Viện trợ khẩn cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 54 - 57)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Đóng góp trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế

2.1.1. Viện trợ khẩn cấp

Viện trợ khẩn cấp là hình thức hỗ trợ giải quyết cái đói, cái nghèo và tình trạng khó khăn tức thời, ngay trước mắt. Trong điều kiện Việt Nam là một quốc gia chưa có trình độ phát triển cao, đói nghèo còn hiện diện, hàng năm lại phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra thì nhu cầu nhận viện trợ khẩn cấp là vô cùng cần thiết, cấp bách, giúp người dân chống chọi với đói, rét, bệnh tật để tiếp tục sinh sống.

Các khoản viện trợ khẩn cấp của các tổ chức PCP Hàn Quốc có thể chia thành các nhóm: viện trợ khẩn cấp sau thiên tai và viện trợ hàng hóa cho những vùng còn khó khăn,thiếu thốn.

Từ năm 2006 – 2013, các tổ chức PCP Hàn Quốc đã viện trợ sau thiên tai cho Việt Nam với tổng giá trị gần 6 triệu USD. Đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây (2009 – 2013), giá trị viện trợ khẩn cấp hàng năm luôn rất cao, xấp xỉ trên dưới 1 triệu USD/ năm.

Có thể thấy một điều thực tế rằng, cuộc sống của con người càng hiện đại thì thiên tai và hậu quả thiên tai càng nghiêm trọng. Và, dù Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng vẫn chưa giải quyết hết được những tác động khôn lường của thiên tai đối với cuộc sống con người và vẫn còn rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ của các tổ chức PCPNN.

Biểu 2.1. Giá trị viện trợ khẩn cấp do các tổ chức PCP Hàn Quốc tài trợ cho Việt Nam từ năm 2006 – 2013 (đơn vị tính: USD)

Hoạt động viện trợ hàng hóa cho những vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn là hoạt động thường xuyên, liên tục. Năm nào các tổ chức PCP Hàn Quốc cũng vận động, quyên góp những chuyến hàng hóa để gửi đến người dân nghèo Việt Nam. Thậm chí, có những tổ chức còn huy động được những container hàng khối lượng lớn. Các mặt hàng viện trợ thường là nhu yếu phẩm như quần áo, vải vóc, chăn màn, thuốc men, gạo, mì, sữa,…, một số ít viện trợ tiền mặt hoặc phương tiện giao thông như xe đạp, xe ô tô,… Tổng giá trị viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc cho hoạt động này giai đoạn 2003 – 2013 đạt gần 11 triệu USD, trung bình 1 triệu USD/ năm. Đây thực sự là một con số khá lớn. Trong đó, một số chuyến hàng viện trợ lớn như: Lô hàng quần áo đồng phục học sinh do GNI tài trợ năm 2013 (1.171.501 USD), Lô hàng quần áo và vải do Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc tài trợ năm 2006 (3.700.000 USD), Lô hàng quần áo đồng phục học sinh do Công ty Daewon tài trợ năm 2006 (1.133.712 USD),… Ngoài ra, mỗi lần tổ chức các đoàn khám chữa bệnh miễn phí, các tổ chức PCP Hàn Quốc còn viện trợ nhiều lô

thuốc chữa bệnh, lô kính mắt cho người già hoặc hàng trăm chiếc xe lăn cho người khuyết tật,…

Trước đây, viện trợ khẩn cấp chính là đặc thù trong hoạt động của các tổ chức PCP, gắn liền với mục đích nhân đạo, cứu đói, cứu rét và chữa bệnh cho người nghèo. Nói đến PCP là nói đến từ thiện, nói đến việc quyên góp và đi cho. Ngày nay, với tư duy mới về sự phát triển bền vững, các tổ chức PCP đang dần chuyển hướng từ hoạt động từ thiện nhân đạo sang hoạt động hỗ trợ phát triển, tuy nhiên, các khoản viện trợ PCP khẩn cấp cho những vùng khó khăn, vùng bị thiên tai vẫn luôn luôn tồn tại, kịp thời đến với người nghèo. Viện trợ khẩn cấp luôn đồng hành với hoạt động của các tổ chức PCP, là một trong những đặc điểm nổi bật đồng thời là thế mạnh của các tổ chức PCP. Và đối với một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, được mệnh danh là một trong bốn con rồng của châu Á như Hàn Quốc, lại thuận lợi về khoảng cách địa lý với Việt Nam và có nhiều doanh nghiệp về thực phẩm, may mặc đang có nhà máy sản xuất đặt trực tiếp tại Việt Nam thì hoạt động viện trợ khẩn cấp được các tổ chức PCP Hàn Quốc triển khai thường xuyên với giá trị viện trợ liên tục tăng cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Trên đây mới chỉ là những con số thống kê chưa đầy đủ từ nguồn thông tin của PACCOM. Trên thực tế, còn rất nhiều khoản viện trợ khẩn cấp nữa không thể thống kê hết được. Có thể giá trị của mỗi khoản viện trợ đó không cao, có thể chỉ là một vài thùng mì tôm, một ít tiền mặt, một vài bộ quần áo ấm,… nhưng hành động nhỏ mà ý nghĩa lớn. Và từ nhiều khoản viện trợ nhỏ đó gộp lại sẽ thành một nguồn viện trợ rất đáng quý mà người dân nghèo Việt Nam nhận được từ bạn bè Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)