Hỗ trợ phát triể ny tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 64 - 67)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đóng góp trong việc phát triển xã hội

2.2.1. Hỗ trợ phát triể ny tế

Trong những năm qua, nhìn chung, hệ thống y tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là từ sau năm 1986, từ sau khi nước ta bắt đầu quá trình “Đổi mới”. Mặc dù vừa mới thoát ra khỏi danh sách những nước nghèo nhất thế giới, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp nhưng những chỉ tiêu về y tế của Việt Nam có thể được xếp ngang hàng

với những nước có thu nhập trung bình. Ví dụ tuổi thọ bình quân của người

Việt Nam cao hơn 10 năm so với những nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Chỉ số tử vong của trẻ sơ sinh là 37/1000, tương đương với các nước như Brazil, Angeria, Thổ Nhĩ Kỳ,… [44]. Việt Nam cũng đã đạt được những thành

công nhất định trong việc cung cấp hệ thống y tế công cộng, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch và tăng cường sức khỏe cho người dân. Những thành tựu đó là do sự quan tâm đầu tư của nhà nước vào hệ thống y tế. Tuy nhiên, nguồn ngân sách đầu tư cho y tế còn thấp và chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì lý do đó, y tế là một trong những lĩnh vực được các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc quan tâm hàng đầu khi triển khai các chương trình/ dự án viện trợ cho Việt Nam.

Biểu 2.3. Giá trị giải ngân các dự án trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2003 – 2013 do các tổ chức PCP Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam

(đơn vị tính: USD)

Trong giai đoạn 2003 – 2013, các tổ chức PCP Hàn Quốc cam kết viện trợ trong lĩnh vực y tế cho Việt Nam tổng giá trị ước tính là 6.176.957 USD. Tuy nhiên, giá trị giải ngân thực tế đã lên đến 6.202.688 USD, tăng hơn so với dự kiến ban đầu. Các chương trình/ dự án triển khai thường tập trung vào việc tổ chức các đoàn khám chữa bệnh miễn phí, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ y tế, viện trợ thuốc/ trang thiết bị y tế và một số chương trình khác nhằm tăng cường chất lượng y tế. Trong đó, khám chữa bệnh miễn phí đạt giá trị

viện trợ cao nhất với gần 3,4 triệu USD. Đây cũng là một trong những thế

mạnh của các tổ chức PCP Hàn Quốc. Tuy nhiên, các đoàn khám chữa bệnh

tình nguyện của Hàn Quốc chưa tổ chức được với quy mô lớn, triển khai trên nhiều địa bàn với thời gian dài hơn mà thường chỉ tập trung tại một huyện nhất định với thời gian thường chỉ kéo dài trong 3 – 5 ngày, cũng không mạnh về việc phẫu thuật, chữa bệnh mà hầu như chỉ khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí. Một số trường hợp được tài trợ phẫu thuật như mổ tim, mổ

mắt, phẫu thuật chỉnh hình thì thường chỉ là một hoặc một số ít cá nhân được chọn lựa để nhận tài trợ và sẽ được đưa sang Hàn Quốc hoặc được tài trợ toàn bộ quá trình điều trị để phẫu thuật tại Việt Nam.

Viện trợ thuốc/ trang thiết bị y tế hầu như năm nào cũng triển khai với giá trị trung bình trên 50.000 USD/ năm.

Các chương trình khác nhằm tăng cường chất lượng y tế được triển khai khá phong phú với khá nhiều nội dung như: đào tạo tập huấn cho đội ngũ y bác sĩ Việt Nam, tổ chức các đợt truyên truyền, vận động về phòng chống các loại dịch bệnh… Tổng giá trị viện trợ trong 10 năm qua đối với các chương trình này đạt trên 1,4 triệu USD.

Xây dựng cơ sở hạ tầng y tế bắt đầu được quan tâm từ năm 2005 và kể từ năm 2007 đến 2013 năm nào cũng đạt giá trị viện trợ trung bình trên 100.000 USD/ năm. Trong đó, cao nhất là năm 2012, đạt 315.000 USD. Các tổ chức PCP Hàn Quốc chủ yếu viện trợ cho việc xây dựng trạm xá mới tuyến xã, một số trạm xá cũ có thể tiếp tục sử dụng thì được cấp kinh phí để tu sửa, ngoài ra một số bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến trên nữa cũng nhận được tài trợ để sửa chữa, cơi nới khang trang hơn, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Có thể nói, đây chính là một trong những đóng góp đáng kể nhất và có ý nghĩa cũng như hiệu quả thiết thực của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với y tế Việt Nam. Khi mà nước ta chưa có đủ lực để quan tâm sát sao và đầu tư tốt hơn đối với các trạm xá tuyến xã thì các tổ chức PCP Hàn Quốc đã kịp thời viện trợ nhằm đáp ứng ngay cơ sở khám chữa bệnh tại chỗ và tức thời của người dân, đảm bảo nhu cầu sức khỏe cho những đối tượng chưa đủ điều kiện để di chuyển đến những cơ sở y tế tuyến trên. Tổ

là tổ chức AHF. Từ năm 2003 – 2013, AHF đã xây dựng mới được 8 trạm xá tại các xã còn nhiều khó khăn của các tỉnh Phú Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương và Nghệ An. Nếu có một bản đồ các trạm y tế cấp xã phục vụ sức khỏe của người dân nghèo thì đây thực sự là những điểm sáng ấm áp tình hỗ trợ và chia sẻ hữu nghị giữa nhân dân hai

nước Hàn Quốc – Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)