Thực trạng nội dung hành vi SDĐTDĐ của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 77 - 79)

STT Nội dung quay – chụp

Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

1 Chân dung, kín đáo 39,0 11,3 16,7 33,0 2,56 TX 2 Hình ảnh phản cảm về giới 0,0 0,0 0,3 99,7 1,00 HK 3 Ảnh các bạn đánh nhau 0,0 1,0 6,3 92,7 1,08 HK 4 Hình sinh hoạt tập thể 24,3 17,7 10,3 47,7 2,18 TT 5 Hình ảnh với gia đình 15,3 5,7 18,3 60,7 1,75 TT 6 Hình ảnh với người yêu 2,7 5,0 10,0 82,3 1,28 HK 7 Chụp trộm người khác. 0,0 3,7 9,3 87,0 1,16 HK 8 Ý kiến khác 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 HK Bảng số liệu cho thấy với những nội dung quay - chụp mang tính chất tiêu cực, thiếu lành mạnh như nội dung phản cảm về giới tính, hình ảnh các bạn mất đoàn kết – đánh nhau, chụp trộm người kháclà những nội dung không có học sinh lựa chọn ở mức độ thường xuyên trong bảng % lựa chọn hành vi SD ĐTDĐ. Các nội dung này có ĐTB từ 1,00 đến 1,28 nằm trong khoảng (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) được

xếp vào nhóm những nội dung có mức độ hiếm khi xuất hiện trong các nội dung của hành vi quay phim và chụp ảnh.

Việc chụp ảnh phản cảm về giới có 0,3% học sinh lựa chọn. Đây là tỉ lệ % rất nhỏ nhưng cho thấy vẫn còn có một số học sinh SD ĐTDĐ quay chụp ảnh với những nội dung thiếu lành mạnh. Quay chụp ảnh phản cảm có thể bị người khác lợi dụng, chê bai, … ảnh hưởng đến đời sống tâm lý và sinh hoạt của học sinh. Trong thực tế, nhiều học sinh gặp phải không ít khó khăn khi để lộ những hình ảnh nhạy cảm, những clip quay phim về giới tính thiếu lành mạnh.

Bên cạnh đó còn có 1% trong số học sinh lựa chọn quay chụp các bạn đánh nhau ở mức độ thường xuyên, 6,3% chọn mức độ hiếm khi quay chụp hình ảnh về bạo lực học đường. Có thể vì tính hiếu kỳ, vì nhiều mục đích khác khiến học sinh quay lại, chụp lại những hình ảnh đó. Nhưng việc HS đứng quay phim, chụp ảnh thể hiện một sự thờ ơ, thiếu quan tâm trong cảm xúc đối với những người bị đánh và thực hiện đánh đạp, bắt nạt người khác. Đây là một trong số những hành vi không được khuyến khích trong các hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

Hành vi quay và chụp ảnh trộm người khác có 3,7% HS lựa chọn ở mức độ thỉnh thoảng, 9,3% lựa chọn ở mức độ hiếm khi. Chỉ số % cho thấy một số học sinh có hành vi quay lén, quay trộm người khác mà không được sự đồng ý của người bị quay là hành vi không được khuyến khích.

Tìm hiểu sự đánh giá của học sinh về việc tự ý đăng ảnh của người khác, nhiều em cho rằng đây là việc làm thiếu tôn trọng người bị chụp ảnh. Một số bạn đăng ảnh lên mạng mà không hỏi ý kiến của người được chụp. Vì vậy, nhiều bạn cảm thấy khó chịu và bực mình khi bị người khác sử dụng hình ảnh của mình trên trang cá nhân.

Tại điều 121 của Bộ luật hình sự có nội dung: Hành vi phát tán ảnh khỏa thân, ảnh sinh hoạt đặc biệt, phim quay lén của người khác nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác là vi phạm pháp luật và có dấu hiệu phạm tội làm nhục người khác. Vì thế nếu HS có mục đích quay chụp người khác nhằm xúc phạm nhân phẩm, dnah dự của họ là việc vi phạm pháp luật.

- Việc HS chụp ảnh, quay phim trên ĐTDĐ với những mục đích khác nhau đang trở thành đề tài cấp thiết mà nhiều nhà báo, nhiều nhà giáo cũng như nhiều Khảo sát mục đích của hành vi SD ĐTDĐ của HS PTTH chúng tôi có kết quả:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)