Hỗ trợ bảo vệ tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 74 - 75)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đóng góp trong việc phát triển xã hội

2.2.4. Hỗ trợ bảo vệ tài nguyên môi trường

Ngày nay, môi trường là vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng của môi trường như tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự thay đổi khí hậu,… Trong những năm gần đây, thiên tai như lũ lụt, bão lớn,… xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường, gây nên rất nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản. Do đó, để đảm bảo cho một chiến lược phát triển bền vững, vấn đề môi trường phải được đặt lên hàng ưu tiên. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Chỉ thị và Nghị quyết về vấn đề bảo vệ môi trường, tuy nhiên, rất khó để kiểm soát việc thực hiện những Chỉ thị và Nghị quyết này. Bởi vì những hành động phá hoại môi trường thường diễn ra ở các địa phương, nơi mà bộ máy chính quyền còn lỏng lẻo, ví dụ như việc phá rừng làm nương rẫy hay việc xả nước thải công

các tổ chức PCP nói riêng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là rất quan trọng. Các tổ chức PCP quốc tế hoặc các tổ chức PCP thuộc các quốc tịch châu Âu hay Mỹ khi hoạt động tại Việt Nam thường quan tâm nhiều đến vấn đề tài nguyên - môi trường và đã triển khai rất nhiều dự án có quy mô lớn, từ các dự án về trồng rừng, tiết kiệm nước đến các dự án về bảo vệ sinh thái, bảo vệ động vật hoang dã, dự án cải tạo rừng phòng hộ đầu nguồn, dự án bảo tồn đa dạng sinh học,… Những dự án này đã phần nào giúp bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái ở Việt Nam. Thực tế, tại Hàn Quốc cũng như khi hoạt động trên thế giới, các tổ chức PCP Hàn Quốc không phải không quan tâm đến vấn đề tài nguyên – môi trường, tuy nhiên, khi hoạt động tại Việt Nam, nếu tính theo số các tổ chức đăng ký Giấy phép Hoạt động chính thức với PACCOM thì chưa có một tổ chức PCP Hàn Quốc nào hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường. Theo thống kê của PACCOM, chỉ có duy nhất tổ chức Hợp tác môi trường ASEAN – Hàn Quốc (AKECU) (tổ chức này chưa đăng ký hoạt động chính thức và lâu dài ở Việt Nam) hợp tác với Viện Khoa học Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai dự án Nghiên cứu các mô hình phục hồi rừng ngập mặn ven biển bị suy thoái tại một số tỉnh ven biển vào năm 2011, với tổng giá trị viện trợ là 28.540 USD. Đây là một con số rất nhỏ trong tổng viện trợ của các tổ chức PCPNN đối với lĩnh vực tài nguyên – môi trường ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)