So sánh hành vi SDĐTDĐ của học sinh tại hai trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 65 - 70)

Kết quả so sánh ĐTB cho thấy các hành vi SD ĐTDĐ của học sinh trường Đào Duy Từ có mức độ đều thấp hơn ĐTB phương án lựa chọn của học sinh trường Alfred Nolbel. Chỉ riêng với hành vi nghe gọi, ĐTB lựa chọn của học sinh trường

STT Hành vi Tên trường ĐTB Chỉ số p 1 Nghe - gọi Trường Đào Duy Từ 3,38 0,08

Trường Alfred Nolbel 3,31

2 Nhắn tin - chat Trường Đào Duy Từ 3,60 0,11 Trường Alfred Nolbel 3,64

3 Nghe nhạc Trường Đào Duy Từ 2,64 0,00 Trường Alfred Nolbel 2,90

4 Quay phim Trường Đào Duy Từ 2,03 0,15 Trường Alfred Nolbel 2,14

5 Chụp ảnh Trường Đào Duy Từ 2,34 0,00 Trường Alfred Nolbel 2,44

6 Tìm thông tin học tập

Trường Đào Duy Từ 2,40 0,86 Trường Alfred Nolbel 2,53

7 Đọc báo Trường Đào Duy Từ 2,35 0,00 Trường Alfred Nolbel 2,66

8 Chơi game Trường Đào Duy Từ 2.14 0,28 Trường Alfred Nolbel 2.44

9 Quay cop trong thi cử

Trường Đào Duy Từ 1.06 1,00 Trường Alfred Nolbel 1.06

10 Ý kiến khác Trường Đào Duy Từ 1.01 0,24 Trường Alfred Nolbel 1.00

Điều này cho thấy hành vi SD ĐTDĐ của học sinh trường Đào Duy Từ có mức độ hành vi SD ĐTDĐ thấp hơn học sinh trường Alfred Nolbel.

Sự chênh lệch giữa ĐTB các phương án lựa chọn của học sinh hai trường cho thấy có sự khác biệt trong một số hành vi SD ĐTDĐ của học sinh. Với chỉ số p = 0,05 và p = 0,00 (nằm trong khoảng p< 0,05) thì hành vi nghe gọi, nghe nhạc, chụp ảnh và đọc báo có sự khác biệt trong hành vi của học sinh hai trường.

Nguyên nhân sự khác biệt về hành vi SD ĐTDĐ của học sinh tại hai trường là do học sinh trường THPT Đào Duy Từ có lịch sử hình thành lâu đời hơn trường THPT Alfred Nolbel. Vì vậy, hai trường có những nét văn hóa riêng trong việc quản lý hành vi SD ĐTDĐ của học sinh khác nhau. Bên cạnh đó, học sinh trường Alfred Nolbel đa phần có hoàn cảnh gia đình thuộc diện kinh tế khá. Vì vậy, điều kiện sử dụng các loại hình dịch vụ trên ĐTDĐ của học sinh trường Alfred Nolbel cao hơn. Không chỉ vậy, khi khảo sát loại tính năng điện thoại, học sinh trường Alfred Nolbel thường SD loại điện thoại có nhiều tính năng hơn học sinh trường Đào Duy Từ. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sự khác biệt trong hành vi SD ĐTDĐ của học sinh tại hai trường.

3.2.1. Thời gian sử dụng điện thoại di động của học sinh

- Xử lý % kết quả khảo sát thời gian trung bình/ngày HS dành cho SD ĐTDĐ, chúng tôi có kết quả như sau:

Dựa vào biểu đồ, chúng tôi nhận thấy: Thời gian SD ĐTDĐ từ 2 giờ trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất là 35.3% (hơn 1/3 tổng số HS được khảo sát), khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ có 34% , khoảng thời gian từ 30 – 60 phút có 16 %, dưới 30 phút là 14,7% HS lựa chọn. Như vậy, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ % có tỉ lệ thuận với khối lượng thời gian. Việc giảm từ 35,3% đến 14,7% theo mức độ thường xuyên của hành vi tỉ lệ thuận với việc giảm khoảng thời gian từ trên 2 giờ xuống đến dưới 30 phút.

Các item lựa chọn % về thời gian SD SD ĐTDĐ có ĐTB = 2,11 (nằm trong khoảng 1,75 ≤ĐTB ≤ 2,5) thuộc nhóm mức độ thỉnh thoảng. Trong đó HS sử dụng ĐTDĐ với khoảng thời gian trên 1 giờ là chủ yếu, một phần học sinh SD ĐTDĐ với khoảng thời gian từ dưới 1 giờ và dưới 30 phút. Với thời lượng trên 2 giờ SD ĐTDĐ trên, chúng tôi nhận thấy đây là khoảng thời gian chiếm phần lớn lượng thời gian trong tổng số thời gian sinh hoạt ngoài hoạt động học tập của HS. Với quỹ thời gian của lứa tuổi, HS THPT ngoài thời lượng 8 giờ học ở trường, 1 đến 2 giờ học bài ở nhà, 7 – 8 giờ để ngủ nghỉ. Thì học sinh còn cần tham gia nhiều hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, thể dục thể thao, lao động giúp đỡ ông bà, cha mẹ, và nghỉ ngơi,… Dành 2 giờ đồng hồ cho SD ĐTDĐ sẽ rút ngắn các hoạt động giao tiếp, xã hội khác của học sinh, dẫn tới việc hạn chế sự phát triển cân bằng giữa các hoạt động xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh lý, thị lực của HS. Với thời lượng trên 2 giờ SD ĐTDĐ mỗi ngày thì đây là khoảng thời gian không được khuyến khích đối với HS PTTH.

- Xét số lượng học sinh theo nhóm lớp chúng tôi có biểu đồ như sau:

0 50 100 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 16HS 23HS 67HS 30HS 51HS 21HS 26HS 16HS 2 28HS 10HS 10HS Lựa chọn 4: 48 bạn Lựa chọn 3: 44 bạn Lựa chọn 2 : 102 bạn Lựa chọn 1: 106 bạn

Biểu đồ 3.4: Sự phân bố học sinh theo phương án lựa chọn khoảng thời gian sử dụng ĐTDĐ

Dựa vào bảng phân bố học sinh theo phương án lựa chọn, chúng tôi nhận thây HS khối 12 SD ĐTDĐ với khối lượng thời gian từ 2 giờ trở lên chiếm tỉ lệ khá lớn, có tới 67 HS trên tổng số 106 HS, sau đó là đến HS lớp 11 có 23 bạn và HS lớp 10 có 16 bạn. Như vậy, tỉ lệ lựa chọn phương án SD ĐTDĐ với lượng giờ từ 2 giờ trở lên có số lượng tăng dần theo độ tuổi. Kết quả điều tra cho thấy HS khối lớp lớn hơn có nhu cầu SD ĐTDĐ với thời lượng cao hơn. Về các hoạt động chủ đạo, khối lớp 12 thường có những hoạt động học tập, vui chơi hơn phong phú và đa dạng hơn khối lớp 10 và khối 11. Đây là nguyên nhân HS lớp 12 có xu hướng SD ĐTDĐ với thời lượng nhiều hơn HS các khối lớp 10 và 11.

Với phương án lựa chọn khoảng thời gian SD ĐTDĐ từ 1 – 2 giờ, chúng tôi nhận thấy: HS khối 11 chiếm tỉ lệ lựa chọn cao nhất. Có tới 51 HS trên tổng số 102 HS lựa chọn. Bên cạnh đó HS lớp 10 có 30 HS chiếm vị trí thứ hai. HS lớp 12 có 21 HS chiếm vị trí thứ ba. Xét trong khoảng thời gian SD ĐTDĐ dưới 30 phút và từ 30 – 60 phút, thì số HS có lựa chọn của khối 11 lại ít hơn khối 10.

Với khối 10, HS có lựa chọn tương đồng giữa các phương án trả lời. Dưới 30 phút SD ĐTDĐ mỗi ngày có 28 HS, từ 30 phút – 1 giờ có 26 HS, từ 1 - 2 giờ có 30 HS và từ trên 2 giờ có 16 HS.

Nhìn vào biểu đồ, chúng tôi đưa ra được đánh giá chung như sau: Thời gian học sinh SD ĐTDĐ có tỉ lệ thuận với độ tuổi và nhóm lớp. Học sinh càng ở lớp lớn thì có thời gian SD ĐTDĐ càng nhiều hơn. Có sự chênh lệch lựa chọn các item về khoảng thời gian của học sinh khối 11 và 12, riêng khối 10 sự lựa chọn khoảng thời gian SD ĐTDĐ chia đều cho cả bốn khoảng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và nhóm lớp của HS PTTH.

3.2.2. Hành vi nghe gọi của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội

3.2.2.1. Thực trạng về đối tƣợng liên lạc

- Sử dụng phương pháp tính tỉ lệ %, tính ĐTB với khảo sát về đối tượng liện lạc, kết quả như sau:

Biểu đồ 3.5: Đối tượng liên lạc bằng ĐTDĐ của học sinh PTTH

Với hơn 84,3% lựa chọn thường xuyên và 15,7% thỉnh thoảng, không có học sinh lựa chọn mức độ hiếm khi và không bao giờ, gia đình là đối tượng liên lạc được xếp ở mức độ rất thường xuyên với ĐTB = 3,84 (3,25 ≤ ĐTB ≤ 4), chứng tỏ cha mẹ và học sinh thường xuyên liên lạc với nhau. Trong thực tế, HS PTTH tham gia nhiều câu lạc bộ với nhiều khung thời gian khác nhau. Về phía HS, mỗi khi gặp khó khăn HS thường gọi ĐTDĐ chia sẻ, thông báo với cha mẹ. Về mặt tâm lý, HS PTTH vẫn là những đứa trẻ lớn người nhưng chưa lớn về kinh nghiệm cuộc sống và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Về phía cha mẹ học sinh: Việc đưa đón con tới địa điểm, chờ đợi để đón con tốn rất nhiều thời gian. Để giảm bớt thời gian, phụ huynh thường lựa chọn việc gọi ĐTDĐ tìm con sau mỗi buổi học. Hơn nữa nhiều phụ huynh quan tâm tới con cái, thường gọi điện thoại nhắc con một số việc như ăn cơm, ngủ nghỉ, bài vở ở trường. Vì vậy, gia đình là đối tượng có mức độ liên lạc với học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất.

Ngoài gia đình, bạn bè cũng là những người được lựa chọn để liên lạc có mức độ xuất hiện rất thường xuyên với ĐTB là (3,69). Có 75% HS lựa chọn thường xuyên, 19% HS lựa chọn thỉnh thoảng. Một phần nhỏ HS lựa chọn hiếm khi và không bao giờ. Với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, nhận thức về môi trường xã hội phát triển, nhiệm vụ học tập đẩy lên mức cao hơn lứa tuổi trung học cơ sở; vì thế nhu cầu trao đổi, giao tiếp của HS PTTH ngày càng mở rộng hơn. Hơn nữa bạn

bè đồng trang lứa cùng có những cảm nhận về cuộc sống tương tự nhau, giúp học sinh cảm thấy an toàn và được lắng nghe nên HS có các phương án lựa chọn liện lạc với bạn bè ở mức độ rất thường xuyên là điều hoàn toàn hợp lý.

Không có nhiều sự chênh lệch về số liệu giữa các phương án lựa chọn đối tượng liên lạc là thầy cô ở mức độ trên biểu đồ. Có 17%, thường xuyên, 22% thỉnh thoảng, 24,3% hiếm khi và 36% không bao giờ liên lạc với thầy cô. Số liệu cho thấy có một lượng học sinh không liên lạc với giáo viên bằng ĐTDĐ.

Thông thường HS khối 10 và khối 11 ít liên lạc với giáo viên hơn khối 12. Vì học sinh khối 10 và 11 ít có nhiều áp lực tâm lý vê việc thi cử, học tập hơn. Đặc biệt khi tiến hành khảo sát luận văn, chúng tôi thực hiện khảo sát vào cuối kỳ thi và chuẩn bị thi đại học. Đây là giải đoạn HS khối 12 có nhiều thắc mắc về môn thi, bài học ôn thi cũng như vấn đề lựa chọn trường thi. Cho nên, áp lực của học tập và thi cử là một trong số những nguyên nhân chính dẫn tới việc chủ yếu chỉ có học sinh khối 12 thường xuyên liên lạc với giáo viên, cho nên giáo viên là đối tượng có mức độ lựa chọn liên lạc thấp hơn cha –mẹ học sinh và bạn bè.

Với item tìm hiểu đối tượng liên lạc khác chúng tôi nhận được phương án trả lời cụ thể về các đối tượng như sau: “Người yêu”, “Hà Tồ”, “Trang Xù”, .. là một số tên riêng có thể là bạn thân, là người yêu, là một người cụ thể có số ít tỉ lệ % lựa chọn liên lạc với đối tượng khác. Khảo sát cho thấy một số học sinh có mức độ liên lạc thường xuyên với người yêu và bạn thân.

- So sánh tỉ lệ % lựa chọn đối tượng liên lạc với yếu tố giới tính của khách thể khảo sát, chúng tôi có kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)