Bài học kinh nghiệm đối với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 104 - 119)

7. Bố cục của đề tài

3.4. Bài học kinh nghiệm đối với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam

Thực tế cho thấy, thời gian qua, Việt Nam đã phát triển rõ nét, trong thành tựu phát triển đó có sự tham gia có ý nghĩa của các tổ chức PCPNN nói chung, các tổ chức PCP Hàn Quốc nói riêng. Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn rất cần sự có mặt của các tổ chức PCPNN cũng như các tổ chức PCP Hàn Quốc. Một mặt, Việt Nam cũng cần phát huy nội lực của mình, mặt khác vẫn sẽ tiếp tục khuyến khích hợp tác quốc tế để đưa đất nước phát triển nhanh hơn. Khi Việt Nam phát triển, chúng ta sẽ tham gia cùng với nỗ lực phát triển quốc tế, giúp các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Kinh nghiệm của Việt Nam có thể giúp ích được cho họ.

Trước đây, chúng ta nghĩ rằng viện trợ, tức là nhận và cho. Nhưng hiện nay, trong quá trình trao đổi đó cần được hiểu theo nghĩa hợp tác phát triển. Quan trọng hơn cả, khi khá hơn, chúng ta sẽ chia sẻ trách nhiệm với các quốc

gia khác. Hiện nay, trong chừng mực nào đó chúng ta đã có viện trợ cho Campuchia, Lào, Myanmar, Bắc Triều Tiên, Cuba và một vài nước khác. Chúng ta cũng đã tham gia quá trình hợp tác ba bên giúp cho một số nước Châu Phi thông qua cơ chế của Liên Hợp Quốc nhưng về căn bản, chúng ta vẫn là một quốc gia nhận viện trợ ròng. Đến thời điểm nào đó Việt Nam phát triển, sẽ trở thành đất nước viện trợ cho các quốc gia khác.

Ở Việt Nam, công tác xã hội là lĩnh vực do Nhà nước và nhân dân cùng làm. Chúng ta có nhiều tổ chức quần chúng, nay gọi là tổ chức nhân dân như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động,… Các tổ chức này đã từng có vai trò rất lớn trong sự nghiệp cách mạng, chống Mỹ cứu nước và sau đó là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức này, trước đây cũng như hiện nay, là lực lượng chủ đạo về công tác xã hội, tuy nhiên, lại chưa phát huy được hết vai trò vốn có của mình cho mục tiêu nhân đạo và phát triển của quốc gia cũng như chưa chủ động phối hợp hiệu quả với các tổ chức PCPNN khi xây dựng các chương trình/ dự án đóng góp vào xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian gần đây, Việt Nam còn xuất hiện các tổ chức PCP trong nước. Đó là các hội ngành, các hiệp hội địa phương, các đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo, nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật,… Để các tổ chức PCP Việt Nam hoạt động tốt, chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động của các tổ chức PCPNN nói chung và các tổ chức PCP Hàn Quốc nói riêng như sau:

-Dự án phải phù hợp và gắn với định hướng và mục tiêu ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

Các chương trình, dự án của các tổ chức PCP có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, viện trợ khẩn cấp và tái thiết cho các vùng bị thiên tai... Để các chương trình, dự án này phát huy được hiệu quả và đảm bảo được tính bền vững, khi xây dựng kế hoạch chiến lược, chương trình/ dự án, các tổ chức PCP nhất thiết phải căn cứ vào định hướng và mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc xem xét tính phù hợp của các chương trình, dự án sẽ giúp tiết kiệm các nguồn lực, tránh chồng chéo và phát huy các điểm mạnh của các tổ chức PCP mà các thiết chế khác không thể so sánh được như tính tiếp cận cộng đồng và người dân tốt hơn, sáng kiến, mô hình mới, chi phí hành chính thấp, mức độ giải ngân cao....

- Tăng cường và chia sẻ thông tin (nhu cầu, khung pháp lý và các mô hình tốt...) giữa các tổ chức PCP Việt Nam, các tổ chức PCPNN và cơ quan, chính quyền địa phương, đối tác khác là cần thiết để gây quỹ hoạt động đồng thời tăng cường hiểu biết và hợp tác lâu dài

Với bối cảnh hiện nay Việt Nam không còn nằm trong danh sách các quốc gia được ưu tiên nhận viện trợ từ các tổ chức PCPNN nhưng nhu cầu cần các tổ chức hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn nhiều, bởi vậy, việc tăng cường chia sẻ thông tin rất quan trọng. Các tổ chức PCP cần tiếp tục giới thiệu về đất nước, con người và chính sách của Việt Nam với nhân dân và đối tác tại các nước, nhằm tăng cường hiểu biết và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, từ đó tích cực vận động và tranh thủ thêm các nguồn tài trợ giúp đỡ Việt Nam.

Một trong những đặc điểm của các tổ chức PCP là thường xuyên thí điểm các mô hình, phương pháp phát triển thành công nhưng khả năng nhân rộng hạn chế, vì vậy, việc chia sẻ, hợp tác với các ngành, các địa phương để nhân rộng mô hình là rất cần thiết. Trên thực tế nhiều mô hình thành công như mô hình tín dụng nhỏ, tự quản, quản lý y tế cộng đồng, phương pháp đánh giá nhu cầu, đánh giá dự án và những tác động với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng và người dân... đã được nhân rộng và có những tác động tích cực, đặc biệt là nâng cao nhận thức và năng lực của địa phương và người dân trong việc lập kế hoạch và thực hiện một số chương trình, dự án phát triển tại nông thôn.

- Tăng cường cơ chế phối hợp 3 bên: chính quyền – người dân – tổ chức PCP

Thời điểm trước đây, một số tổ chức PCPNN cho rằng Việt Nam chưa có tổ chức đối tác thích hợp để triển khai dự án, nên đã muốn thành lập các tổ chức tương ứng theo mô hình, tôn chỉ và mục tiêu của họ hoặc chỉ muốn làm việc trực tiếp với người dân và không muốn có sự tham gia hay can thiệp của chính quyền các cấp vào dự án; một số ít tổ chức khác lại nhấn mạnh vai trò của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các dự án. Qua kinh nghiệm thực tế, đến nay đại đa số các tổ chức đều nhận ra rằng để đảm bảo thành công của bất kỳ một dự án, cần có sự tham gia, hỗ trợ của một cơ chế đối tác ba bên: Chính quyền địa phương – Người dân – tổ chức PCP. Cơ chế này đảm bảo phát huy thế mạnh của từng đối tác trong hợp tác, thực hiện đúng kế hoạch phát triển của địa phương đồng thời huy động được sự tham gia dân chủ, có tổ chức của người dân trong quá trình xây dựng dự án, huy động được sự đóng góp ngày công lao động hoặc vật chất có sẵn tại chỗ cho dự án và quản lý viện trợ theo đúng các quy định của Nhà nước.

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý

Những thành công trong công tác viện trợ phi chính phủ trong 10 năm qua gắn liền với chính sách đổi mới (nhất là chính sách đối ngoại) của Đảng và Nhà nước, với việc thực hiện phương châm tăng cường hợp tác với các tổ chức PCPNN. Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí của công tác viện trợ phi chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đối ngoại nhân dân trong thời kỳ mới là quan trọng. Từ kinh nghiệm quản lý các tổ chức PCPNN, chúng ta cần xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động của các tổ chức PCP Việt Nam, thường xuyên rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp qui cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để tinh giản các quy trình xử lý trong cấp các loại Giấy phép và phê duyệt dự án của các tổ chức PCP. Bởi một cơ chế chính sách quản lý quan liêu với những thủ tục hành chính rườm rà sẽ chỉ làm chậm trễ và cản trở viện trợ PCP. Pháp luật quy định phải chặt chẽ nhưng cũng phải năng động, hạn chế tình trạng lách luật cũng như phải điều chỉnh lại khi luật áp dụng trở nên bất cập, không còn phù hợp. Đồng thời, cần tăng cường công tác phổ biến thông tin về các quy định liên quan đến công tác PCP, tạo điều kiện cho các tổ chức PCP hoạt động phù hợp theo đúng pháp luật của Việt Nam.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích những đóng góp cụ thể của các tổ chức PCP Hàn Quốc trong mọi lĩnh vực hoạt động ở Việt Nam, ta có thể rút ra các kết luận về vai trò của các tổ chức đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam là:

-Viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc hỗ trợ toàn diện và thiết thực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, phù hợp với các ưu tiên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

-Viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc bổ sung nguồn vốn viện trợ trong tổng vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam.

-Viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc hỗ trợ phát triển nguồn lực con người, xây dựng và nâng cao năng lực cho cán bộ và các đối tác Việt Nam.

-Hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng quan hệ hữu nghị của nhân dân Hàn Quốc nói riêng, nhân dân thế giới nói chung đối với Việt Nam, nâng cao hình ảnh Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Bên cạnh các vai trò tích cực nói trên, trong quá trình hoạt động thực tế của các tổ chức PCP Hàn Quốc cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định cả từ phía các tổ chức lẫn từ phía cơ chế quản lý của Việt Nam. Để khắc phục những mặt hạn chế đó và phát huy hiệu quả viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc, cần có những biện pháp phù hợp từ môi trường pháp lý của Việt Nam; năng lực của các cơ quan đối tác, chính quyền và người dân Việt Nam; chiến lược vận động viện trợ của Việt Nam, bản thân việc triển khai hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc và vấn đề then chốt là đảm bảo việc gây quỹ thành công.

Làm tốt những nhiệm vụ đặt ra đó, chắc chắn trong thời gian tới, hoạt động PCP Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ diễn ra sôi nổi hơn, đóng góp tích cực hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đồng thời đem lại sự hợp tác cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu để các tổ chức PCP Việt Nam phát triển và phát huy nội lực của mình.

PHẦN KẾT LUẬN

Quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức PCP Hàn Quốc thời gian qua đã được khẳng định và ngày càng phát triển với số lượng tổ chức và giá trị viện trợ giải ngân ngày càng tăng.

Chương trình viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc được triển khai ở hầu hết các vùng miền, đặc biệt tập trung vào những vùng còn nghèo, vùng sâu vùng xa, những nơi không phải lúc nào ngân sách nhà nước cũng phân bổ kịp thời. Viện trợ mà các tổ chức PCP Hàn Quốc mang lại không chỉ là nguồn tài chính mà còn là những vật phẩm thiết yếu cho những đồng bào bị thiên tai, những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giáo dục, y tế, và cả những kinh nghiệm mà họ chuyển giao lại cho đối tác người Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án. Viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc đã cùng Việt Nam giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản nhất, từ xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn tổng hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, cải thiện giáo dục, giao lưu văn hóa cho đến bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo trợ xã hội,… Bên cạnh những nỗ lực của chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức PCPNN khác, viện trợ PCP Hàn Quốc rõ ràng đã hỗ trợ tích cực công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua. Thông qua các hoạt động viện trợ này mà quan hệ giữa Việt Nam với Hàn Quốc ngày càng mở rộng và phát triển, thực sự đúng nghĩa là mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược.

Nhìn lại 10 năm qua, những đóng góp của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam là vô cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam chưa nhiều, giá trị viện trợ chưa cao, vẫn còn một số địa bàn chưa được hưởng lợi từ viện trợ PCP Hàn Quốc, một số lĩnh

vực kinh tế - xã hội chưa được các tổ chức PCP Hàn Quốc quan tâm, hỗ trợ, đồng thời, công tác quản lý hoạt động và vận động viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc từ phía Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Để khắc phục những tồn tại và tranh thủ tối đa nguồn viện trợ quý báu từ các tổ chức PCP Hàn Quốc, Việt Nam cần tiếp tục cải tiến môi trường pháp lý cho phù hợp theo hướng đơn giản và minh bạch, phải xây dựng một chiến lược vận động viện trợ PCP Hàn Quốc từ trung ương đến địa phương và phải nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên trách cùng đội ngũ cán bộ làm công tác này.

Một bài học quý báu vừa mang tính nhân văn vừa mang tính phát triển bền vững mà các tổ chức PCP Hàn Quốc chứng minh khi đến hoạt động tại Việt Nam là cho thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế (dù là qua kênh chính thống hay kênh phi chính phủ) trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Các quốc gia đã và đang phát triển ngày nay không những tập trung phát triển cho đất nước mình mà còn tìm tiếng nói chung, tìm sự hòa nhập và đoàn kết với các quốc gia khác thông qua các hoạt động hợp tác, hỗ trợ, tạo nên những khu vực có sự phát triển đồng đều, nâng cao vị thế của đất nước mình nói riêng và khu vực mình nói chung trên trường quốc tế.

Cùng với bề dày lịch sử mối quan hệ giữa hai quốc gia bạn bè phương Đông có nhiều hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, xã hội, tiềm năng hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn còn rất lớn. Vì thế, hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam chắc chắn sẽ theo đó mà phát triển nhiều hơn nữa về quy mô, tính chất, lĩnh vực và giá trị viện trợ, đóng góp thiết thực cho quan hệ thân thiết và sự phát triển của cả hai nước, hướng tới thế kỷ mới và vì một châu Á mới hòa bình, ổn định, phồn vinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Như Ái (2004), Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả

nguồn vốn viện trợ phi chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc

sỹ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

2. Cấn Việt Anh (2009), Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ

chức phi chính phủ nước ngoài, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 163, tr. 28-31, 45.

3. Nguyễn Song Bình (2013), Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế

trong phát triển kinh tế-xã hội ở một số nước châu Á đang phát triển, LATS

chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Học viện Khoa học xã hội.

4. Nguyễn Thanh Bình (2004), Vai trò của hội, tổ chức phi chính phủ trong

đổi mới và phát triển đất nước, Lý luận chính trị, số 4, tr. 33-37.

5. Bộ ngoại giao (2001), Tuyên bố chung Việt Nam – Hàn Quốc về hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 104 - 119)