khoảng điểm (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) cho thấy hai nội dung loại nhạc này có mức độ hiếm khi được học sinh nghe trong các loại nhạc hiện nay.

Ngoài ra, một số ý kiến khác được học sinh đưa ra nhạc blu, nhạc cải lương, chèo, .. được các bạn lựa chọn vào phương án khác nhưng theo cách phân loại các dòng nhạc thì các các phương án trên được xếp vào ba dòng nhạc mà chúng tôi đã đưa ra để khảo sát.

Phỏng vấn sâu những đánh giá của học sinh về hậu quả của việc chụp ảnh phản cảm đối với học sinh, một số bạn cho biết có nhiều trường hợp chụp ảnh phản cảm như hình ảnh ngồi trên bia mộ, ảnh về giới tính nhạy cảm bị một số người xấu dùng đăng lên các trang mạng xã hội làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh. Vì

vậy, đa phần học sinh nhận thức được vấn đề cho nên hiếm khi có học sinh lựa chọn phương án.

Kết quả cho thấy trong thực tế đa số học sinh hiếm khi nghe dòng nhạc cổ điển và nhạc truyền thống. Học sinh thường xuyên nghe nhạc hiện đại với những nội dung mới, phù hợp với tâm lý trẻ trung, năng động và bộc lộ rõ cảm xúc qua lời hát, điệu nhạc.

3.2.5. Hành vi quay phim trên điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội phổ thông tại thành phố Hà Nội

- Xử lý % kết quả kháo sát nội dung hành vi quay phim - chụp ảnh, chúng tôi đưa ra được bảng đánh giá như sau:

Bảng 3.7: Thực trạng nội dung hành vi SD ĐTDĐ của học sinh

STT Nội dung quay – chụp

Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

1 Chân dung, kín đáo 39,0 11,3 16,7 33,0 2,56 TX 2 Hình ảnh phản cảm về giới 0,0 0,0 0,3 99,7 1,00 HK 3 Ảnh các bạn đánh nhau 0,0 1,0 6,3 92,7 1,08 HK 4 Hình sinh hoạt tập thể 24,3 17,7 10,3 47,7 2,18 TT 5 Hình ảnh với gia đình 15,3 5,7 18,3 60,7 1,75 TT 6 Hình ảnh với người yêu 2,7 5,0 10,0 82,3 1,28 HK 7 Chụp trộm người khác. 0,0 3,7 9,3 87,0 1,16 HK 8 Ý kiến khác 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 HK Bảng số liệu cho thấy với những nội dung quay - chụp mang tính chất tiêu cực, thiếu lành mạnh như nội dung phản cảm về giới tính, hình ảnh các bạn mất đoàn kết – đánh nhau, chụp trộm người kháclà những nội dung không có học sinh lựa chọn ở mức độ thường xuyên trong bảng % lựa chọn hành vi SD ĐTDĐ. Các nội dung này có ĐTB từ 1,00 đến 1,28 nằm trong khoảng (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) được

xếp vào nhóm những nội dung có mức độ hiếm khi xuất hiện trong các nội dung của hành vi quay phim và chụp ảnh.

Việc chụp ảnh phản cảm về giới có 0,3% học sinh lựa chọn. Đây là tỉ lệ % rất nhỏ nhưng cho thấy vẫn còn có một số học sinh SD ĐTDĐ quay chụp ảnh với những nội dung thiếu lành mạnh. Quay chụp ảnh phản cảm có thể bị người khác lợi dụng, chê bai, … ảnh hưởng đến đời sống tâm lý và sinh hoạt của học sinh. Trong thực tế, nhiều học sinh gặp phải không ít khó khăn khi để lộ những hình ảnh nhạy cảm, những clip quay phim về giới tính thiếu lành mạnh.

Bên cạnh đó còn có 1% trong số học sinh lựa chọn quay chụp các bạn đánh nhau ở mức độ thường xuyên, 6,3% chọn mức độ hiếm khi quay chụp hình ảnh về bạo lực học đường. Có thể vì tính hiếu kỳ, vì nhiều mục đích khác khiến học sinh quay lại, chụp lại những hình ảnh đó. Nhưng việc HS đứng quay phim, chụp ảnh thể hiện một sự thờ ơ, thiếu quan tâm trong cảm xúc đối với những người bị đánh và thực hiện đánh đạp, bắt nạt người khác. Đây là một trong số những hành vi không được khuyến khích trong các hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

Hành vi quay và chụp ảnh trộm người khác có 3,7% HS lựa chọn ở mức độ thỉnh thoảng, 9,3% lựa chọn ở mức độ hiếm khi. Chỉ số % cho thấy một số học sinh có hành vi quay lén, quay trộm người khác mà không được sự đồng ý của người bị quay là hành vi không được khuyến khích.

Tìm hiểu sự đánh giá của học sinh về việc tự ý đăng ảnh của người khác, nhiều em cho rằng đây là việc làm thiếu tôn trọng người bị chụp ảnh. Một số bạn đăng ảnh lên mạng mà không hỏi ý kiến của người được chụp. Vì vậy, nhiều bạn cảm thấy khó chịu và bực mình khi bị người khác sử dụng hình ảnh của mình trên trang cá nhân.

Tại điều 121 của Bộ luật hình sự có nội dung: Hành vi phát tán ảnh khỏa thân, ảnh sinh hoạt đặc biệt, phim quay lén của người khác nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác là vi phạm pháp luật và có dấu hiệu phạm tội làm nhục người khác. Vì thế nếu HS có mục đích quay chụp người khác nhằm xúc phạm nhân phẩm, dnah dự của họ là việc vi phạm pháp luật.

- Việc HS chụp ảnh, quay phim trên ĐTDĐ với những mục đích khác nhau đang trở thành đề tài cấp thiết mà nhiều nhà báo, nhiều nhà giáo cũng như nhiều Khảo sát mục đích của hành vi SD ĐTDĐ của HS PTTH chúng tôi có kết quả:

Bảng 3.8: Mục đích hành vi quay phim, chụp ảnh trên ĐTDĐ

STT Mục đích Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Giữ khoảnh khắc đẹp 50,3 25,7 0,7 23,3 3,03 RTX 2 Tạo sự nổi tiếng 0,0 0,7 4,3 95,0 1,05 HK 3 Đăng ảnh trêu bạn 0,0 3,3 5,3 91,3 1,12 HK 4 Trả thù 0,0 0,0 0,0 100,0 1,00 HK Bảng số liệu cho thấy mục đích lưu giữ khoảnh khắc đẹp có ĐTB là 3,03 là mục đích có ĐTB cao nhất, thuộc nhóm điểm mức độ rất thường xuyên (3,25 ≤ ĐTB ≤ 4). Ngoài ra với những item khác về mục đích quay phim trong bảng biểu ĐTB đều nằm trong khoảng ở mức độ hiếm khi xuất hiện (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75). Không có tỉ lệ % lựa chọn thường xuyên trong các item: Tạo sự nổi tiếng, trêu chọc bạn bè, trả thù người bạn ghét. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số Hs lựa chọn phương án thỉnh thoảng đăng ảnh trêu chọc bạn bè (3,3%), tạo sự nổi tiếng (0,7%).

Từ bảng số liệu, chúng tôi thấy đa số học sinh thường xuyên SD ĐTDĐ vào mục đích quay chụp các hình ảnh đẹp để lưu giữ. Bên cạnh đó vẫn còn một số bạn học sinh lựa chọn mục đích thiếu lành mạnh khi quay chụp nhưng số lượng học sinh này chiếm tỉ lệ % rất nhỏ trong số những học sinh SD ĐTDĐ. Vì vậy, xét về mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 70)