Hỗ trợ phát triển nông thôn tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 58 - 64)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Đóng góp trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế

2.1.3. Hỗ trợ phát triển nông thôn tổng hợp

Phát triển nông thôn tổng hợp là lĩnh vực bao gồm nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường,… nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân trong khu vực thụ hưởng dự án. Mục tiêu chung của các dự án này là giải quyết đồng bộ các khó khăn kinh tế - xã hội của địa phương, giúp cho người dân tự phát triển bền vững sau khi các tổ chức PCP kết thúc dự án. Phát triển nông thôn tổng hợp cũng là mục tiêu quan trọng nhất của các tổ chức PCP Hàn Quốc khi triển khai hoạt động tại Việt Nam.

Giai đoạn 2003 – 2013, tổng giá trị viện trợ cam kết của các tổ chức PCP Hàn Quốc cho Việt Nam trong lĩnh vực phát triển nông thôn tổng hợp là 12.771.979 USD, trong khi đó, giá trị giải ngân thực tế đã lên đến 14.667.443 USD, tăng gần 2 triệu USD. Đây là lĩnh vực đạt tổng giá trị viện trợ cũng như

giá trị hàng năm cao nhất so với tất cả các lĩnh vực khác, luôn được tính ở mức giá trị hàng triệu USD/ năm.

Biểu 2.2. Giá trị giải ngân trong lĩnh vực phát triển nông thôn tổng hợp do các tổ chức PCP Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013

(đơn vị tính: USD)

Đây mới chỉ là những con số thống kê trong các dự án có liên quan trực tiếp đến phát triển nông nghiệp nông thôn như hỗ trợ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ vốn cho nông dân, hỗ trợ cây - con giống, hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông thôn mới,… Ngoài ra, rất nhiều dự án viện trợ khác có liên quan gián tiếp đến phát triển nông thôn tổng hợp nhưng lại trực tiếp nằm trong lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, tài nguyên-môi trường,… nên đã được thống kê tại các lĩnh vực này. Nếu tính tất cả những dự án nói trên, con số giá trị viện trợ

của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với phát triển nông thôn tổng hợp sẽ lớn hơn rất nhiều lần.

Giống như mô hình tiến bộ của nhiều tổ chức PCP khác trên thế giới, các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn tổng hợp cũng áp dụng phương pháp giảm nghèo có sự tham gia của người dân. Có nghĩa là người dân trực tiếp tham gia trong quá trình thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động của dự án. Người dân có thể tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau và họ có một mục tiêu là vì lợi ích chung của cộng đồng, của tập thể, trong đó bao gồm lợi ích của cá nhân họ.

Sự tham gia của người dân được thực hiện thông qua các kỹ thuật tham vấn và nhận được sự hỗ trợ từ những cán bộ có chuyên môn hay cán bộ chính quyền địa phương. Một trong những phương pháp thường sử dụng là phương pháp đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rapid/ Rural Appraisal – PRA). Đây là phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan để điều tra, học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra giải pháp nhằm giải quyết khó khăn của cộng đồng. Những cuộc thảo luận mang tính cộng đồng thôn bản sẽ được tổ chức. Nội dung các cuộc thảo luận thường là:

Bước thứ nhất, xác định khó khăn của địa phương bằng việc tìm hiểu thực trạng của địa phương. Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của địa phương là gì. Đối với những yếu tố được coi là điểm mạnh, người dân cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi: Tại sao mạnh? Làm thế nào để phát huy điểm mạnh?... Đối với những vấn đề được xem là điểm yếu câu hỏi đặt ra là: Tại sao yếu? Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế tối đa những điểm yếu đó?...

Bước thứ hai, sau khi xác định được thực trạng khó khăn của địa phương, các câu hỏi tiếp tục đưa ra để cộng đồng trả lời: Tại sao lại khó khăn? Lý do chủ quan và khách quan là gì? Lý do trực tiếp và gián tiếp là gì? Giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài là gì? Sự tác động của nó đối với những vấn đề hoặc vùng khác?

Bước thứ ba là đánh giá các nguồn lực mà địa phương có. Về nội lực, đã có những gì thuộc về nội lực có thể sử dụng và phát huy được? Những yếu tố nội lực nào còn thiếu cần phải bổ sung?... Về ngoại lực, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài gồm có những gì? Cần kêu gọi hỗ trợ thêm gì? Ở đâu?...

Nội dung của các bước thảo luận trên sẽ giúp chuyên gia của các TCPCP xác định được những nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của địa phương. Những cuộc điều tra lấy ý kiến từ phía người dân sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch của dự án theo mức độ và lĩnh vực ưu tiên.

Trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án, nhiều cuộc họp thôn bản mang tính chất dân chủ tiếp tục được tổ chức để lấy ý kiến của người dân về nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với dự án. Ví dụ như: cách lựa chọn thành viên tham gia dự án như thế nào và vai trò của họ sẽ ra sao? Cộng đồng thôn bản có thể đóng góp bao nhiêu? Dưới hình thức nào (sức người, tiền mặt, đồ vật hay tín dụng…)? Các giải pháp mà dự án đưa ra đã thích hợp chưa? Lợi ích của những hoạt động này là gì? Hoạt động của dự án sẽ được phân chia giai đoạn như thế nào? Thời gian bao lâu thì dự án kết thúc?...

Các ý kiến của người dân và chính quyền địa phương có vai trò hết sức to lớn, trên cơ sở những ý kiến đóng góp đó, kết hợp với kinh nghiệm thực tế và nguồn tài chính cụ thể của mình, các tổ chức PCP sẽ xây dựng dự án cụ thể cho phù hợp nhất với nhu cầu của người dân và khoản ngân sách mà họ có.

Quá trình tham vấn như vậy sẽ có được ý kiến khách quan từ phía địa phương về những nội dung của dự án và để cho địa phương cùng người dân thấy được vai trò làm chủ của mình trong dự án. Như vậy, mọi quá trình triển khai dự án đều có sự tham gia của người dân. Khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết và đã được các tổ chức PCP đưa vào thực tiễn dự án. Đây cũng chính là đóng góp quan trọng của các tổ chức PCP đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Không chỉ hỗ trợ, không chỉ “đi cho” mà các tổ chức PCP còn giúp người dân nhận thức rõ bản chất của đói nghèo, bản thân người dân phải làm chủ chính cuộc sống của mình, tự mình đẩy lùi nghèo đói và chính họ tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Một số tổ chức PCP Hàn Quốc áp dụng tốt phương pháp PRA nói trên trong quá trình hỗ trợ phát triển nông thôn tổng hợp là GNI, KFHI, GCS, Global Care, World Together. Dự án của các tổ chức này thường có ngân sách tương đối lớn, thời gian thực hiện lâu dài và có tác động tương tác lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực.

Tiêu biểu nhất, có tính chất dài hạn và còn kéo dài trong nhiều năm tới là các dự án phát triển nông thôn tổng hợp của tổ chức GNI như: tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với tổng giá trị viện trợ cam kết 1.333.288 USD (giai đoạn 2005 – 2016); tại huyện Mai Châu với tổng giá trị viện trợ cam kết 365.000 USD (giai đoạn 2010 – 1014); tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với tổng giá trị viện trợ cam kết 2.469.840 USD (giai đoạn 2011 – 2016); tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa với tổng giá trị viện trợ cam kết 1,945,000 USD (giai đoạn 2013 – 2017). Các dự án hỗ trợ phát triển nông thôn tổng hợp của GNI nhìn chung đạt hiệu quả tốt, được người dân, đối tác và chính quyền địa phương hưởng ứng tích cực và đánh giá cao.

Những dự án nổi bật khác có thể kể đến như: hỗ trợ vay vốn tín dụng; hỗ trợ giống cây trồng; chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng điện, đường, cầu cống, kênh mương; hỗ trợ nông cụ; ngân hàng bò;…

“Ngân hàng bò” là một mô hình rất đặc biệt do Trung ương Hội Chữ

thập đỏ Việt Nam phát động, có thể nói, đây là một sáng tạo của Việt Nam

trong nỗ lực thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Ở mô hình “Ngân hàng bò”, mỗi hộ gia đình nghèo được trao tặng 1

con bò giống. Bò giống sau khi nuôi, nếu đẻ lứa đầu là bê cái, thì hộ hưởng lợi tiếp tục chăm sóc bê con thêm 12 tháng tuổi, sau đó sẽ chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác nuôi. Sau khi trao lứa bê đầu tiên, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu bò giống. Và cứ tiếp tục theo chu trình như vậy, số lượng bò giống được gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều hộ gia đình

nghèo khác trong địa phương được trợ giúp. Mô hình này của Việt Nam

được các tổ chức PCP Hàn Quốc đánh giá cao và tích cực hưởng ứng. Có

đến hơn 10 tổ chức PCP Hàn Quốc áp dụng mô hình “ngân hàng bò” khi triển khai các dự án phát triển nông thôn tổng hợp. Nổi bật nhất là tổ chức KSSA, mỗi năm viện trợ cho người dân nghèo tỉnh Vĩnh Long 70 con bê cái. Đây là một minh chứng cụ thể nhất cho thấy sự hỗ trợ thiết thực của các tổ chức PCP Hàn Quốc cùng với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền ở Việt Nam, “chung sức cùng đồng bào các huyện nghèo, xã biên giới xây dựng nông thôn mới”. “Ngân hàng bò” thực sự là mô hình làm kinh tế hiệu quả, giúp các gia đình khó khăn phát triển chăn nuôi bò sinh sản, chính là phương thức sinh kế bền vững để từng bước vươn lên thoát nghèo.

Một trong những điểm đáng chú ý trong các dự án phát triển nông thôn

Quốc rất tâm huyết khi triển khai hoạt động tại Việt Nam khi không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Đó là một chiến lược hoàn toàn đúng đắn. Bắt đầu từ năm 2008, các tổ chức PCP Hàn Quốc đã tài trợ để xây dựng các nhà văn hóa, nhà đại đoàn kết hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng với tổng giá trị viện trợ hơn 650.000 USD. Điều này giúp người dân có địa điểm sinh hoạt văn hóa thông tin, làm phong phú đời sống tinh thần, tạo ra sự đoàn kết, gắn bó, chia sẻ cộng đồng, cùng

nhau xây dựng nông thôn mới với điều kiện sống chất lượng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)