Biểu hiện sự quan tâm của gia đình đến hành vi SDĐTDĐ của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 88 - 93)

STT Biểu hiện quan tâm

Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Nhắc nhở, định hướng 29,0 37,3 16,0 17,7 2,77 TX 2 Kiểm tra các cuộc gọi 2,3 1,0 11,3 85,3 1,20 HK 3 Kiểm tra giá cước 10,3 7,0 13,7 69,0 1,58 HK 4 Cài đặt chế độ theo dõi 1,7 1,0 0,0 97,3 1,07 HK 5 Ý kiến khác 0,0 0,0 0,0 100,0 1,00 HK Nhìn vào item giá trị ĐTB, với mức ĐTB cao nhất đạt ĐTB = 2,77 cho thấy biểu hiện quan tâm, nhắc nhở và định hướng hành vi SD ĐTDĐ của phụ huynh nằm trong khoảng mức độ thường xuyên (2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,25). Như vậy, trong thực tế cha mẹ thường xuyên nhắc nhở và định hướng hành vi cho học sinh. Với tỉ lệ lựa chọn % như sau: 29,0% HS lựa chon thường xuyên,37,3% chọn thỉnh thoảng.16,0% hiếm

khi. Đặc biệt có 17,7% học sinh có phụ huynh không bao giờ nhắc nhở và định hướng hành vi SD ĐTDĐ. Số liệu cho thấy một số phụ huynh thiếu sự quan tâm tới hành vi của con cái. Với quan niệm con đã trưởng thành và áp lực của những vấn đề trong cuộc sống, nhiều cha mẹ không dành đủ thời gian quan tâm tới hành vi SD ĐTDĐ của HS. Vì thế vẫn có những phụ huynh không bao giờ nhắc nhở hành vi SD ĐTDĐ của con.

Trong các phương án quản lý hành vi SD ĐTDĐ của học sinh, kiểm tra giá cước là một trong số những phương án mà phụ huynh cho rằng có hiệu quả tối ưu nhất. Số ĐTB cao xếp thứ 2 trong bảng số liệu đạt 1.20 điểm cho thấy việc kiểm tra, giá cước và những việc làm có ĐTB thấp hơn ĐTB của item đều nằm trong khoảng (1 ≤ ĐTB ≤ 1,75) thuộc nhóm những biểu hiện có mức độ hiếm khi xuất hiện của cha mẹ để quản lý hành vi SD ĐTDĐ của con cái.

Có 10% HS có cha mẹ thường xuyên kiểm tra giá cước ĐTDĐ, 7% thỉnh thoảng và 13,7 % hiếm khi. Như vậy có 69% cha mẹ không bao giờ kiểm tra giá cước. Bên cạnh việc kiểm tra giá cước, một số ít phụ huynh lựa chọn phương án kiểm tra danh sách các cuộc gọi, các tin nhắn, có những phụ huynh còn cài đặt chế độ theo dõi trên điện thoại nhằm hạn chế một số hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

* Cảm xúc của học sinh khi bị kiểm soát hành vi SD ĐTDĐ

Xử lý % số liệu khảo sát cảm xúc của học sinh khi bị bố mẹ kiểm soát hành vi SD ĐTDĐ. Chúng tôi đưa ra biểu đồ như sau:

4.3% 23.7% 67% 5% Bình thường Hơi khó chịu Khó chịu Rất khó chịu

Xử lý kết quả phiếu điều tra về cảm xúc của HS khi bố mẹ kiểm soát hành vi SD ĐTDĐ, chúng tôi nhận thấy có tới 67% HS khi bị kiểm soát hành vi cảm thấy khó chịu, 23,7% HS có cảm giác là hơi khó chịu, có 5% HS có cảm giác rất khó chịu. Bên cạnh đó, có 4,3% HS có cảm giác bình thường.

Như vậy, đa phần học sinh cảm thấy khó chịu khi bị gia đình kiểm soát, nhắc nhở hành vi SD ĐTDĐ. HS PTTH là đối tượng đang có nhiều sự thay đổi về mặt tâm lý cũng như sinh lý. HS muốn được đối xử như những người trường thành và không muốn bị kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, khi bị kiểm soát, nhắc nhở hành vi, không tránh khỏi một số HS có cảm giác rất khó chịu. Hơn nữa, khi bị nhắc nhở, kiểm soát về giới hạn cuộc gọi, giới hạn về giá cước, tâm lý học sinh cảm thấy khó chịu là điều dễ hiểu. Từ đó khi nhắc nhở HS, phụ huynh cần khéo léo, linh hoạt phù hợp với tâm lý lứa tuổi để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và có ý thức SD ĐTDĐ với những hành vi hợp lý, đúng nơi, đúng chỗ và vẫn đảm bảo hoạt động học tập và vui chơi phù hợp.

3.4.1.4. Yếu tố nhà trƣờng

* Khảo sát yếu tố môi trường nhà trường tác động tới hành vi SD ĐTDĐ của HS, với phương pháp xử lý % và tính ĐTB, chúng tôi có đánh giá như sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Dán biển cấm SD ĐTDĐ Nhắc nhở trong giờ chào cờ Có biên bản thông báo Tuyên truyền 57% 69.3% 1.3% 0 34.3% 28.7% 4.3% 14.7% 8.7% 2 8% 24.3% 0 0 86.3% 61% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Biểu đồ 3.11: Các biểu hiện quản lý của nhà trường với hành vi SD ĐTDĐ

Biểu đồ cho thấy việc làm của nhà trường được học sinh đánh giá với tỉ lệ % lựa chọn cao nhất là việc nhắc nhở học sinh về việc SD ĐTDĐ trong các giờ sinh

hoạt tập thể. Có 69,3% Hs lựa chọn thường xuyên, 28,7% thỉnh thoảng. ĐTB item đạt 3,67, nằm trong khoảng (3,25 ≤ ĐTB ≤ 4) hành vi có mức độ rất thường xuyên. Với ĐTB = 3,48, đạt mức ĐTB của hành vi có mức độ rất thường xuyên, việc nhà trường dán biển cấm HS SD ĐTDĐ trong giờ học tại bảng thông tin cũng là một việc làm của nhà trường được học sinh lựa chọn đánh giá với mức độ % cao (đạt 57%). Bên cạnh đó vẫn còn có một số học sinh lựa chọn phương án hiếm khi và không bao giờ trong item Thực tế không tránh khỏi trường hợp HS không đọc bảng thông tin, thiếu quan tâm tới những thông báo, quy chế của hà trường cho nên hiếm khi các em nhìn thấy việc dán biển thông báo của nhà trường.

Hai phương án tuyên truyền về lợi ích và tác hại của hành vi và có biên bản gửi đến từng lớp để cấm SD ĐTDĐ đến từng lớp có ĐTB lần lượt là 1.53 và 1.20 được đánh giá xếp hạng ở mức độ xuất hiện hiếm khi. Như vậy, trong thực tế, nhà trường hiếm khi tổ chức các hội thảo, các hoạt động ngoại khóa và tuyên truyền về lợi ích và tác hại do ĐTDĐ đem lại đối với đời sống của học sinh THPT. Dù không thường xuyên tổ chức các hoạt động này nhưng đây là việc làm có ý nghĩa tích cực, cung câp kiến thức và những bài học kinh nghiệm về cách thức sử dung ĐTDĐ hợp lý để đem lại hiệu quả cao trong sinh hoạt và đời sống tâm lý của học sinh. Với phương án lựa chọn và tỉ lệ %, chúng tôi nhận thấy một thực trạng, tại hai trường khảo sát các thầy cô đã có sự quan tâm tới vấn đề này. .

Từ kết quả khảo sát về các hoạt động quản lý của nhà trường, chúng tôi nhận thấy nhà trường thường xuyên nhắc nhở học sinh về SD ĐTDĐ trong các giờ chào cờ, sinh hoạt tập thể luôn đem lại hiệu quả giáo dục cao. Dán biển thông báo về vấn đề SD ĐTDĐ trong giờ học trên bảng thông tin cũng là một biện pháp tích cực nhằm định hướng hành vi SD ĐTDĐ. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lợi ích và tác hại của những hành vi SD ĐTDĐ thiếu tích cực, thiếu lành mạnh có thể ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của học sinh cần tổ chức phong phú hơn, lôi cuốn nhiều hơn để thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

- So sánh mối tương quan giữa việc quản lý của nhà trường với hành vi SD ĐTDĐ của học sinh, chúng tôi có được kết quả như sau:

Hoạt động tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường có nhiều mối tương quan đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh nhất. Với các chỉ số p = 0,00 ở các item hành vi như nghe gọi, quay cóp trong thi cử, đọc báo, p = 0,01 trong item nhắn tin và các giá trị r tương ứng cho thấy có mối tương quan nghịch và khá chặt chẽ giữa các biến số về sự quản lý của nhà trường và hành vi trong thực tế của học sinh. Trong mối tương quan với hoạt động tuyên truyền, item chơi game có p = 0,03, r = 0,12 các chỉ số cho thấy có tương quan thuận giữa hai biến số.

Hoạt động dán biển thông báo, có mối tương quan thuân và chặt chẽ với hành vi nhắn tin – chat (p = 0,01, r = 0,13*) và quay phim (p = 0,03, r = 0,12*). Những chỉ số của các item khác không cho thấy có mối tương quan.

Việc nhắc nhở hành vi SD ĐTDĐ trong các giờ chào cờ của nhà trường có mối tương quan thuận và chặt chẽ với ba biến hành vi đó là hành vi nghe gọi (p = 0,06, r = 0,10), quay phim (p = 0,00, r = 0,18**), tìm kiếm thông tin học tập (p = 0,08, r = 0,10), trong đó mối tương quan với hành vi quay phim là khá chặt chẽ. Chỉ số trong các item khác không cho thấy có mối tương quan giữa hai biến số.

Có thông báo gửi tới các lớp cũng cho thấy có mối tương quan thuận và chặt chẽ với hành vi quay phim (p = 0,04, r =0,11*) và chụp ảnh (p =0,02 , r =0,13*) nhưng các chỉ số p = 0,04, r = - 0,11*

cho thấy có môi tương quan nghịch và chặt chẽ với hành vi đọc báo. Những hành vi khác không có mối tương quan với hoạt động gửi thông báo tới lớp của nhà trường.

- Từ việc khảo sát các hoạt động quản lý hành vi SD ĐTDĐ của học sinh, chúng tôi so sánh hoạt động quản lý hành vi SD ĐTDĐ của hai trường theo phương án lựa chọn của học sinh.

Với hoạt động tổ chức tuyên truyền: ĐTB phương án lựa chọn của HS Trường Alfred Nolbel (1,66) cao hơn ĐTB phương án lựa chọn của HS Trường Đào Duy Từ (1,41). Chỉ số p = 0,00 (<0,05) cho thấy về mặt số liệu thống kê, hoạt

động tổ chức tuyên truyền về lợi ích và tác hại của ĐTDĐ đối với học sinh của hai trường có sự khác biệt với nhau.

Hoạt động “Nhắc nhở HS SD ĐTDĐ trong các giờ sinh hoạt, chào cờ” chúng tôi nhận thấy ĐTB lựa chọn của học sinh trường Đào Duy Từ là (3,70) cao hơn (3,64) ĐTB lựa chọn của trường Alfred Nolbel. Chỉ số p = 0,03 (< 0,05) cho thấy có sự khác biệt trong hoạt động nhắc nhở HS SD ĐTDĐ trong các giờ sinh hoạt giữa hai trường.

Chỉ số p = 0,62 và p = 0,17 (> 0,05) trong bảng so sánh về hoạt động gửi thông báo về các lớp và dán biển thông báo tại trường, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt trong các hoạt động này giữa hai trường được khảo sát.

Từ phương án lựa chọn của học sinh tại hai trường, chúng tôi nhận thấy việc quản lý của nhà trường theo quy định chung của BGD về mọi vấn đề, nhưng mỗi trường có truyền thống văn hóa, có nét riêng khác biệt trong sự quản lý học sinh. Đặc biệt đối tượng học sinh của mỗi trường lại có một số đặc điểm riêng khác biệt . Vì vậy, luôn có sự khác biệt trong sự quản lý, cách thức tác động đến hành vi SD ĐTDĐ của học sinh ở hai trường.

3.3.2. Yếu tố chủ quan 3.3.2.1. Lý do 3.3.2.1. Lý do

Dùng phương pháp tính % và tính ĐTB kết quả khảo sát lý do HS SD ĐTDĐ, chúng tôi có bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)