Khái quát về các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc hoạt động tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 37 - 43)

7. Bố cục của đề tài

1.1. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ trên thế giới và các tổ chức ph

1.1.3. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc hoạt động tạ

hiện Nghị định 12, COMINGO đã tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam với các TCPCPNN, nhìn lại quá trình 10 năm hoạt động PCPNN gần đây (2003 – 2013) và có thể khẳng định các tổ chức PCPNN đã hoạt động cũng như đóng góp rất tích cực cho Việt Nam thời gian qua.

1.1.3. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam tại Việt Nam

Năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, từ đó, các tổ chức PCP Hàn Quốc bắt đầu đến và hoạt động tại Việt Nam một cách chính thức, có đăng ký với cơ quan quản lý của Việt Nam. Tổ chức PCP Hàn Quốc được cấp Giấy phép Hoạt động tại Việt Nam sớm nhất là năm 1997.

Thời gian đầu, số lượng các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam không nhiều, chỉ đạt khoảng trên dưới 10 tổ chức/ năm. Sau khi Việt Nam – Hàn Quốc nâng cấp quan hệ thành đối tác hợp tác chiến lược năm 2009, số lượng các tổ chức PCP Hàn Quốc đã bắt đầu tăng dần lên và thường giữ ở mức trên dưới 20 tổ chức hoạt động/ năm.

Theo dữ liệu của PACCOM, tính đến năm 2013, có tổng số 40 tổ chức PCP Hàn Quốc có quan hệ và đã đăng ký chính thức hoạt động tại Việt Nam qua cơ sở pháp lý là Giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, có một số tổ chức chỉ hoạt động một vài năm rồi dừng. Tính riêng năm 2013, chỉ còn 23 tổ chức PCP Hàn Quốc đang triển khai hoạt động tại Việt Nam. So với tổng số các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam, số lượng các tổ chức PCP Hàn Quốc như vậy là chỉ chiếm một phần rất nhỏ, nhưng 10 năm qua (2003 – 2013) số lượng các tổ chức liên tục tăng theo từng năm và không có dấu hiệu giảm.

Biểu 1.6. Số lượng các tổ chức PCP Hàn Quốc so với các TCPCPNN tại Việt Nam, giai đoạn 2003 – 2013

Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc khá đa dạng, gần như ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có dù nhiều hay ít chương trình/ dự án được triển khai. Tuy nhiên, tập trung nhất là các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, bảo trợ xã hội, viện trợ khẩn cấp, phát triển nông thôn tổng hợp. Một số tổ chức PCP Hàn Quốc triển khai hoạt động cùng lúc nhiều lĩnh vực.

Địa bàn hoạt động được các tổ chức PCP Hàn Quốc quan tâm chủ yếu ở miền Nam và miền Bắc, một số ít có hoạt động ở miền Trung. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có số lượng tổ chức triển khai hoạt động đông nhất, các khu vực khác khá ít, còn Tây Nguyên chưa có tổ chức nào hoạt động. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi hầu hết các tổ chức PCP Hàn Quốc đặt trụ sở điều hành, chỉ một số tổ chức đặt luôn trụ sở tại các địa phương triển khai dự án như Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Bến Tre, Cần Thơ,…

Tháng 9/2013, cùng với chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, “Chương trình Hạnh phúc” – hỗ trợ Việt Nam phát triển vùng tổng hợp bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Hàn Quốc đã được ký kết. Trong Chương trình đó, chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến việc viện trợ cho hai địa bàn trọng điểm là Quảng Trị và Lào Cai. Theo xu thế đó, các TCPCP Hàn Quốc cũng bắt đầu khảo sát và triển khai hoạt động tại hai địa bàn này, đồng thời, mở rộng hoạt động dần hướng về khu vực miền Trung và miền núi phía Bắc.

Khoảng 10 năm trở lại đây (2003 – 2013), tổng giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức PCP Hàn Quốc đạt gần 60 triệu USD, chiếm hơn 2% so với tổng giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức PCPNN cho Việt Nam.

Biểu 1.7. Giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức PCP Hàn Quốc so với các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, giai đoạn 2003 – 2013 (đơn vị tính: triệu USD)

(Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM)

Nhìn chung, số lượng các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam chưa nhiều, giá trị tài trợ đạt ở mức trung bình. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc được các đối tác Việt Nam đánh giá tốt; các chương trình/ dự án quy mô nhỏ nhưng hiệu quả, thiết thực, đáp ứng kịp thời những nhu cầu thiết yếu của người hưởng lợi.

STT Tên tổ chức Lĩnh vực hoạt động Phạm vi 1 KSSA Phát triển cộng đồng, dạy nghề Vĩnh Long

2 Global Care

Cung cấp tình nguyện viên, giáo dục, y tế, cấp nước sạch và hỗ trợ trẻ em nghèo

Lào Cai, Thái Bình và Hà Nội

3 GCS

Giáo dục-đào tạo và dạy nghề, hỗ trợ trẻ em khuyết tật (không bao gồm vấn đề con nuôi), phát triển nông thôn

Hà Nội, Bắc Ninh

4 AHF Hỗ trợ y tế và giáo dục

Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Bình, Hải Dương (dừng hoạt động tại: Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Tp.HCM)

5 Sunny Korea Y tế Đà Nẵng, Hà Nội 6 KEHC Giáo dục, cung cấp nước sạch, y tế Bến Tre

7 GNI Phát triển nông thôn và giáo dục Hoà Bình, Hà Nội, Tuyên Quang, Thanh Hoá

8 KFHI Phát triển cộng đồng, đào tạo dạy

nghề Vĩnh Phúc, Bắc Ninh 9 ACEF Phát triển cộng đồng Vĩnh Long

10 KOCUN

Đào tạo kiến thức về văn hóa, phong tục, tập quán của Hàn Quốc cho phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc

Cần Thơ

11 GV Giáo dục, y tế, xã hội và viện trợ

khẩn cấp Bến Tre 12 CFIE Giáo dục và đào tạo, y tế và phát triển

cộng đồng Thái Nguyên, Băc Kạn 13 DAIL Chăm sóc sức khoẻ và bảo trợ xã hội Tp.HCM

14 LLSC

Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi)

Tp.HCM

15 KCCC Hỗ trợ giáo dục và giao lưu văn hoá Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên và Hải Dương

16 GPI

Bảo vệ chăm sóc trẻ em (không bao gồm vấn đề con nuôi)

(Trước đây là đào tạo, dạy nghề, cung cấp thiết bị y tế)

Hải Dương (trước đây là Vĩnh Long)

17 WT

Phát triển cộng đồng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi)

Vĩnh Phúc, Thanh Hoá

18 ILV Phúc lợi xã hội và giáo dục Quảng Nam 19 NNI Y tế Đồng Nai

20 Vision Care Y tế Đà Nẵng và Quảng Bình 21 PAMWF Giáo dục, y tế và phát triển cộng

đồng Vĩnh Phúc 22 MYI Hỗ trợ phát triển kinh tế Vĩnh Long 23 KFWA Giáo dục, dạy nghề, phát triển cộng

đồng Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc 24 KVWA Dạy nghề, ngoại ngữ cho thanh niên

nghèo Tp.HCM 25 KWF Xây dựng bệnh viện, hỗ trợ thiết bị

và chuyên môn y tế Nam Định 26 VWVAK Giáo dục hỗ trợ nạn nhân chiến tranh Tp.HCM

27 IVI Hỗ trợ nghiên cứu và sử dụng vắc-xin Hà Nội, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà

28 ICF Nông nghiệp, hỗ trợ trẻ em, phát triển

cộng đồng và cứu trợ khẩn cấp Bến Tre

29 KFF Giúp đỡ trẻ em, giáo dục dạy nghề và

phát triển cộng đồng Hà Nội, Hải Dương, Tp.HCM 30 SWGVO Hỗ trợ trẻ em mồ côi (không bao gồm

31 KAOVA Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Hà Nội, Tp.HCM 32 IYF Giao lưu văn hoá, giáo dục Hà Nội, Tp.HCM 33 KFAS Giáo dục Hà Nội

34 VWCC Hỗ trợ phụ nữ

Hà Nội và địa phương trong khuôn khổ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

35 HVF Giáo dục, giáo lưu văn hoá và phát

triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tp.HCM, Quảng Nam 36 KIPRA Hỗ trợ quản lý và boả vệ quyền sơ

hữu trí tuệ Hà Nội

37 KWS

38 WFKB

39 KVDO Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Quảng Nam

40 CPM

Bảng 1.8. Danh sách các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2013 (Nguồn: PACCOM)

Trong thời gian qua, một số tổ chức PCP Hàn Quốc đã có hoạt động tích cực, triển khai nhiều chương trình/ dự án dài hạn, có ngân sách tương đối cao, có ý nghĩa và hiệu quả bền vững như:

- GNI: chương trình phát triển nông thôn tổng hợp tại Hòa Bình, Tuyên Quang và Thanh Hóa với tổng giá trị viện trợ cam kết từ năm 2010 - 2017 đạt hơn 5,6 triệu USD.

- GCS: chương trình tài trợ phòng học máy vi tính cho các trường THCS, trị giá gần 1,4 triệu USD, thực hiện trong 5 năm: 2013 – 2017.

- Medi Peace: chương trình hỗ trợ y tế tại Quảng Trị, trị giá hơn 1,4 triệu USD, thực hiện từ 2012 – 2019.

- KCCC: hỗ trợ xây dựng trường học cho các xã khó khăn tại Thái Nguyên, Hải Dương, trị giá mỗi trường học : 1,7 tỷ đồng.

- AHF: hỗ trợ xây dựng trạm y tế, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh cho người dân các xã nghèo tại Phú Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Nghệ An trị giá mỗi trạm y tế: từ 80 - 100.000 USD.

Những đóng góp kể trên của các tổ chức PCP Hàn Quốc được Chính phủ và nhân dân Việt Nam ghi nhận. Các tổ chức đó cũng đều đã được vinh danh và nhận nhiều huy chương, bằng khen từ phía các cơ quan, đối tác Việt

Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)