Đánh giá chung về hành vi SDĐTDĐ của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 61 - 65)

STT Hành vi Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ. 1 Nghe – gọi 38,3 58,0 3,7 0 3,34 RTX 2 Nhắn tin – chat 63,0 36,7 0,3 0 3,62 RTX 3 Nghe nhạc 25,0 37,0 28,3 9,7 2,77 TX 4 Quay phim 2.0 29,7 43,3 25,0 2,08 TX 5 Chụp ảnh 12,3 34,0 34,0 19,3 2,39 TX 6 Tìm kiếm TT học tập 23.0 31,7 14,3 31,0 2,46 TX 7 Đọc báo 20,7 36,0 16,7 26,7 2,50 TX 8 Chơi game 20,7 26,7 14,0 38,7 2,29 TX 9 Quay cóp bài thi 0 0 6,7 93,3 1,06 HK

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả khảo sát về các loại hành vi SD ĐTDĐ của học sinh, chúng tôi nhận thấy hành vi nhắn tin – chat là hành vi có ĐTB 3,62, nằm trong khoảng 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 đây là hành vi có mức độ xuất hiện rất thường xuyên trong nhóm các hành vi SD ĐTDĐ. Với 63% HS lựa chọn phương án trả lời ở mức độ thường xuyên, 36,7% học sinh lựa chọn mức độ thỉnh thoảng, 0,3% HS lựa chọn phương án hiếm khi và không bao giờ. Như vậy, về thực tế với tất cả HS khảo sát đều có hành vi SD ĐTDĐ nhắn tin, chat. Nhưng đa số học sinh lựa chọn nhắn tin chat ở mức độ thường xuyên. Nguyên nhân của hành vi là do ĐTDĐ có nhiều phần mềm phục vụ việc nhắn tin, chat miễn phí, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh

tế của HS. Nhắn tin – chat thường không làm ồn, không ảnh hưởng tới những người xung quanh, đem lại sự thỏa mãn cầu trao đổi, giao tiếp của HS nhanh chóng. Vì vậy đối với HS nhắn tin trên ĐTDĐ là một hành vi phổ biến, tất cả HS khảo sát ít nhiều đều có hành vi này.

Mức độ % lựa chọn thường xuyên nghe – gọi là 38,3% < 58,0% là mức độ thỉnh thoảng. có 3,7% lựa chọn mức độ hiếm khi. Tỉ lệ % cho thấy ĐTB = 3,34, nằm trong khoảng điểm hành vi có mức độ xuất hiện rất thường xuyên nhóm các hành vi SD ĐTDĐ. Hành vi nghe - gọi phụ thuộc vào đối tượng gọi liên lạc và kinh phí dịch vu. Hiện nay ĐTDĐ thông minh được thiết kế với nhiều phần mềm phục vụ hành vi nghe – gọi miễn phí như Viber, Zalo, tham gia đăng ký nghe gọi theo nhóm, … HS có thể SD ĐTDĐ nghe - gọi thường xuyên với nhiều đối tượng khác nhau mà không bị tính phí dịch vụ. Nhưng không phải ĐTDĐ nào cũng cài đặt được phần mềm này, chỉ với một số ĐTDĐ thông minh mới có được loại hình dịch vụ này. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ nghe – gọi so với hành vi nhắn tin – chat của HS.

Hành vi nghe nhạc có 9,7% HS lựa chọn phương án không bao giờ, đây là điểm khác biệt so với hai hành vi nhắn tin – chat và nghe gọi. Thực tế cho thấy một số học sinh SD ĐTDĐ không có đủ tính năng nghe nhạc, cập nhật internet nên không có hành vi nghe nhạc. Với 25% lựa chọn thường xuyên, 28,3% HS lựa chọn hiếm khi và 37% thỉnh thoảng. ĐTB đạt 2,77 thuộc nhóm điểm nằm trong khoảng (2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,25) hành vi có mức độ thường xuyên.

Tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo là hai hành vi có nhiều điểm tương đồng với nhau. Bởi nếu ĐTDĐ có tính năng cập nhật internet thì HS có hành vi tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo, nhưng không phải HS nào cũng có những hành vi đó. Nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi thấy mức độ thường xuyên của hành vi tìm kếm thông tin học tập là 23,0% cao hơn 20,7% là mức độ % lựa chọn thường xuyên của hành vi đọc báo. Mức độ thỉnh thoảng và hiếm khi của hành vi tìm kiếm thông tin học tập là 31,7% và 14,3% đều thấp hơn tỉ lệ % lựa chọn phương án thỉnh thoảng và hiếm khi của hành vi đọc báo là 36,0% và 16,7%. Ngoài ra, tìm kiếm thông tin học tập có 31%, đọc báo có 26,7% học sinh lựa chọn phương án không

bao giờ. Điều này cho thấy có khoảng 1/3 học sinh được khảo sát trong thực tế không có hành vi SD ĐTDĐ tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo. Xét về ĐTB, hành vi đọc báo có ĐTB là 2,50 < 2,46 là ĐTB của hành vi tìm kiếm thông tin học tập. Mức điểm cho thấy hai loại hành vi nằm trong nhóm có mức độ biểu hiện thường xuyên trong các hành vi SD ĐTDĐ của Hs.

Chơi game và đọc báo là hai nhóm hành vi có cùng tỉ lệ 20,7 % HS lựa chọn phương án ở mức độ thường xuyên. Nhưng có sự khác nhau về mức độ Hs lựa chọn thỉnh thoảng và hiếm khi, hành vi đọc báo có tỉ lệ % lựa chọn ở các item này cao hơn tỉ lệ % của các hành vi chơi game. Tương đương với đó là có sự lớn hơn về mức ĐTB. Hành vi đọc báo có ĐTB = 2,50, chơi game có ĐTB = 2,29. Hai nhóm hành vi có ĐTB nằm trong khoảng (1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,5) là khoảng hành vi có mức độ xuất hiện thỉnh thoảng. Với thực trạng về nội dung khảo sát của nhiều tác giả về vấn đề HS chơi game, nghiện game trên ĐTDĐ dẫn đến kết quả học tập sa sút. Về kết quả số liệu thống kê cho thấy mức độ xuất hiện của hành vi của đối tượng HS PTTH là mức độ khả quan, phù hợp với HS THPT.

Vấn đề HS quay phim, chụp ảnh và đăng ảnh lên trang Web cá nhân của HS trong xã hội hiện nay đang là một mối quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhiều học sinh chụp ảnh phản cảm, không phù hợp với truyền thống văn hóa, lứa tuổi và giới tinh, .. Nhiều clip về bạo lực học đường, quay lén trong giờ học, .. đều do học sinh là người đăng lên mạng xã hội, gây xôn sao dư luận và khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Từ đó, khảo sát hành vi quay phim - chụp ảnh là một mục tiêu mà luận văn muốn tìm hiểu.

Từ kết quả lựa chọn phương án trả lời của HS, chúng tôi nhận thấy hành vi chụp ảnh có mức độ xuất hiện nhiều hơn hành vi quay phim. Mức độ lựa chọn thường xuyên 12,3% và thỉnh thoảng là 34,0% của hành vi chụp ảnh lớn hơn mức độ lựa chọn thường xuyên 2,0% và thỉnh thoảng là 29,7% của hành vi quay phim. Hành vi chụp ảnh có ĐTB 2,39 > 2,08 là ĐTB của hành vi quay phim. Điều này cho thấy hành vi chụp ảnh của học sinh được lựa chọn SD nhiều hơn hành vi quay phim. Với số ĐTB như vậy, hai hành vi này cũng xếp vào khoảng hành vi ở mức

Nguyên nhân việc chụp ảnh được lựa chọn nhiều hơn quay phim đó là một số loại ĐTDĐ có thể chụp ảnh và chụp đẹp nhưng không thể quay phim và có những thước phim đẹp. Quay phim phụ thuộc vào ánh sáng, âm thanh và vị trí người quay phim. Nhưng chụp ảnh thường dễ dàng, nhanh gọn hơn, vẫn lưu giữ được khoảnh khắc đặc biệt. Vì vậy, số học sinh có hành vi chụp ảnh đông hơn SD hành vi quay phim

Xử lý số liệu về hành vi SD ĐTDĐ vào việc quay cop bài thi, chúng tôi có kết quả khảo sát như sau: Kết quả mang tính tích cực với 93,3% HS chọn phương án không bao giờ SD ĐTDĐ trong thi cử. Không có HS chọn mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng. Có 6,7% HS chọn phương án SD ĐTDĐ trong thi cử. Đây là tỉ lệ không nhiều về % trong số HS tham gia khảo sát. ĐTB = 1,6% nằm trong khoảng điểm (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) đạt mức độ hành vi hiếm khi trong các hành vi SD ĐTDĐ của HS. Tỉ lệ % cho thấy một thực tế là HS vẫn SD ĐTDĐ trong thi cử mặc dù nhận thức cao về việc SD ĐTDĐ trong thi cử là vi phạm nguyên tắc của nhà trường và BGD. Nguyên nhân của hành vi có thể do học sinh bị áp lực từ việc phải đạt điểm cao trong thi cử, do gia đình kỳ vọng mà bản thân có nhiều hạn chế về khả năng học tập,… dẫn tới hành vi quay cop bài trong thi cử. Vì vậy gia đình, nhà trường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong quá trình tìm hiểu tâm lý học sinh để có hình thức nhắc nhở và phổ biến kịp thời về vấn đề SD ĐTDĐ trong thi cử cho HS rút kinh nghiệm và có hành vi phù hợp hơn.

Với khảo sát nhằm tìm hiểu thêm những hành vi SD ĐTDĐ khác trong item chưa đưa ra, chúng tôi thu được kết quả với một số hành vi SD ĐTDĐ như hành vi gương trang điểm, theo dõi – định vị là hai loại hành vi mà một số học sinh đưa ra.

Như vậy, nhìn lại hệ thống hành vi SD ĐTDĐ, chúng tôi nhận thấy có hai loại hành vi SD ĐTDĐ của HS PTTH xếp hạng hành vi ở mức độ rát thường xuyên đó là hành vi nhắn tin – chat và nghe – gọi. Không có hành vi nào có mức độ thường xuyên. Một số hành vi đạt ở mức độ hành vi ở mức thỉnh thoảng là nghe nhạc, đọc báo, tìm kiếm thông tin học tập, chơi game, chụp ảnh và quay phim. Riêng hành vi SD ĐTDĐ trong thi cử xuất hiện ở mức độ hiếm khi. Đa số các hành vi SD ĐTDĐ của HS phù hợp với hoạt động chủ

đạo, đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS PTTH, vẫn còn số ít học sinh SD ĐTDĐ vào thi cử, là hành vi mang tính tiêu cực, không được khuyến khích.

- Thực hiện phép so sánh hành vi SD ĐTDĐ của học sinh tại hai trường, chúng tôi có kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)