Quan điểm của các nhà Tâm lý học nhân văn về hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1. Một số quan điểm của các nhà tâm lý họ cở nƣớc ngoài

1.1.3. Quan điểm của các nhà Tâm lý học nhân văn về hành vi

Quan điểm của nhà tâm lý học A.Maslow

A.Maslow được coi là “người cha tinh thần” của tâm lý học nhân văn (ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX). Trong lý thuyết của mình, A.Maslow đưa ra năm mức thang nhu cầu con con người, các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự nhất định từ bậc thấp tới bậc cao. Nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì nảy sinh nhu cầu bậc cao hơn.

- Nhu cầu sinh lý: Theo Maslow, nhu cầu sinh lý là nhu cầu bậc thấp của con người. Đây là nhu cầu đảm bảo cho sự tồn tại của con người như thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi,.. Đây là nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động mạnh mẽ nhất. Nhu cầu sinh lý là nền tảng quyết định sự tồn tại, đỏi hỏi được thỏa mãn đầu tiên. Khi nhu cầu này thỏa mãn thì những nhu cầu khác mới có thể xuất hiện.

- Nhu cầu an toàn: Đây là nhu cầu thứ 2 trong mức thang nhu cầu. Con người cần được đảm bảo sự an toàn của bản thân. Nếu bản thân không được an toàn, con người phải vướng bận ở nhu cầu này, không thỏa mãn được nhu cầu an toàn thì con người cũng không có nhu cầu khác.

- Nhu cầu xã hội: Trong quá trình sinh sống, con người cần có các mối quan hệ xã hội như giao tiếp, trao đổi, qua lại với nhau. Nếu con người không tham gia

vào nhóm xã hội, học các quy luật, trật tự cũng như những khuôn phép xã hội, cùng nhau đấu tranh với thiên tai, lũ lụt, cần có sự gắn kết, … Chính vì thế ở con người có nhu cầu xã hội, khác hẳn với các loài động vật khác. Đây chính là nấc thang thức ba trong tháp nhu cầu.

- Nhu cầu tôn trọng: Con người tham gia vào nhóm xã hội. Đấu tranh để tiến xa hơn trong công việc, trong hoạt động. Con người đòi hỏi phải có quyền lực điều đó đưa con người vào vị trí ganh đua, cạnh tranh và có nảy sinh một nhu cầu đó chính là nhu cầu được mọi người chú ý đến, được mọi người tôn trọng. Đây là nhu cầu thứ tư, đỏi hỏi được sự thỏa mãn.

- Nhu cầu tự khẳng định: Trong các nấc thang nhu cầu, đây là nhu cầu được xếp ở nấc thang cao nhất. Maslow cho rằng việc tự định hướng bản thân, hoàn thiện bản thân chính là mục tiêu hướng tới của mỗi con người. Con người luôn mong muốn sự hoàn thiện, hoàn hảo, muốn khẳng định sự tồn tại của cá nhân mình đối với những người khác.

Đây chính là năm nấc thang trong tháp nhu cầu mà Maslow đưa ra. Mỗi con người sinh ra đều có 5 nhu cầu, sinh ra là con người đã có những nhu cầu đó. Tuy nhiên, muốn thỏa mãn được các nhu cầu thì con người cần được học tập, rèn luyện. Quá trình tham gia vào hoạt động xã hội chính là quá trình rèn luyện, quá tình hình thành hành vi. Từ đó, quan điểm này cho rằng con người có những hành vi khác nhau khi cần thỏa mãn nhu cầu khác nhau. Con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi theo cơ chế thỏa mãn này. Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác xuất hiện, bên cạnh đó là sau những hành hành vi này diễn ra thì sẽ có những hành vi khác diễn ra tiếp theo đó. Maslow coi trọng việc thỏa mãn nhu cầu bên trong của con người mà không coi trọng nguyên nhân của hành vi là do tác động của các yếu tố bên ngoài hay yếu tố bên trong. Tác giả lý giải hành vi con người trên cơ sở tôn trọng con người với tư cách cá nhân - tôn trọng giá trị sáng tạo, trách nhiệm cũng như các phẩm chất cá nhân. Theo trường phái này, hành vi của con người không chỉ bao gồm hành vi quan sát được mà còn bao gồm hành vi không quan sát được.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)