Quan điểm của các nhà Tâm lý học hoạt động về hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1. Một số quan điểm của các nhà tâm lý họ cở nƣớc ngoài

1.1.4. Quan điểm của các nhà Tâm lý học hoạt động về hành vi

Quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động không giống với quan điểm của các nhà tâm lý học hành vi.

- L.X Vưgốtsky trong bài báo “Ý thức là vấn đề của tâm lý học hành vi” đã xác định hành vi là “cuộc sống”, là “lao động”, là “thực tiễn”, có nghĩa hành vi là hoạt động với đơn vị của nó là hành động trong cuộc sống.

Tâm lý – ý thức – hoạt động không tách rời nhau. Việc tạo ra và sử dụng các tính hiệu tự tạo làm cho hành vi người khác hẳn hành vi của con vật. Quá trình hình thành hành vi người là quá trình hoạt động đấu hiệu, từ các dấu hiệu trung gian đơn giản của hành vi đến chỗ dấu hiệu có ý nghĩa công cụ, phương tiện giao tiếp cũng như phương tiện điều khiển hành vi cá nhân. Hành vi không phải là tổ hợp những phản ứng máy móc theo kiểu “ kích thích – phản ứng” nhằm giúp cơ thể thích nghi với môi trường mà hành vi còn chịu sự định hướng, điều khiển và điều chỉnh. Hành vi được xem như là tổ hợp các cử động, thao tác bề ngoài của hoạt động [9, tr 296]. Như vậy, hành vi theo quan niệm của L.X Vwgotsky là hành vi gắn với tâm lý, hai yếu tố này không tác rời nhau, hành vi là mặt biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của hoạt động.

- X.L.Rubinstein quan niệm hành vi là hoạt động đặc biệt và hoạt động chuyển thành hành vi chỉ khi mà động lực hoạt động từ bình diện đối tượng chuyển sang quan hệ cá nhân – xã hội. Như vậy, hành vi không còn là một hay vài cử động riêng lẽ nào đó của con người mà là tổng hợp các cử động, thao tác, hành động bề ngoài của con người. Chúng tôi tán thành quan điểm này và coi đây là nền tảng trong việc nghiên cứu hành vi sử dụng điện thoại của học sinh PTTH.

- Để có được cách tiếp cận cụ thể hơn trong việc nghiên cứu hành vi con người nói chung và hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh nói riêng, chúng ta hãy xem xét câu trúc vĩ mô của hoạt động trong quan điểm của A.N Leonchiev.

Năm 1975, A.N Leonchiev đã mô tả cấu trúc vĩ mô của hoạt động dựa vào những mô tả của ông, các nhà tâm lý học đã mô hình hóa cấu trúc đó như sau: Trong bản thân ý thức có cái “nghĩa” và cái “ý”; cả “nghĩa” và “ý” cùng tham gia vào hành động cảu con người. “Nghĩa” là sự phản ánh hiện thực này, còn ý thức của

hành động biến đổi cùng với động cơ của nó và vì thế sự biến đổi của nghĩa và ý là không như nhau [5, tr 327]. Như vậy, về nghĩa hành động có thể không thay đổi nhưng động cơ thay đổi thì ý của hành động đã biến đổi và điều này có thể dẫn tới kết quả hành động hoàn toàn khác nhau. Để cho nội dung đang được tri thức trở thành nội dung được chủ thể ý thức thì hoạt động của chủ thể phải chiếm vị trí cấu trúc của mục đích trực tiếp hành động – tham gia vào mối quan hệ phù hợp với động cơ của hoạt động. Ông khẳng định: trong hoàn cảnh sống nhất định buộc cá nhân phải lựa chọn giữa các nghĩa “vô thưởng vô phạt” đối với chủ thể - từ dùng của A.N Leonchiep mà lựa chọn cái “ý cá nhân”. Hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật mà hành vi phải được được hiểu là hoạt động có ý thức của con người nhằm vào các đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu của con người [5, tr 329].

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động hành vi của con người là hành vi có ý thức là chủ yếu, ngay cả hành vi bản năng cũng được ý thức hóa. Ở con người, cũng có úc có hành vi không phải do ý thức mà do vô thức định hướng, điều khiển. Ý thức là chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở con người và hành vi đặc trưng của con người là hành vi do ý thức định hướng, điều khiển, điều chính.

Theo tâm lý học hoạt động, hành vi người là biểu hiện bề ngoài của hoạt động, là hành động bên ngoài luôn thống nhất với tâm lý người. Họ cho rằng, tâm lý và hành vi đều là những cái có thực, quan hệ với nhau, chi phối lẫn nhau, đều có vai trò trong cuộc sống, tham gia tích cực vào sự tác động của con người vào thế giới xung quanh cũng như tác động vào chính con người. Hành vi đặc trưng của con người là hành vi do ý thức định hướng, điều khiển, điều chỉnh (ngay cả hành vi bản năng cũng được ý thức hóa)

Trên cơ sở phân tích lý luận về hành vi của các trường phái tâm lý học ở nước ngoài, chúng tôi nhận thấy rằng: Quan điểm của Tâm lý học hành vi có một sai lầm đó là quan niệm về các kích thích môi trường quyết định một cách máy móc và tuyệt đối đến tâm lý, hành vi của con người; quan điểm của phân tâm học lại quá đề cao yếu tố vô thức trong hành vi của con người. Trường phái tâm lý

học nhân văn dựa trên quan điểm nhìn nhận hành vi con người ở góc độ cá nhân mà bỏ qua sự chi phối của cộng đồng xã hội đến hành vi của cá nhân.

Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đồng quan điểm với các nhà tâm lý học hoạt động khi cho rằng hành vi của con người là hành vi có ý thức. Tính có ý thức của hành vi của con người thể hiện ở việc trước khi thực hiện hành vi, con người có suy nghĩ, nhận thức được hoàn cảnh và sự dụng những kiến thức kinh nghiệm của mình để hình thành nên mô hình tâm lý của hành vi. Mô hình này sẽ định hướng, điều khiển hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)