Về cơ chế quản lý và xúc tiến vận động viện trợ của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 96 - 100)

7. Bố cục của đề tài

3.3.1. Về cơ chế quản lý và xúc tiến vận động viện trợ của Việt Nam

Trong quản lý hoạt động viện trợ, môi trường pháp lý là vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm và xây dựng. Về cơ bản, trong thời gian qua, môi trường pháp lý của Việt Nam cho hoạt động PCPNN nói chung và PCP Hàn Quốc nói riêng đã được hình thành. Các tổ chức PCP đánh giá môi trường pháp lý của Việt Nam hiện tại là rõ ràng và đầy đủ nhất trong khu vực để có thể tăng

cường mối quan hệ đối tác và đảm bảo tính hiệu quả của các dự án viện trợ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiếp tục hoàn thiện, cập nhật môi trường pháp lý, phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn viện trợ PCP. Các giải pháp chính bao gồm: tiếp tục phổ biến, quán triệt và yêu cầu thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp lý hiện có liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam cho các Bộ, ban, ngành, tổ chức nhân dân Trung ương, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện; kiên quyết không để tình trạng các đơn vị, tổ chức cấp dưới, các huyện/ quận hoặc cơ sở có quan hệ với các tổ chức PCP Hàn Quốc mà không báo cáo cho Bộ chủ quản, ủy ban nhân dân và cơ quan đầu mối.

Về năng lực quản lý, Việt Nam cần tăng cường xây dựng năng lực và đào tạo cán bộ làm công tác PCPNN. Chúng ta phải chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ ở các cấp về các kỹ năng xây dựng dự án, vận động viện trợ, quan hệ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án tài trợ, đồng thời, cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong đội ngũ những người Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCP Hàn Quốc.

Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (COMINGO) và các bộ, ban, ngành Trung ương cần xây dựng định hướng vận động viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc chung của Chương trình quốc gia vận động viện trợ PCPNN và đặc thù riêng của các tổ chức PCP Hàn Quốc, với các chương trình mục tiêu ưu tiên cụ thể cho từng thời kỳ, nghiên cứu chính sách và cơ chế tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc để có phương thức vận động viện trợ phù hợp. Các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xác định các huyện, xã và lĩnh vực ưu tiên trong vận động

đầu mối, các đơn vị thuộc các cơ quan Trung ương và các tỉnh/ thành phố trong vận động viện trợ.

Về cơ chế chia sẻ thông tin, Việt Nam cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa trong nước với cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc trong vận động viện trợ, tìm hiểu chính sách viện trợ PCP của Hàn Quốc và chia sẻ thông tin lẫn nhau. COMINGO phải hỗ trợ các tỉnh, ngành trong vận động viện trợ thông qua việc thông tin về các xu hướng tài trợ của Hàn Quốc, xác định đúng trọng tâm vận động trong từng thời kỳ, nâng cao kỹ năng vận động cho cán bộ các địa phương và ưu tiên xây dựng hệ thống thông tin trên mạng internet nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các tổ chức PCP Hàn Quốc và các cơ quan, đối tác Việt Nam.

Dựa trên thế mạnh hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc, từ phía Việt Nam và cả từ phía các tổ chức nên có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn để

xây dựng một chiến lược hợp tác hoạt động, cụ thể như sau:

-Chương trình xây nhà tình thương: Mỗi năm xây dựng 100 căn nhà tình thương cho người nghèo, người lang thang cơ nhỡ, người có hoàn cảnh khó khăn; trị giá ước tính khoảng 2.000 USD/ căn. Các tổ chức tiềm năng để vận động tham gia chương trình là: KSSA, ACEF, GPI, KEHC, ILV.

-Chương trình xây trạm y tế: Mỗi năm xây dựng 05 trạm y tế cho các xã khó khăn; trị giá ước tính khoảng 150.000 USD/ trạm. Các tổ chức tiềm năng để vận động tham gia chương trình là: AHF, Sunny Korea, Vision Care, NNI.

-Chương trình xây trường học: Mỗi năm xây dựng 05 trường học cho những nơi còn thiếu cơ sở hạ tầng giáo dục; trị giá ước tính khoảng 150.000 USD/ trường. Các tổ chức tiềm năng để vận động tham gia chương trình là: KCCC, GNI, GPI, AHF.

-Chương trình trao học bổng: Mỗi năm trao 1000 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi; trị giá 50 USD/ suất. Chương trình này vận động tất cả các tổ chức đăng ký tham gia. Các tổ chức sẽ lập ra một Quỹ học bổng, cử Ban điều hành nhằm tiếp nhận tiền ủng hộ và quản lý.

-Chương trình ngân hàng bò: Mỗi năm trao 100 con bò hoặc con bê cái làm giống cho các hộ nghèo để hỗ trợ làm kinh tế. Các tổ chức tiềm năng để vận động tham gia chương trình là: KSSA, GCS, CFIE, KFHI, World Together.

-Chương trình đào tạo tiếng Hàn: Tổ chức dạy tiếng Hàn miễn phí cho học sinh, sinh viên, những người đi xuất khẩu lao động hoặc kết hôn với người Hàn Quốc. Chương trình này vận động tất cả các tổ chức tham gia bằng việc cử cán bộ hoặc tình nguyện viên của tổ chức làm giáo viên. Đầu mối tổ chức chương trình là các tổ chức đã và đang có các dự án hợp tác với các trường Đại học tại Việt Nam dạy tiếng Hàn như KCCC, GNI, ACEF.

-Chương trình viện trợ hàng hóa: Mỗi năm viện trợ 05 container hàng nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt như quần áo, vải vóc, giày dép, chăn màn. Các tổ chức tiềm năng để vận động tham gia chương trình là: GNI, KFHI, CFIE.

Phương thức hoạt động chung cho các chiến lược hợp tác trên là: Cơ quan đầu mối, cụ thể ở đây là PACCOM, sẽ kết nối với các địa phương, tổng hợp và đánh giá nhu cầu của từng địa phương rồi giới thiệu đến các TCPCP Hàn Quốc, trên cơ sở đó, các tổ chức nắm được tình hình thực tế để có kế hoạch triển khai viện trợ ưu tiên địa bàn cũng như lĩnh vực. Các tổ chức căn cứ vào thế mạnh của mình sẽ đăng ký tham gia viện trợ theo từng chương trình cụ thể. PACCOM chịu trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục liên quan đến tiếp nhận viện trợ và là cầu nối giữa địa phương với tổ chức. Tổ chức chịu

trách nhiệm triển khai và giải ngân các chương trình/ dự án đã cam kết. Địa phương chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả các hạng mục được tài trợ. Rõ ràng, đây là một giải pháp có tính thực tế và khả thi, tận dụng được hết trách nhiệm của các bên liên quan, tăng cường mối quan hệ khắng khít, tương hỗ lẫn nhau giữa cơ quan đầu mối, tổ chức tài trợ và đơn vị hưởng lợi. Triển khai theo chương trình có tính định hướng này, hoạt động viện trợ PCP Hàn Quốc sẽ có kế hoạch cụ thể, đúng nơi, đúng người, lại có tính cộng đồng, vận động được sự tham gia, chung sức chung lòng của khối PCP Hàn Quốc, tạo hiệu ứng vừa rộng vừa sâu, các tác động đến kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ rõ rệt và tích cực hơn.

Để vừa khuyến khích vừa tri ân các tổ chức PCP Hàn Quốc, hàng năm, Việt Nam cần tổ chức các chương trình vinh danh các tổ chức đã có những đóng góp tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Đây cũng là dịp để tổng kết hoạt động thường niên, đánh giá thành tựu đạt được, chia sẻ khó khăn trong hoạt động và cùng nhau tìm ra giải pháp để hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)