Khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 54)

Khách thể nghiên cứu THPT Alfred Nolbel THPT Đào Duy từ Tổng

Học sinh THPT Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 300 50 50 50 50 50 50

2.1.2. Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

+ Tìm kiếm tài liệu: Mục đích tìm hiểu, tham khảo các tài liệu có liên quan ở trong và ngoài nước nhằm lý giải các kết quả nghiên cứu.

+ Nội dung: Tìm những tài liệu liên quan tới hành vi SD ĐTDĐ của HS PTTH và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT.

+ Mục đích: Phân tích, tổng hợp và xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn.

+ Thực trạng nhận thức của HS THPT về hành vi SD ĐTDĐ. + Thực trạng về các biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT.

+ Thực trạng về các yếu tố tác động tới hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT. + Thực trạng về ảnh hưởng của hành vi SD ĐTDĐ đến kết quả học tập, sự tâm lý của HS THPT.

+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích các hành vi SD ĐTDĐ tích cực và hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập và phát triển đạo đức, lối sống của HS THPT.

- Giai đoạn điều tra, khảo sát

+ Giai đoạn điều tra thử: Thời gian từ 15/01/2014 – 30/01/2014.

Điều tra thử 20 HS trên địa điểm trường THPT Alfred Nolbel và trường THPT Lê Quý Đôn để có cái nhìn cơ bản về hành vi SD ĐTDĐ của HS. Chúng tôi điều tra thử cha mẹ và HS tại những địa điểm dự định nhằm tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong quá trình điều tra. Từ đó chỉnh sửa ngôn ngữ, các ý tưởng của item trong một số câu hỏi cho phù hợp với số đông người trả lời.

+ Giai đoạn điều tra chính thức: Thời gian từ 03/3/2014 – 03/4/2014.

Điều tra số lượng là 300 HS với 300 bảng hỏi cho học sinh của hai trường THPT Alfred Nolbel và trường THPT Lê Quý Đôn.

- Xử lý số liệu và viết báo cáo

Sau khi thu thập được dữ liệu thông qua khảo sát, tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học và viết báo cáo tổng hợp.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lý luận 2.2.1. Nghiên cứu lý luận - Mục đích nghiên cứu:

Hệ thống hóa các nghiên cứu về hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT trong và ngoài nước. Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi SD ĐTDĐ của con người nói chung và của HS THPT nói riêng. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT.

- Nội dung nghiên cứu lý luận:

Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước về hành vi SD ĐTDĐ, tìm khoảng trống để tiến hành nghiên cứu. Chỉ ra được các khái niệm công cụ như: Hành vi SD ĐTDĐ của HS THPT và một số khái niệm công cụ khác; làm sáng tỏ quan điểm lý luận hành vi SD ĐTDĐ của HSS phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý của HS THPT.

- Phƣơng pháp tiến hành:

Sưu tầm, phân tích và tổng hợp tài liệu, trong đó chủ yếu là các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành của tâm lý học và công tác xã hội, ngoài ra còn có các thông tin từ báo chí.

2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích nghiên cứu: Cung cấp những thông tin định tính, sinh động, cụ thể, có chiều sâu, làm phong phú kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp tiến hành: Phỏng vấn sâu với 6 học sinh THPTsử dụng điện thoại di động.

- Nội dung phỏng vấn sâu: Tìm hiểu về sự nhận thức, thái độ, biểu hiện hành vi cụ thể trong quá trình SD ĐTDĐ. Tìm hiểu sâu hơn vê mức độ thời gian, không gian và các nội dung, mục đích hành vi SD ĐTDĐ.

2.1.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu các biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ và các yếu tố tác động tới hành vi để có được định hướng hành vi nhằm đưa ra được những đề xuất phù hợp trong quá trình quản lý, hướng dẫn cách thức SD ĐTDĐ của HS.

- Phương pháp tiến hành:

Điều tra bằng bảng hỏi trên nhóm khách thể 300 học sinh THPT.

Có bảng hỏi chung dành cho học sinh ở ba khối lớp 10, 11 và 12. Trong bảng hỏi có những câu hỏi về nhận thức, về hành vi, thái độ của học sinh khi sử dụng điện thoại. Những câu hỏi có sự logic với nhau và lồng ghép giữa các câu hỏi nhằm đánh giá các mức độ nhận thức và các biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

+ Đối với câu hỏi nhận thức:

Nhận thức về quy định của Bộ giáo dục về hành vi SD ĐTDĐ trong giờ học, về mức độ ảnh hưởng của thời gian SD ĐTDĐ HS đến kết quả học tập của HS. Cách tính điểm như sau: Có = 1 điểm Không = 2 điểm

Nhận thức của HS về nội dung của quy định của BGD về hành vi SD ĐTDĐ trong trường học. Cách tính điểm như sau:

1 Điểm : Được SD ĐTDĐ tự do trong giờ học.

2 Điểm: Được SD ĐTDĐ trong giờ học nhưng phải tắt chuông. 3 Điểm: Nghiêm cấm sử SD ĐTDĐ trong giờ học.

+ Đối với câu hỏi về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi SD ĐTDĐ của HS; mức độ cảm xúc và đánh giá hành vi SD ĐTDĐ của học sinh,

chúng tôi xây dựng các thang đo với các tiêu chí đánh giá hành vi và đưa ra câu hỏi dưới dạng yêu cầu khách thể đối chiếu với thực tế bản thân. Quy ước điểm cho các câu trả lời như sau:

4 Điểm: Thường xuyên/ Rất phù hợp/Bình thường/ Đúng 3 Điểm: Thỉnh thoảng/Phù hợp/Hơi khó chịu/ Khá đúng 2 Điểm: Hiếm khi/Hơi phù hợp/ Khó chịu/ Ít đúng

1 Điểm: Không bao giờ/Chưa phù hợp/ Rất khó chịu/ Không đúng

+ Trong nghiên cứu mức độ xuất hiện thường xuyên của hành vi được đánh giá trên cơ sở tổng hợp của những nội dung khảo sát được đánh giá như sau:

3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 : Mức độ rất thường xuyên 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,25: Mức độ thường xuyên 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,5: Mức độ thỉnh thoảng 1 ≤ ĐTB ≤ 1,75: Mức độ hiếm khi

- Với câu hỏi thực trạng về thời gian sử dụng ĐTDĐ của HS, nội dung khảo sát được đánh giá như sau:

4 Điểm: Thời gian dưới 30 phút

3 Điểm: Thời gian từ 30 phút – 60 phút 2 Điểm: Thời gian từ 1 giờ - 2 giờ

1 Điểm: Thời gian từ 2 giờ trở lên

2.1.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

- Mục đích nghiên cứu: Cung cấp thông tin định lượng về thực trạng hành vi sử dụng điện thoại và các yếu tố tác động tới hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh.

- Phương pháp tiến hành: Đề tài sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 11.5 để tính toán các số liệu thu được.

- Các thông số và các phép kiểm định thống kê sử dụng trong đề tài là:

+ Tần suất: Tìm tỷ lệ phần trăm phân bố các nhóm khách thể.

+ So sánh giá trị trung bình; so sánh bảng chéo; kiểm định hệ số tương quan nhằm so sánh, kiểm định sự liên hệ giữa các hành vi sử dụng điện thoại với mức độ nhận thức, thái độ, kết quả học tập của học sinh THPT.

* Tiểu kết chƣơng 2

Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh THPT là vấn đề có tính tổng hợp của nhiều tiêu chí biểu hiện. Vì vậy, để đạt được kết quả nghiên cứu, chúng ta phải tổ chức một quy trình nghiên cứu với sự kết hợp của nhiều phương pháp như phân tích tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu. Các phương pháp này bổ sung và hoàn thiện kết quả cho nhau ở nhiều góc độ: từ suy nghĩ chủ quan đến hành vi thực tiễn. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu là phương pháp chủ yếu của đề tài.

Các chỉ số của Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh THPT được dựa trên công thức tính và đối chiếu với các tiêu chí đánh giá để xác định mức độ Hành vi SD ĐTDĐ của học sinh và tính khoa học của kết luận.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÀNH VI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1 Thực trạng nhận thức về hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội

- Thứ nhất: Tìm hiểu về mức độ thời gian SD ĐTDĐ ảnh hưởng đến quả học tập của HS, kết quả xử lý % phương án lựa chọn như sau:

97 % 3%

có: 97%

không: 3%

Biểu đồ 3.1 Nhận thức về thời gian sử dụng ĐTDĐ ảnh hưởng đến kết quả học tập

Trong tổng số HS, có 97% trong tổng số HS nhận thấy việc dành nhiều thời gian SD ĐTDĐ có ảnh hưởng đến kết quả học tập, có 3% HS cho rằng việc sử dụng ĐTDĐ không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Số liệu cho thấy đa số HS nhận thức được số lượng thời gian cho SD ĐTDĐ có ảnh hưởng đến kết quả học tập. Điều này hoàn toàn hợp logic bởi việc SD ĐTDĐ với những mục đích khác nhau sẽ lấy bớt thời gian trong quỹ thời gian chung của HS.

- Thứ hai: Điều tra nhận thức của HS về quy định của Bộ giáo dục (BGD) về nội dung SD ĐTDĐ trong giờ học, chúng tôi có kết quả như sau:

100% HS cho đánh giá: Biết quy định của BGD về SD ĐTDĐ trong trường học. Điều này cho thấy nhà trường đã tuyên truyền về quy định của BGD đối với vấn đề này tương đối chặt chẽ.

Nhưng khảo sát nội dung quy định của BGD về vấn để SD ĐTDĐ, chúng tôi có kết quả xử lý % như sau:

2.3%

97.7%

Được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng phải tắt chuông = 2.3%

Nghiêm cấm sử dụng điện thoại trong giờ học = 97.7%

Biểu đồ 3.2: Nhận thức về nội dung quy định của BGD về việc SD ĐTDĐ trong giờ học

Có 97,7 % HS cho rằng BGD nghiêm cấm SD ĐTDĐ trong giờ học. Ngoài ra còn 2,3% HS nhận thức về việc SD ĐTDĐ trong giờ học là được SD ĐTDĐ nhưng phải tắt chuông.

Như vậy, đa phần HS nhận thức được việc SD ĐTDĐ không được khuyến khích trong trường học, còn tồn tại một số HS nhận thức chưa đúng về nội dung quy định của BGD trong việc SD ĐTDĐ trong giờ học. Tắt chuông không có nghĩa là HS không sử dụng ĐTDĐ vào những mục đích khác. HS vẫn có thể SD ĐTDĐ trong giờ học nếu tắt chuông ĐTDĐ. Có lẽ vì nhận thức chưa đầy đủ về nội dung của BGD nên trong HS vẫn có những hành vi SD ĐTDĐ trong giờ học, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Thứ ba: Nhận thức về mức độ phù hợp của hành vi SD ĐTDĐ của học sinh.

Bảng 3.1: Mức độ nhận thức về sự phù hợp của hành vi SD ĐTDĐ của HS STT Nội dung Tỉ lệ % ĐTB 1 Chưa phù hợp 0% 3,23 2 Hơi phù hợp 2.0% 3 Phù hợp 72.3% 4 Rất phù hợp 25.7%

vây, trong thực tế, đa số học sinh nhận thức hành vi SD ĐTDĐ ở mức độ phù hợp. Một phần nhỏ HS đánh giá hành vi SD ĐTDĐ của mình còn chưa phù hợp. Việc học sinh tự nhận thức về mức độ của hành vi SD ĐTDĐ là cơ sở để chúng tôi khai thác thêm nhiều biến số trong các biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ.

3.2. Thực trạng về các loại hành vi sử dụng điện thoại di động

- Xử lý số liệu thống kê về khảo sát hành vi SD ĐTDĐ của HS, chúng tôi đưa ra được bảng đánh giá tỉ lệ % lựa chọn các phương án như sau:

Bảng 3.2: Đánh giá chung về hành vi SD ĐTDĐ của học sinh

STT Hành vi Tỷ lệ % ĐTB Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ. 1 Nghe – gọi 38,3 58,0 3,7 0 3,34 RTX 2 Nhắn tin – chat 63,0 36,7 0,3 0 3,62 RTX 3 Nghe nhạc 25,0 37,0 28,3 9,7 2,77 TX 4 Quay phim 2.0 29,7 43,3 25,0 2,08 TX 5 Chụp ảnh 12,3 34,0 34,0 19,3 2,39 TX 6 Tìm kiếm TT học tập 23.0 31,7 14,3 31,0 2,46 TX 7 Đọc báo 20,7 36,0 16,7 26,7 2,50 TX 8 Chơi game 20,7 26,7 14,0 38,7 2,29 TX 9 Quay cóp bài thi 0 0 6,7 93,3 1,06 HK

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả khảo sát về các loại hành vi SD ĐTDĐ của học sinh, chúng tôi nhận thấy hành vi nhắn tin – chat là hành vi có ĐTB 3,62, nằm trong khoảng 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 đây là hành vi có mức độ xuất hiện rất thường xuyên trong nhóm các hành vi SD ĐTDĐ. Với 63% HS lựa chọn phương án trả lời ở mức độ thường xuyên, 36,7% học sinh lựa chọn mức độ thỉnh thoảng, 0,3% HS lựa chọn phương án hiếm khi và không bao giờ. Như vậy, về thực tế với tất cả HS khảo sát đều có hành vi SD ĐTDĐ nhắn tin, chat. Nhưng đa số học sinh lựa chọn nhắn tin chat ở mức độ thường xuyên. Nguyên nhân của hành vi là do ĐTDĐ có nhiều phần mềm phục vụ việc nhắn tin, chat miễn phí, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh

tế của HS. Nhắn tin – chat thường không làm ồn, không ảnh hưởng tới những người xung quanh, đem lại sự thỏa mãn cầu trao đổi, giao tiếp của HS nhanh chóng. Vì vậy đối với HS nhắn tin trên ĐTDĐ là một hành vi phổ biến, tất cả HS khảo sát ít nhiều đều có hành vi này.

Mức độ % lựa chọn thường xuyên nghe – gọi là 38,3% < 58,0% là mức độ thỉnh thoảng. có 3,7% lựa chọn mức độ hiếm khi. Tỉ lệ % cho thấy ĐTB = 3,34, nằm trong khoảng điểm hành vi có mức độ xuất hiện rất thường xuyên nhóm các hành vi SD ĐTDĐ. Hành vi nghe - gọi phụ thuộc vào đối tượng gọi liên lạc và kinh phí dịch vu. Hiện nay ĐTDĐ thông minh được thiết kế với nhiều phần mềm phục vụ hành vi nghe – gọi miễn phí như Viber, Zalo, tham gia đăng ký nghe gọi theo nhóm, … HS có thể SD ĐTDĐ nghe - gọi thường xuyên với nhiều đối tượng khác nhau mà không bị tính phí dịch vụ. Nhưng không phải ĐTDĐ nào cũng cài đặt được phần mềm này, chỉ với một số ĐTDĐ thông minh mới có được loại hình dịch vụ này. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ biểu hiện hành vi SD ĐTDĐ nghe – gọi so với hành vi nhắn tin – chat của HS.

Hành vi nghe nhạc có 9,7% HS lựa chọn phương án không bao giờ, đây là điểm khác biệt so với hai hành vi nhắn tin – chat và nghe gọi. Thực tế cho thấy một số học sinh SD ĐTDĐ không có đủ tính năng nghe nhạc, cập nhật internet nên không có hành vi nghe nhạc. Với 25% lựa chọn thường xuyên, 28,3% HS lựa chọn hiếm khi và 37% thỉnh thoảng. ĐTB đạt 2,77 thuộc nhóm điểm nằm trong khoảng (2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,25) hành vi có mức độ thường xuyên.

Tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo là hai hành vi có nhiều điểm tương đồng với nhau. Bởi nếu ĐTDĐ có tính năng cập nhật internet thì HS có hành vi tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo, nhưng không phải HS nào cũng có những hành vi đó. Nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi thấy mức độ thường xuyên của hành vi tìm kếm thông tin học tập là 23,0% cao hơn 20,7% là mức độ % lựa chọn thường xuyên của hành vi đọc báo. Mức độ thỉnh thoảng và hiếm khi của hành vi tìm kiếm thông tin học tập là 31,7% và 14,3% đều thấp hơn tỉ lệ % lựa chọn phương án thỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)