Các biểu hiện hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 48)

2. Một số khái niệm chính của đề tài

2.4. Khái niệm hành vi sử dụng điện thoại di dộng của học sinh trung học

2.4.2. Các biểu hiện hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học

Trung học phổ thông.

Các biểu hiện của hành vi SD ĐTDĐ của học sinh rất phong phú. Một số biểu hiện cụ thế như:

Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh là nhắn tin – chat, nghe – gọi, chơi game, đọc báo, quay phim, chụp ảnh, nghe nhạc và quay cop bài trong thi cử.

Khoảng thời gian trong ngày của hành vi SD ĐTDĐ của học sinh. Không gian biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

2.4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông

2.4.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan - Nhóm các yếu tố tâm lý + Động cơ sử dụng

Hành vi sử dụng là hành vi xã hội, hành vi có ý thức của con người. Vì thế, nếu không có động cơ thúc đẩy thì hành sử dụng điện thoại không thực hiện được. Như vậy, động cơ là nguyên nhân bên trong và là động lực thúc đẩy hành vi, những mối quan hệ giữa hành vi và động cơ hết sức phức tạp. Có thể cùng một động cơ nhưng thúc đẩy các hành vi khác nhau, và ngược lại có trường hợp cùng một hành vi lại do nhiều động cơ khác nhau quy định. Trên thực tế một hành vi thông thường không phải do một, mà nhiều động cơ thúc đẩy, các động cơ này đan xen lẫn nhau, thậm chí là có những động cơ trái ngược nhau gây ra. Trong đó động cơ nào có cường độ mạnh, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với học sinh sẽ trở thành động cơ chủ đạo, những động cơ nào có cường độ yếu, không quan trọng sẽ trở thành động cơ thứ yếu không chủ đạo. Nói chung, thường hành SD ĐTDĐ của HS là do động cơ chủ đạo quyết định.

- Nhóm yếu tố cá nhân + Giới tính:

Giới tính có một phẩn ảnh hưởng đến hành vi đặc trưng của con người nói chung và hành vi sử dụng điện thoại nói riêng. Thông thường HS nam ở độ tuổi THPT thường có điểm mạnh mẽ hơn HS nữ trong tính cách và trong cách thức tác động lên ĐTDĐ. HS nam thường thể hiện sự khác biệt so với HS nữ qua các hành vi phục vụ nhu cầu giải trí, thể hiện bản thân như chơi game, chụp ảnh, quay phim. Khi SD ĐTDĐ, HS nam không quan tâm tới những người xung quanh đánh giá

hành vi của mình còn các bạn nữ thường rụt rè hơn và lo sợ mọi người xung quanh đánh giá.

HS nữ có tính cách dịu dàng, nhút nhát hơn thường thích nhưng loại điện thoại nhỏ nhắn, màu sắc sặc sỡ hơn. Thông thường ở độ tuổi HS THPT, các bạn nữ có xu hướng giải trí, trao đổi, tâm sự nhiều hơn các bạn nam. Vì thế họ coi trong tính năng tiện lợi về bàn phím để có thể nhắn tin, chát, nghe gọi và chụp ảnh,.. hơn là các tính năng khác.

2.4.3.2. Nhóm yếu tố khách quan - Yếu tố bạn bè (a dua, bắt chƣớc)

HS THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn bè khác nhau. HS có thể tham gia nhóm bạn học cùng trường, hay khác trường khi cùng tham gia học thêm tại một cơ sở nào đó. Các nhóm bạn được mở rộng hơn trong khu vực – địa bàn sinh sống, các khối lớp, ... Mỗi nhóm bạn bè có một nét văn hóa, có cách SD ĐTDĐ mang tính đặc trưng riêng theo lứa tuổi. Đây là một trong các yếu tố tác động đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh phổ thông.

- Yếu tố gia đình

+ Về mặt kinh tế: Điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng nhất định tới hành vi SD ĐTDĐ của HS. Học sinh có điện thoại với nhiều tính năng thường có gia đình điều kiện kinh tế khá giả hơn là những HS có hoàn cảnh gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình. Bên cạnh đó học sinh thuộc gia đình có điều kiện kinh tế thường tiêu tốn nhiều tiền cho việc mua thẻ điện thoại, thẻ chơi game, ..Vì vậy, điều kiện kinh tế gia đình cũng là một nguyên nhân tác động đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

+ Về truyền thống văn hóa gia đình trong việc sử dụng điện thoại di động

Việc quan sát các hành vi mẫu là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh. Trong gia đình có hành vi mẫu của người thân vào những mục đích thiếu lành mạnh, không phù hợp với truyền thống khiến HS học tập theo mẫu. Ngoài ra, người thân trong gia đình thường xuyên nhắc nhở và định hướng

cách thức, thời gian, không gian SD ĐTDĐ giúp hình thành và phát triển hành vi SD ĐTDĐ của HS đúng đắn và mang lại hiệu quả tích cực.

- Yếu tố nhà trƣờng

ĐTDĐ là tài sản cá nhân của học sinh nên một số trường học lựa chọn cách đưa ra thông báo với nội quy phổ biến là cấm SD ĐTDĐ trong các giờ học, hoặc yêu cầu giáo viên và học sinh thực hiện việc thu điện thoại trước khi HS vào lớp và chỉ cho HS SD ĐTDĐ khi hết giờ học. Ngoài ra, nhà trường thường tuyên truyền về những thuận lợi và khó khăn khi SD ĐTDĐ nhằm giúp HS có được đính hướng đúng đắn khi SD ĐTDĐ trong trường, lớp và ở nhà.

- Yếu tố các tính năng trên ĐTDĐ

Thời gian gần đây, nhiều hãng ĐTDĐ ra đời với nhiều màu sắc - tính năng hiện đại, thu hút sự chú ý của đa số người SD ĐTDĐ, đặc biệt lứa tuổi học sinh PTTH. Với những tiện ích mà SD ĐTDĐ thông minh đem lại như hiện nay, phần lớn HS PTTH sử dụng những loại ĐTDĐ kết nối internet để sử dụng các tính năng nghe nhạc, giải trí, soạn thảo văn bản,... nhằm hạn chế mức kinh phí cho các loại hình dịch vụ này. Đây là xu hướng chung về cách lựa chọn ĐTDĐ của HS.

- Tiểu kết chƣơng 1

Trên cở sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về Hành vi và hành vi SD ĐTDĐ của học sinh PTTH tại thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy:

Hành vi nói chung và Hành vi SD ĐTDĐ điện thoại nói riêng được nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu cơ bản, cụ thể nào về Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh THPT. Các loại hình dịch vụ của ĐTDĐ ngày càng phát triển dẫn tới hành vi SD ĐTDĐ của học sinh cũng ngày càng phong phú. Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh càng cần được định hướng cho phù hợp với hoạt động chủ đạo, tâm lý và nhu cầu của lứa tuổi học sinh.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra khái niệm Hành vi sử dụng điện thoại di động của HS THPT là những biểu hiện bên ngoài của học sinh trong quá trình sử dụng ĐTDĐ, gắn liền với động cơ, mục đích.

Ngoài ra, hành vi SD ĐTDĐ của học sinh THPT bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như giới tính cá nhân, yếu tố văn hóa SD ĐTDĐ của những người xung quanh, yếu tố kinh tế gia đình và sự quản lý của nhà trường tác động đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh THPT tại Hà Nội.

Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu

+ PTTH Alfred Nolbel, thành lập được ba năm. Vị trí của trường là tầng 3, Toàn nhà Lô 1, Khu Đô Thị Trung Hòa, Nhân Chính. Số lượng HS trường THPT Alfred Nolbel có 230 học sinh. Độ tuổi từ 15 – 19 tuổi. Chia làm ba khối lớp: Khối 10, khối 11 và khối 12. Các khối lớp không có sự phân biệt về trình độ lực học của HS. Với phạm vi của nghiên cứu, chúng tôi chỉ tìm hiểu 150 HS, tương đương với mỗi khối 2 lớp để điều tra. Số lượng giáo viên chủ nhiệm: có 9 giáo viên. 9 cán bộ hỗ trợ nội trú. 15 giáo viên bộ môn. 7 cán bộ văn phòng, hành chính.

HS trường Alfred Nolbel được các thầy cô đánh giá về mặt đạo đức là HS ngoan, nề nếp và thực hiện tốt đạo đức, lối sống của HS THPT. Đa phần là HS có hoàn cảnh điều kiện kinh tế khá giả. Vì thế, hầu hết HS được cung cấp ĐTDĐ để sử dụng từ rất sớm. Đây là một nguồn khách thể tiềm năng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn.

+ THPT Đào Duy Từ được thành lập cách đây 10 năm. Đây là một trường cấp ba với số lượng HS tương đối đông. Mỗi năm trường có nhiều HS đạt nhiều thành tích cấp quận, thành phố và đỗ vào đại học tương đối lớn. Số lớp hiện tại của trường là 28 lớp. Mỗi lớp có sỹ số trung bình là 40 HS. Với số lượng giáo viên chủ nhiệm 28 thầy - cô giáo, 50 các thầy cô giáo bộ môn và 17 cán bộ công nhân viên trong trường hỗ trợ công tác quản lý, hành chính, bảo vệ.

HS trường Đào Duy Từ với số lượng tương đối đông. Các em có nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuy nhiên, HS trường Đào Duy Từ cũng được các thầy cô đánh giá là HS có truyền thống hiếu học, có nề nếp và đạo đức tốt. Bên cạnh đó, do số lượng HS tương đối đông, hoàn cảnh gia đình của học sinh có nhiều gia đình có điều kiện nhưng cũng có nhiều gia đình kinh tế khó khăn. Điều này có quyết định không nhỏ tới việc cha mẹ đầu tư ĐTDĐ cho con cái sử dụng. Vì thế, đây cũng là một môi trường có nhiều điểm thuận lợi để chúng tôi tiến hành điều tra hành vi sử

dụng ĐTDĐ của học sinh. Về mặt khách thể, chúng tôi nghiên cứu 150 HS trường Đào Duy từ ở ba khối lớp.

- Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu bao gồm 300 HS ở lứa tuổi học sinh THPT, biểu thị qua bảng số sau:

Bảng 2.1: Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu THPT Alfred Nolbel THPT Đào Duy từ Tổng

Học sinh THPT Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 300 50 50 50 50 50 50

2.1.2. Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

+ Tìm kiếm tài liệu: Mục đích tìm hiểu, tham khảo các tài liệu có liên quan ở trong và ngoài nước nhằm lý giải các kết quả nghiên cứu.

+ Nội dung: Tìm những tài liệu liên quan tới hành vi SD ĐTDĐ của HS PTTH và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT.

+ Mục đích: Phân tích, tổng hợp và xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn.

+ Thực trạng nhận thức của HS THPT về hành vi SD ĐTDĐ. + Thực trạng về các biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT.

+ Thực trạng về các yếu tố tác động tới hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT. + Thực trạng về ảnh hưởng của hành vi SD ĐTDĐ đến kết quả học tập, sự tâm lý của HS THPT.

+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích các hành vi SD ĐTDĐ tích cực và hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập và phát triển đạo đức, lối sống của HS THPT.

- Giai đoạn điều tra, khảo sát

+ Giai đoạn điều tra thử: Thời gian từ 15/01/2014 – 30/01/2014.

Điều tra thử 20 HS trên địa điểm trường THPT Alfred Nolbel và trường THPT Lê Quý Đôn để có cái nhìn cơ bản về hành vi SD ĐTDĐ của HS. Chúng tôi điều tra thử cha mẹ và HS tại những địa điểm dự định nhằm tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong quá trình điều tra. Từ đó chỉnh sửa ngôn ngữ, các ý tưởng của item trong một số câu hỏi cho phù hợp với số đông người trả lời.

+ Giai đoạn điều tra chính thức: Thời gian từ 03/3/2014 – 03/4/2014.

Điều tra số lượng là 300 HS với 300 bảng hỏi cho học sinh của hai trường THPT Alfred Nolbel và trường THPT Lê Quý Đôn.

- Xử lý số liệu và viết báo cáo

Sau khi thu thập được dữ liệu thông qua khảo sát, tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học và viết báo cáo tổng hợp.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lý luận 2.2.1. Nghiên cứu lý luận - Mục đích nghiên cứu:

Hệ thống hóa các nghiên cứu về hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT trong và ngoài nước. Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi SD ĐTDĐ của con người nói chung và của HS THPT nói riêng. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT.

- Nội dung nghiên cứu lý luận:

Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước về hành vi SD ĐTDĐ, tìm khoảng trống để tiến hành nghiên cứu. Chỉ ra được các khái niệm công cụ như: Hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT và một số khái niệm công cụ khác; làm sáng tỏ quan điểm lý luận hành vi SD ĐTDĐ của HSS phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý của HS THPT.

- Phƣơng pháp tiến hành:

Sưu tầm, phân tích và tổng hợp tài liệu, trong đó chủ yếu là các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành của tâm lý học và công tác xã hội, ngoài ra còn có các thông tin từ báo chí.

2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích nghiên cứu: Cung cấp những thông tin định tính, sinh động, cụ thể, có chiều sâu, làm phong phú kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp tiến hành: Phỏng vấn sâu với 6 học sinh THPTsử dụng điện thoại di động.

- Nội dung phỏng vấn sâu: Tìm hiểu về sự nhận thức, thái độ, biểu hiện hành vi cụ thể trong quá trình SD ĐTDĐ. Tìm hiểu sâu hơn vê mức độ thời gian, không gian và các nội dung, mục đích hành vi SD ĐTDĐ.

2.1.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu các biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ và các yếu tố tác động tới hành vi để có được định hướng hành vi nhằm đưa ra được những đề xuất phù hợp trong quá trình quản lý, hướng dẫn cách thức SD ĐTDĐ của HS.

- Phương pháp tiến hành:

Điều tra bằng bảng hỏi trên nhóm khách thể 300 học sinh THPT.

Có bảng hỏi chung dành cho học sinh ở ba khối lớp 10, 11 và 12. Trong bảng hỏi có những câu hỏi về nhận thức, về hành vi, thái độ của học sinh khi sử dụng điện thoại. Những câu hỏi có sự logic với nhau và lồng ghép giữa các câu hỏi nhằm đánh giá các mức độ nhận thức và các biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

+ Đối với câu hỏi nhận thức:

Nhận thức về quy định của Bộ giáo dục về hành vi SD ĐTDĐ trong giờ học, về mức độ ảnh hưởng của thời gian SD ĐTDĐ HS đến kết quả học tập của HS. Cách tính điểm như sau: Có = 1 điểm Không = 2 điểm

Nhận thức của HS về nội dung của quy định của BGD về hành vi SD ĐTDĐ trong trường học. Cách tính điểm như sau:

1 Điểm : Được SD ĐTDĐ tự do trong giờ học.

2 Điểm: Được SD ĐTDĐ trong giờ học nhưng phải tắt chuông. 3 Điểm: Nghiêm cấm sử SD ĐTDĐ trong giờ học.

+ Đối với câu hỏi về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi SD ĐTDĐ của HS; mức độ cảm xúc và đánh giá hành vi SD ĐTDĐ của học sinh,

chúng tôi xây dựng các thang đo với các tiêu chí đánh giá hành vi và đưa ra câu hỏi dưới dạng yêu cầu khách thể đối chiếu với thực tế bản thân. Quy ước điểm cho các câu trả lời như sau:

4 Điểm: Thường xuyên/ Rất phù hợp/Bình thường/ Đúng 3 Điểm: Thỉnh thoảng/Phù hợp/Hơi khó chịu/ Khá đúng 2 Điểm: Hiếm khi/Hơi phù hợp/ Khó chịu/ Ít đúng

1 Điểm: Không bao giờ/Chưa phù hợp/ Rất khó chịu/ Không đúng

+ Trong nghiên cứu mức độ xuất hiện thường xuyên của hành vi được đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 48)