Hỗ trợ phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 67 - 71)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đóng góp trong việc phát triển xã hội

2.2.2. Hỗ trợ phát triển giáo dục

Nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của giáo dục đối với sự phát triển đất nước, Chính phủ Việt Nam đã dành sự quan tâm đầu tư rất lớn cho giáo dục và với nỗ lực của ngành giáo dục cũng như toàn xã hội, giáo dục thực sự đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong một vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Những khó khăn này tập trung chủ yếu vào các vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện giáo dục cơ bản còn rất nhiều hạn chế do thiếu đội ngũ giáo viên, thiếu nguồn hỗ trợ về tài chính, tỷ lệ nghèo đói cao và những bất lợi về địa lý. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của các tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục là hết sức cần thiết bởi những chương trình/ dự án phi chính phủ tuy vốn đầu tư không lớn lắm, nhưng có quy mô thích hợp và mục tiêu cụ thể, nhìn chung có tác dụng thiết thực đối với ngành, địa phương và cơ sở, nhất là cơ sở nghèo.

Biểu 2.4. Giá trị giải ngân các dự án trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 2003 – 2013 do các tổ chức PCP Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam

(đơn vị tính: USD)

Trong tổng số 40 tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam (theo thống kê qua cơ sở chính thức là việc đăng ký Giấy phép Hoạt động của PACCOM), có đến hơn một nửa là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Giai đoạn 2003 – 2013, tổng giá trị viện trợ cam kết trong lĩnh vực giáo dục của các tổ chức PCP Hàn Quốc ước tính là 8.426.410 USD, tuy nhiên, cũng như đối với y tế, giá trị viện trợ giải ngân thực tế đã đạt 10.289.452 USD, tăng gần 2 triệu USD so với dự kiến. Các chương trình/ dự án trong lĩnh vực giáo dục khá đa dạng, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết của giáo dục Việt Nam, gồm: cấp học bổng, đào tạo ngoại ngữ, hỗ trợ thư viện trường, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, hỗ trợ giáo dục mầm non, cung cấp trang thiết bị dạy học, và các khoản viện trợ khác nhằm tăng cường chất lượng giáo dục.

Do điều kiện Việt Nam còn nhiều khó khăn, thiếu kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục nên đây chính là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của các tổ chức PCP Hàn Quốc. Từ năm 2003 – 2013, năm nào các tổ chức PCP Hàn Quốc cũng dành 1 phần ngân sách tương đối khá để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, trung bình gần 500.000 USD/ năm, đặc biệt, 3 năm gần đây (2011, 2012, 2013) ngân sách tăng mạnh và đạt mốc kỉ lục vào năm 2011 với giá trị viện trợ giải ngân gần 1,3 triệu USD. KCCC, GNI, AHF, GPI là một số tổ chức PCP Hàn Quốc có những đóng góp tích cực trong việc tài trợ kinh phí xây dựng mới các trường học.

Cấp học bổng là dự án thiết thực, có tính chất nhanh chóng, đến ngay và trực tiếp với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và vượt khó học giỏi. Nhìn chung, tất cả các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực giáo dục luôn ưu tiên dành một phần kinh phí thường xuyên để hỗ trợ cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh Việt Nam. Ngoài ra, nhiều tổ chức PCP Hàn Quốc khác không có các hoạt động hỗ trợ giáo dục cũng vẫn trích một phần ngân sách để trao học bổng khi được kêu gọi hoặc phối, kết hợp với một số đơn vị của Việt Nam khi cần thiết. Giai đoạn 2003 – 2013, tổng giá trị học bổng các tổ chức PCP Hàn Quốc đã trao cho Việt Nam là hơn 650.000 USD và trong 7 năm trở lại đây (2007 – 2013) luôn đạt ở mức tương đối khá (đối với viện trợ chỉ của một quốc gia cho một quốc gia và mới chỉ tính trong một lĩnh vực chi tiết) là gần 70.000 USD/ năm, tương đương gần 2 tỷ Việt Nam đồng/ năm.

Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, hỗ trợ các thư viện trường và viện trợ trang thiết bị dạy học luôn là hoạt động thường xuyên, liên tục và đạt giá trị viện trợ giải ngân từ gần 200.000 USD – gần 400.000 USD cho giai đoạn 2003 – 2013.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam rất tích cực phối hợp với các tổ chức PCPNN trong việc hoàn thành mục tiêu của Chương trình Giáo dục cho mọi người (Education for All – EFA). Trọng tâm của Chương trình này là tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em gái và những người bị thiệt thòi. Những nỗ lực hỗ trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với mọi khía cạnh của lĩnh vực giáo dục nói trên đã đóng góp không nhỏ và chứng minh rằng mục tiêu của Chương trình EFA là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Một trong những dự án hỗ trợ giáo dục tạo được tiếng vang và có nhiều tác động tích cực trong thời gian qua là dự án Cung cấp trang thiết bị máy vi tính cho các trường THCS tại các huyện ngoại thành Hà Nội do tổ chức GCS tài trợ. Tổng kinh phí tài trợ của dự án là gần 1,4 triệu USD,

thực hiện trong 5 năm (2013 – 2017). Mỗi năm, GCS sẽ khảo sát tại các huyện còn khó khăn, chọn ra 8 trường THCS chưa có phòng học máy vi tính để tài trợ, mỗi phòng học gồm: 25 – 30 bộ máy vi tính để bàn, bàn ghế kèm theo, 01 máy in, 01 máy chiếu, lắp đặt hệ thống nối mạng internet và hỗ trợ các dụng cụ giảng dạy liên quan. Năm 2013 – năm đầu tiên triển khai dự án, GCS đã hoàn thành việc tài trợ cho 8 trường THCS tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. Mỗi phòng học máy vi tính như vậy có tổng giá trị viện trợ là hơn 30.000 USD, tương đương hơn 600 triệu Việt Nam đồng. Đây là một con số không hề nhỏ và là sự chung tay tích cực của GCS nói riêng và của các TCPCP Hàn Quốc nói chung với Việt Nam trong việc tăng cường cơ sở vật chất giáo dục. Có thể thấy, mỗi một huyện ở Việt Nam thường có từ khoảng 20 – gần 30 trường THCS, việc GCS viện trợ phòng học máy vi tính cho 8 trường/ 1 huyện, chiếm từ 30 – 40% tổng số phòng học máy vi tính/ 1 huyện là một khoản viện trợ rất có giá trị. Bên cạnh đó, máy móc và trang thiết bị đi kèm đều hiện đại, đạt chất lượng cao, rất hiệu quả và thuận tiện khi sử dụng, tăng

cường tối đa chất lượng dạy và học cho thầy trò những nơi còn nhiều khó

khăn, thiếu thốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 67 - 71)