TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 53 - 54)

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu

+ PTTH Alfred Nolbel, thành lập được ba năm. Vị trí của trường là tầng 3, Toàn nhà Lô 1, Khu Đô Thị Trung Hòa, Nhân Chính. Số lượng HS trường THPT Alfred Nolbel có 230 học sinh. Độ tuổi từ 15 – 19 tuổi. Chia làm ba khối lớp: Khối 10, khối 11 và khối 12. Các khối lớp không có sự phân biệt về trình độ lực học của HS. Với phạm vi của nghiên cứu, chúng tôi chỉ tìm hiểu 150 HS, tương đương với mỗi khối 2 lớp để điều tra. Số lượng giáo viên chủ nhiệm: có 9 giáo viên. 9 cán bộ hỗ trợ nội trú. 15 giáo viên bộ môn. 7 cán bộ văn phòng, hành chính.

HS trường Alfred Nolbel được các thầy cô đánh giá về mặt đạo đức là HS ngoan, nề nếp và thực hiện tốt đạo đức, lối sống của HS THPT. Đa phần là HS có hoàn cảnh điều kiện kinh tế khá giả. Vì thế, hầu hết HS được cung cấp ĐTDĐ để sử dụng từ rất sớm. Đây là một nguồn khách thể tiềm năng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn.

+ THPT Đào Duy Từ được thành lập cách đây 10 năm. Đây là một trường cấp ba với số lượng HS tương đối đông. Mỗi năm trường có nhiều HS đạt nhiều thành tích cấp quận, thành phố và đỗ vào đại học tương đối lớn. Số lớp hiện tại của trường là 28 lớp. Mỗi lớp có sỹ số trung bình là 40 HS. Với số lượng giáo viên chủ nhiệm 28 thầy - cô giáo, 50 các thầy cô giáo bộ môn và 17 cán bộ công nhân viên trong trường hỗ trợ công tác quản lý, hành chính, bảo vệ.

HS trường Đào Duy Từ với số lượng tương đối đông. Các em có nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuy nhiên, HS trường Đào Duy Từ cũng được các thầy cô đánh giá là HS có truyền thống hiếu học, có nề nếp và đạo đức tốt. Bên cạnh đó, do số lượng HS tương đối đông, hoàn cảnh gia đình của học sinh có nhiều gia đình có điều kiện nhưng cũng có nhiều gia đình kinh tế khó khăn. Điều này có quyết định không nhỏ tới việc cha mẹ đầu tư ĐTDĐ cho con cái sử dụng. Vì thế, đây cũng là một môi trường có nhiều điểm thuận lợi để chúng tôi tiến hành điều tra hành vi sử

dụng ĐTDĐ của học sinh. Về mặt khách thể, chúng tôi nghiên cứu 150 HS trường Đào Duy từ ở ba khối lớp.

- Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu bao gồm 300 HS ở lứa tuổi học sinh THPT, biểu thị qua bảng số sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)