Một số hạn chế trong quá trình hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2003-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 91 - 96)

7. Bố cục của đề tài

3.2. Một số hạn chế trong quá trình hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2003-

2003 - 2013 của các tổ chức PCP Hàn Quốc

3.2.1. Hạn chế

Tuy các tổ chức PCP Hàn Quốc thực sự đã có những đóng góp tích cực cho Việt Nam thời gian qua, nhưng không thể phủ nhận, trong quá trình hoạt động vẫn nảy sinh một số hạn chế nhất định.

Một số tổ chức có quy mô nhỏ song hoạt động dàn trải ở nhiều địa phương, thời gian dự án kéo dài và tỷ lệ viện trợ trực tiếp tới đối tượng hưởng lợi bị hạn chế.

hạn chế về mặt nhận thức chung của chính quyền, đối tác địa phương, khó khăn trong việc tiếp cận khu vực, nguồn lực phải đầu tư lớn. Nhiều địa phương miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và có tỷ lệ nghèo cao, song giá trị viện trợ không cao. Chẳng hạn, năm 2013, giá trị viện trợ PCP Hàn Quốc cho Hà Nội đạt hơn 1 triệu USD trong khi tại Bắc Kạn, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh chưa đến 100.000 USD, khu vực Tây Nam Bộ chỉ có Bến Tre nhận được viện trợ còn Tây Nguyên không có chương trình/ dự án nào.

Một số tổ chức còn cố tình hoạt động ngoài địa bàn hoặc triển khai các chương trình/ dự án mà không xác định được rõ các cơ quan đối tác Việt Nam hoặc triển khai chương trình/ dự án ngoài nội dung được cấp phép hoặc có một số hoạt động nhạy cảm, vi phạm các quy định của Việt Nam.

Một số dự án có chi phí hành chính, chi phí chuyên gia cao nên kinh phí tài trợ bị giảm đáng kể.

Một số tổ chức có xu hướng “làm thay” các đối tác Việt Nam, dẫn tới giảm hiệu quả trong tăng cường năng lực địa phương. Mọi hoạt động dự án đều do cán bộ của các tổ chức đó triển khai, các cơ quan đối tác địa phương không được trực tiếp tham gia triển khai dự án mà chỉ đóng vai trò phối hợp, giám sát, thậm chí chỉ tham gia các hoạt động mang tính hình thức như dự khai trương, khánh thành, khởi công dự án,...

Một số tổ chức còn gặp khá nhiều lúng túng trong quá trình triển khai hoạt động tại Việt Nam do chưa nắm kỹ và sâu các quy định về hành chính. Các thủ tục PCP Hàn Quốc thường gặp phải như: nhập hàng hóa, hoàn thuế, miễn thuế, thị thực, phê duyệt dự án,...

Việc chia sẻ thông tin giữa các tổ chức PCP Hàn Quốc với các cơ quan đầu mối về PCPNN của Việt Nam cũng như việc phối hợp chặt chẽ với các cơ

quan liên quan còn hạn chế. Các tổ chức PCP Hàn Quốc thường không chủ động lập kế hoạch hoạt động và nộp báo cáo hoạt động định kỳ theo quy định.

Đối với PCP Hàn Quốc, việc tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ đang còn yếu so với các tổ chức PCP quốc tế hay tổ chức PCP có quốc tịch châu Âu và Mỹ.

Một số tổ chức khi triển khai công việc, khi cử người sang Việt Nam hoạt động và đặc biệt khi tổ chức các đoàn tình nguyện, đoàn khám chữa bệnh thường gấp gáp, gây khó khăn cho đối tác và các cơ quan liên quan.

Việc chia sẻ thông tin và cùng hợp tác thực hiện dự án trong bản thân cộng đồng các tổ chức PCP Hàn Quốc còn chưa chặt chẽ và chưa tạo được

hiệu ứng rộng rãi.

3.2.2. Nguyên nhân

Về phía tổ chức:

Các tổ chức PCP Hàn Quốc thường nhận được nguồn tài trợ từ các tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam như Samsung, LG, Lotteria, Ngân hàng IBK, Woori bank và một số công ty khác. Chính vì vậy, hoạt động của PCP Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ, không chủ động được về ngân sách cũng như kế hoạch hoạt động. Khi triển khai dự án các tổ chức cũng thường phải cân đối với yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu về địa bàn của nhà tài trợ. Thông thường, chi nhánh của nhà tài trợ ở địa bàn nào thì nhà tài trợ sẽ chỉ định triển khai dự án tại địa bàn đó. Điều đó dẫn tới những hạn chế trong địa bàn hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một đất nước có tỷ lệ người dân theo đạo Tin lành khá đông, vì vậy, khá nhiều tổ chức PCP Hàn Quốc có nguồn gốc hoặc liên quan đến vấn đề tôn giáo. Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam. Đôi khi

trong hoạt động, việc chưa hiểu rõ luật pháp, thuần phong mỹ tục cũng như một số quy định liên quan đến vấn đề tôn giáo của Việt Nam dẫn đến một số mâu thuẫn nhất định giữa tổ chức PCP Hàn Quốc với một số cơ quan đối tác và địa phương của Việt Nam.

Xã hội Hàn Quốc là một xã hội đặc trưng truyền thống, họ phong mình là dân tộc thuần nhất, là đất nước của lễ nghĩa phương Đông, và trên thực tế, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng khá nặng nề của tư tưởng Nho giáo. Những điều đó tạo nên tính cách của dân tộc Hàn với những đặc trưng riêng biệt. Người Hàn nói chung có lòng tự tôn dân tộc, tự trọng cá nhân cao, sống lạc quan, vui vẻ, có tinh thần chia sẻ, hòa đồng, sống tình cảm, coi trọng gia đình, cần cù, nỗ lực,... Tuy nhiên, họ cũng khá bảo thủ, gia trưởng, đôi khi độc đoán; nóng nảy, vội vàng, lẫn lộn công tư, trọng hình thức, sĩ diện cao là một số điểm dễ nhận thấy; người Hàn cũng thường thiếu tính chính xác và kỷ luật trong công việc, ý thức chấp hành các quy định chưa cao. Rõ ràng, tính cách đặc trưng của người Hàn Quốc đã chi phối và tạo ra những tác động không nhỏ khi các tổ chức PCP của đất nước này đến hoạt động tại Việt Nam.

Một điểm đáng lưu ý nữa là Hàn Quốc nhận được chính sách ưu đãi khá thuận tiện từ phía Việt Nam với việc miễn thị thực 15 ngày cho người Hàn Quốc khi sang Việt Nam, không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh. Điều này vừa tạo điều kiện trong việc di chuyển cho các tổ chức PCP Hàn Quốc nhưng lại vừa xảy ra tình trạng các tổ chức đưa người vào Việt Nam hoạt động một cách tự do và khi triển khai các đoàn tình nguyện thường gấp gáp, không có kế hoạch trước, do đó, có thể phát sinh những tình huống ngoài ý muốn.

Về phía Việt Nam:

Trong thời gian qua, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN (giai đoạn 2006- 2010), song, trên thực tế công tác vận động viện trợ vẫn được diễn ra theo hướng tự phát hay “mạnh ai nấy làm”. Lãnh đạo của một số ngành và địa phương vẫn chưa quan tâm đầy đủ tới công tác vận động, chưa tăng cường khả năng cho cơ quan phụ trách viện trợ phi chính phủ để mở rộng quan hệ tranh thủ viện trợ; do chưa đủ kỹ năng, thiếu cán bộ có năng lực và thiếu phương tiện tiếp cận cũng như cái nhìn tổng thể, nhiều địa phương đều chưa chủ động xây dựng các chương trình phát triển dài hạn trong vận động dẫn tới tình trạng chủ dự án địa phương mất chủ động, khoán trắng cho tổ chức PCP trong triển khai dự án. Nhiều đơn vị thực hiện vận động viện trợ đối với các lĩnh vực không thuộc ngành hoạt động của mình. Một số địa phương chưa kiên trì đấu tranh để hạ chi phí hành chính/chi phí gián tiếp mà lại chấp nhận nó một cách dễ dãi.

Qua thực tế công tác quản lý cho thấy, giấy phép (hiện tại là Giấy đăng ký) cấp cho các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý và điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hoạt động có hiệu quả, đồng thời hạn chế hoặc chấm dứt hoạt động của những tổ chức vi phạm pháp luật, viện trợ không hiệu quả hoặc có những hoạt động không vì mục đích nhân đạo từ thiện. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tổ chức chưa đăng ký nhưng vẫn hoạt động tại các địa phương; các đơn vị tiếp nhận dự án viện trợ nhưng không tiến hành phê duyệt, không thực hiện đầy đủ công tác báo cáo cho các cơ quan chức năng theo qui định. Trong khi đó, một số nơi còn cứng nhắc trong quan hệ với các tổ chức PCP, thiếu tính chủ động và linh hoạt, do vậy chưa tranh

Thủ tục nội bộ về thẩm định, tiếp nhận, phê duyệt dự án còn nhiều bất cập. Đặc biệt, thủ tục về đảm bảo vốn đối ứng để vừa tạo niềm tin vừa cùng làm với các tổ chức PCP chưa rõ ràng và là vấn đề rất đáng bàn. Khi ký kết các tài liệu để bắt đầu dự án, phía Việt Nam thường đồng ý cấp vốn đối ứng cho dự án dưới dạng văn phòng làm việc, nguồn nhân lực hoặc một số thiết bị có sẵn cho hoạt động dự án. Tuy nhiên, một số dự án ví dụ như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cần thêm nguồn kinh phí đối ứng bằng tiền mặt ngoài công lao động thì thường bị giải ngân chậm do hầu như các đối tác Việt Nam là các cơ quan Nhà nước, ngân sách phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước và để được duyệt cấp là cả một quá trình dài với nhiều thủ tục phức tạp. Trong khi các tổ chức tài trợ lại yêu cầu vốn đối ứng vì họ muốn đảm bảo quyền sở hữu và trách nhiệm quốc gia trong dự án.

Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương khi giới thiệu các tổ chức PCP hoặc triển khai dự án tại các địa phương chưa chặt chẽ. Không ít trường hợp các Bộ, ngành triển khai dự án tại địa phương nhưng không trao đổi và không có sự phối hợp với chính quyền địa phương hoặc ngược lại, các địa phương có dự án lại không báo cáo với các cấp, các ngành quản lý tuyến trên, gây khó khăn trong công tác quản lý.

3.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)