Thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 43 - 49)

7. Bố cục của đề tài

1.2. Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013

1.2.1. Thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013

Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013 kế thừa và phát huy những thành tựu về phát triển kinh tế của giai đoạn đổi mới 1986 – 2000; lại nằm trong định hướng phát triển từ “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010” được thảo luận và thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 19 – 24/4/2001 và “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015”, thể hiện tại Nghị quyết số 10/2011/QH13, ngày 08/11/2011 của Quốc hội.

Có thể tóm tắt một số mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013 như sau:

Giai đoạn trước 2011, mục tiêu được xác định: Đưa nước ta ra khỏi

tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng

Giai đoạn thực hiện “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 –

2015”, mục tiêu được xác định: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với

đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong 2 – 3 năm đầu Kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, 2 – 3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Với bối cảnh và mục tiêu đó, bằng nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, nhất trí của toàn dân, Việt Nam đã tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức nên tình hình kinh tế-xã hội đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu mới, có thể khái quát bằng một số chỉ tiêu thống kê định lượng dưới đây.

Thứ nhất, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Bước vào thực hiện các Chiến lược

phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn mới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và đến năm 2008 lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng

Năm 2001 tăng 6,89%; 2002 tăng 7,08%; 2003 tăng 7,34%; 2004 tăng 7,79%; 2005 tăng 8,44%; 2006 tăng 8,23%; 2007 tăng 8,46%; 2008 tăng 6,31%; 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78%, năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, trong suốt mười năm qua, Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines [31, tr. 8-9].

Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới về thu nhập tính theo tổng thu nhập quốc gia (GNI)(Các quốc gia và vùng lãnh thổ được chia thành 4 nhóm: (i) Thu nhập thấp, bình quân đầu người từ 995 USD trở xuống; (ii) Thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người 996-3945 USD; (iii) Thu nhập trung bình cao, bình quân đầu người 3946- 12195 USD; (iv) Thu nhập cao, bình quân đầu người đạt từ 12196 USD trở lên), từ năm 2008 Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp. Trong số những nước kém phát triển (LDCs) Liên hợp quốc công bố những năm gần đây, Việt Nam cũng không có tên trong danh sách nhóm này. Như vậy, sau mười năm triển khai thực hiện các Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, mục tiêu “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” đã làm được, Việt Nam bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

Thứ hai, hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa Việt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới. Phát huy kết quả và kinh nghiệm mở cửa và hội nhập quốc tế thu được

trong 15 năm đổi mới 1986-2000, những năm tiếp theo Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: hợp tác song phương và đa phương; mở rộng quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu

tư, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối và tăng cường nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại khác.

Thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa

dạng hóa”, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia; quan hệ

thương mại với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 60 hiệp định kinh tế và thương mại song phương và thiết lập quan hệ đầu tư với trên 84 quốc gia và vùng lãnh thổ [31, tr. 11].

Quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước bạn bè truyền thống, các nước công nghiệp phát triển và các đối tác tiềm năng tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và sâu sắc thêm. Các khuôn khổ quan hệ được xây dựng và nâng lên tầm cao mới, như quan hệ tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam; quan hệ Hợp tác triển vọng Mê Kông mở rộng (GMS); quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc; quan hệ “Đối tác chiến lược” với Liên bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc; quan hệ “Đối tác hữu nghị, hợp tác nhiều mặt và tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi” với Hoa Kỳ; mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh, trong đó có các hoạt động tham gia Chương trình đối tác mới vì sự phát triển Châu Phi…

Việt Nam cũng đã thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); tham gia tích cực trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); duy trì tốt mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế như UNDP, UNFPA, FAO, UNIDO, ILO, WHO, UNESCO,WB, IMF, ADB…, đặc biệt là đã chủ động và tích cực đàm phán để sớm gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Ngày 04/01/1995 tổ chức Thương mại

quốc tế chấp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam; sau nhiều năm kiên trì đàm phán, tiến hành các thủ tục và xúc tiến các hoạt động song phương và đa phương, ngày 01/11/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc chính thức gia nhập WTO nói riêng và những kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế đối ngoại những năm vừa qua đã đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thu hút các nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Thứ ba, đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác có những tiến bộ đáng kể. Do kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá; đồng thời, các ngành,

các địa phương triển khai thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và nhiều chương trình liên quan khác nên đời sống dân cư nhìn chung được cải thiện rõ rệt.

Tỷ lệ nghèo chung (tính theo chuẩn chi tiêu của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê xây dựng) đã giảm từ 28,9% năm 2002 xuống còn 19,5% năm 2004; 16,0% năm 2006; 14,5% năm 2008; 14,2% năm 2010; 9,6% năm 2012 và còn khoảng 7,8% vào cuối năm 2013 [31, tr. 17].

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo tiếp tục thu được thành tựu mới.Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp và số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được chú trọng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng để

đáp ứng yêu cầu mới. Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ em tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng. Nhờ đó, nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn; đạt được một số kết quả quan trọng trong các mục tiêu chiến lược của giáo dục như nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,…

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng thu được những kết quả tích cực. Tình trạng quá tải bệnh viện và giường bệnh từng bước được khắc phục; củng cố, xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều cơ sở y tế mới, hiện đại; kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh; phổ biến việc tiêm vắc- xin; trình độ khám, chữa bệnh, phẫu thuật những ca bệnh hiểm nghèo nâng cao, tiến bộ, nhiều ca khó thành công; phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, được người dân và cộng đồng quan tâm, hưởng ứng và ủng hộ; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nâng cao; toàn dân tham gia bảo hiểm y tế xã hội.

Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao triển khai tương đối

rộng khắp. Theo kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình, đến năm 2008 đã có

90% số xã của cả nước có bưu điện văn hóa; 43% số xã có nhà văn hóa xã; 74% gia đình đạt chuẩn văn hóa; 51% làng/thôn/xóm/ấp/bản/khu phố được công nhận đạt chuẩn về văn hóa [31, tr. 19].Nhờ tích cực giới thiệu và quảng

công nhận thêm một số di sản văn hóa của Việt Nam. Đến năm 2013, Việt Nam đã có 11 di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó 7 di sản văn hóa vật thể là: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ và 7 di tích văn hóa phi vật thể là: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Những thành tựu nói trên đã tạo ra thế và lực mới cả ở bên trong và bên ngoài để Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới. Đồng thời, những thành tựu đó đã gây được ấn tượng không nhỏ đối với bạn bè quốc tế và điều đó cũng tạo điều kiện để Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều nguồn tài trợ đa phương, song phương và viện trợ không chính thức, trong đó có viện trợ

PCPNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)