So sánh hành vi trong giờ học của HS hai trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 82 - 87)

STT Hành vi Tên trường ĐTB Chỉ số P

1

Nghe – gọi Trường Đào Duy Từ 1,14 0,11 Trường Alfred Nolbel 1,18

2 Nhắn tin - chat

Trường Đào Duy Từ 1,57 0,13 Trường Alfred Nolbel 1,74

3 Nghe nhạc

Trường Đào Duy Từ 1,06 0,63 Trường Alfred Nolbel 1,06

4 Quay phim

Trường Đào Duy Từ 1,05 0,64 Trường Alfred Nolbel 1,04

5 Chụp ảnh

Trường Đào Duy Từ 1,20 0,62 TrườngAlfred Nolbel 1,18

6

Tìm thông tin học tập Trường Đào Duy Từ 2,32 0,18 Trường Alfred Nolbel 2,36

7 Quay cóp bài thi

Trường Đào Duy Từ 1,07 0,35 Trường Alfred Nolbel 1,06

8 Đọc báo

Trường Đào Duy Từ 1,07 0,44 Trường Alfred Nolbel 1,08

9 Chơi game

Trường Đào Duy Từ 1,32 0,02 Trường Alfred Nolbel 1,22

Dựa vào ĐTB lựa chọn của học sinh ở hai trường, HS trường THPT Alfred Nolbel có xu hướng SD ĐTDĐ trong giờ học với tần số cao hơn HS trường Đào Duy Từ với số ĐTB của 7 loại hành vi SD ĐTDĐ trong giờ học. Có hai hành vi mà ĐTB của HS trường Trường Alfred Nolbel thấp hơn học sinh trường Đào Duy từ đó là hành vi quay phim và chơi game.

Mặc dù có sự chênh lệch số ĐTB các phương án lựa án lựa chọn nhưng chỉ số p cho thấy, không nhiều sự khác biệt trong các loại hành vi SD ĐTDĐ giữa hai trường. Riêng với hành vi chơi game, với p = 0,02 (< 0,05) cho thấy có sự khác biệt trong hành vi chơi game của học sinh hai trường.

3.3. Tác động của hành vi sử dụng điện thoại di động đến tâm lý và kết quả học tập của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội quả học tập của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội

3.3.1. Tác động đến tâm lý học sinh

Xử lý số liệu điều tra về cảm xúc của học sinh khi SD ĐTDĐ, chúng tôi có biểu đồ sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Dễ chịu Tự tin Hồi hộp Lo lắng

63% 76% 1.7% 0 31% 15.7% 17% 6.7% 6% 63% 8.7% 5% 0 2% 72.7% 88.3% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Biểu đô 3.8: Cảm xúc của học sinh khi SD ĐTDĐ

Biểu đồ cho thấy: Với 76% HS lựa chọn phương án thường xuyên, 15,% HS lựa chọn phương án thỉnh thoảng, 15,7% HS lựa chọn phương án hiếm khi và 2% HS lựa chọn phương án không bao giờ cảm thấy tự tin khi SD ĐTDĐ. Như vậy, đa số HS có cảm giác tự tin khi SD ĐTDĐ. Xét theo mức ĐTB (3,65), chúng tôi xét thấy đây là cảm xúc nằm trong khoảng (3,25 ≤ ĐTB ≤ 4) thuộc nhóm cảm xúc rất thường xuyên xuất hiện khi học sinh SD ĐTDĐ. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy học sinh tự tin vì có ĐTDĐ để nhỡ khi có việc gì cần có thể SD ĐTDĐ để gọi cho người thân. Một số HS cảm thấy tự tin khi có ĐTDĐ đẹp và đắt tiền để dùng. Một số HS tự tin vì không để lỡ cuộc gọi nào của bạn bè vì luôn SD ĐTDĐ. Với vai trò quan trọng của ĐTDĐ trong cuộc sống hiện nay, ĐTDĐ gần như trở thành vật bất ly thân của một số học sinh.

Cảm xúc dễ chịu cũng là một trong những cảm xúc được học sinh đánh giá với mức độ xuất hiện cao. Có 63% lựa chọn thường xuyên, 31,% lựa chọn thỉnh thoảng, 6% hiếm khi và 0% lựa chọn không bao giờ. ĐTB chung item đạt 3,57 nằm trong khoảng (3,25 ≤ ĐTB ≤ 4) thuộc nhóm cảm xúc rất thường xuyên. Điều này cho thấy SD ĐTDĐ đem lại cho HS PTTH một số cảm xúc tích cực.

Hồi hộp chờ đợi tin nhắn là cảm xúc có tỉ lệ % lựa chọn không cao. 1,7% lựa chọn thường xuyên, 17% lựa chọn thỉnh thoảng. Bên cạnh đó cảm xúc lo lắng có mức độ lựa chọn % thấp nhất với không có chọn sinh thường xuyên có cảm xúc này, chỉ có 6,7% lựa chọn mức thỉnh thoảng và 5% HS lựa chọn hiếm khi. Từ số liệu cho thấy phần lớn học sinh không có cảm xúc hồi hợp chờ đợi tin nhắn và hoang mang. Số lượng học sinh hồi hộp và hoang mang chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lo lắng Khó chịu Dễ cáu giận Buồn bực 0 51% 0 0 11.7% 33.7% 1% 8% 11.3% 3% 3.3% 5.3% 77% 12.3% 95.7% 86.7% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Biểu đồ 3.9: Cảm xúc của học sinh khi không sử dụng ĐTDĐ

Nhìn vào bảng số liệu %, khó chịu là cảm xúc có lựa chọn thường xuyên cao nhất là 51%, ĐTB item đạt 3,23 nằm trong khoảng (2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,25) điều này chứng tỏ đa số học sinh thường xuyên cảm thấy khó chịu khi không SD ĐTDĐ. Một số học sinh cho biết, khi không SD ĐTDĐ, thì không có ĐTDĐ để xem giờ, không có ĐTDĐ để vào các trang web đọc tin tức vì thế các em có cảm giác khó chịu.

Bên cạnh đó, còn một số cảm xúc như lo lắng, buồn bực và dễ cáu giận khi không SD ĐTDĐ. Với tỉ lệ % lựa chọn ở mưc thấp về các mức độ cảm xúc. ĐTB của hai cảm xúc lần lượt là (1,34) và (1,21) là (1,05). Đây là mức ĐTB thuộc nhóm (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) mức độ hiếm khi. Điều này cho thấy khi không sử dụng ĐTDĐ, hiếm khi học sinh cảm thấy lo lắng buồn bực và cáu giận với người khác.

Như vậy, với mức độ lựa chọn phương án trả lời. Kết quả khảo sát cho thấy việc SD ĐTDĐ có ảnh hưởng đến tâm lý của HS THPT ở mức độ nhất định. Đa số học sinh cảm thấy khó chịu khi không SD ĐTDĐ. Một số ít học sinh cảm thấy dễ cáu giận, lo lắng và buồn bực. Khi SD ĐTDĐ, học sinh cảm thấy dễ chịu và tự tin,, một số ít học sinh có cảm giác hồi hộp và lo lắng. Như vậy, SD ĐTDĐ đem lại cho học sinh cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực. Để có được cảm xúc tích cực, đem lại hiệu

quả cao trong học tập và sinh hoạt của học sinh, các em cần chủ động điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình để hạn chế mức độ ảnh hưởng từ ĐTDĐ đem lại.

3.4. Thực trạng về các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội

3.4.1. Yếu tố khách quan

3.4.1.1. Các tính năng trên điện thoại di động

- Từ việc xử lý % kết quả số liệu khảo sát về các tính năng trên ĐTDĐ HS đang sử dụng, chúng tôi đưa ra được kết quả như sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nghe gọi Nhắn tin- chat

Nghe đài Nghe nhạc Quay phim Chụp ảnh Internet Chơi Game 100% 100% 100% 90% 90% 90% 82% 82% 0 0 0 10% 10% 10% 18% 18% Có Không

(Biểu đồ 3.9: Tính năng điện thoại di động)

100% HS SD ĐTDĐ có các tính năng nghe – gọi, nhắn tin – chat và nghe đài; có 90% HS SD ĐTDĐ có các tính năng nghe nhạc, quay phim và chụp ảnh; có 82% HS SD ĐTDĐ có tính năng cập nhật internet và chơi game. Ngoài ra có 3,3% HS SD ĐTDĐ có các tính năng khác như cài đặt định vị, và một vài tính năng khác như cảm ứng thông minh, tắt – mở điện thoại bằng vân tay, …

Trong thực tế hiện nay, hầu hết HS SD ĐTDĐ thông minh với nhiều tính năng phục vu cho các nhu cầu của cuộc sống. Có thêm một tính năng trên ĐTDĐ tương

đương với việc có thêm một hành vi SD ĐTDĐ mới. Như vậy, ĐTDĐ có nhiều tính năng tỉ lệ thuận với việc hình thành hành vi SD ĐTDĐ ở học sinh. Dù vậy, trong thực tế không phải học sinh nào sử dụng ĐTDĐ có nhiều tính năng phong phú thì đều có hành vi SD ĐTDĐ phong phú. Việc sử dụng các tính năng còn phù thuộc vào sở thích, thói quen và đặc điểm tâm lý của từng học sinh. Vì thế có nhiều HS lựa chọn phương án không bao giờ SD các tính năng khác trên ĐTDĐ.

3.4.1.2. Ảnh hƣởng từ hành vi của những ngƣời xung quanh

Khảo sát việc học sinh quan sát hành vi của những người xung quanh, chúng tôi có được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 82 - 87)