Về việc gây quỹ hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 102 - 104)

7. Bố cục của đề tài

3.3.3. Về việc gây quỹ hoạt động

Theo số liệu được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, tính đến cuối năm 2013, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 3 trong

tổng số hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với hoạt động của gần 3000 doanh nghiệp, gần 4000 dự án và tổng vốn FDI hơn 28 tỷ USD

[45]. Đây chính là tiềm năng lớn để các tổ chức PCP Hàn Quốc khai thác, gây quỹ hoạt động.

Trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, có một thuật ngữ mới xuất hiện nhưng đang dần trở thành xu hướng là “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, tiếng Anh là Corporate Social Responsibility (CSR). CSR là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. CSR được coi là một yếu tố quan trọng bên cạnh những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại, phát triển, tăng cường lợi thế cạnh tranh.

Tại Hàn Quốc, theo nghiên cứu của Hiệp hội công nghiệp Hàn Quốc (FKI), năm 2009 có 220 công ty lớn đã chi 2,6 nghìn tỷ won (tương đương 2,6 tỷ USD) cho hoạt động CSR, tương đương với 0,2% tổng doanh số hay 4,8% lợi nhuận của mình [Nguồn: Báo cáo về hoạt động CSR doanh nghiệp Hàn Quốc của PACCOM, tài liệu lưu hành nội bộ]. Rất nhiều tập đoàn lớn đã thành lập riêng bộ phận CSR như: KT, Samsung, SK Energy, Hyunda-Kia Motor group, Hynix,...

Tại Việt Nam, thời gian qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã triển khai nhiều chương trình/ dự án CSR có giá trị cao. Ngoài việc trực tiếp làm CSR, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc cũng dành một phần ngân sách tương đối khá từ quỹ CSR để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc. Gần như tổ chức PCP Hàn Quốc nào cũng đều có ít nhất một doanh nghiệp đứng phía sau tài trợ. Tuy nhiên, việc gây quỹ này vẫn theo hình thức “mạnh ai nấy làm”, tính chất tự phát, rời rạc còn nhiều, chưa có chiến lược để gây quỹ tốt

hơn. Trong thời gian tới, các tổ chức PCP Hàn Quốc nên xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thuộc chính phủ Hàn Quốc có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như Đại sứ quán, KOICA, Cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Thương mại công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) và cơ quan đầu mối về quản lý hoạt động PCPNN của Việt Nam là PACCOM, vạch ra kế hoạch hành động mang tính chiến lược để thu hút sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Ngoài ra, văn phòng chính của các tổ chức tại Hàn Quốc cũng tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với nhân dân Hàn Quốc nhằm kêu gọi sự đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân. Có thể một người đóng góp thì giá trị không nhiều nhưng nhiều người cùng góp sức lại thì sẽ có một khoản ngân sách với giá trị không hề nhỏ để triển khai các

chương trình/ dự án viện trợ nhân đạo và phát triển cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 102 - 104)