Khái quát về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 28 - 37)

7. Bố cục của đề tài

1.1. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ trên thế giới và các tổ chức ph

1.1.2. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tạ

tại Việt Nam

Thuật ngữ “tổ chức phi chính phủ” xuất hiện ở Việt Nam, đầu tiên dùng trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992, sau đó là Luật Hợp tác xã năm 1996 và một số văn bản pháp quy gần đây.

Theo một báo cáo của tổ chức Medical Committee Netherlands – Vietnam (MCNV) thì Secours Populaire Francais có thể là tổ chức PCPNN đầu tiên hoạt động tại Việt Nam vào năm 1948. Còn theo dữ liệu lưu trữ của PACCOM thì tổ chức PCPNN đầu tiên đến Việt Nam là tổ chức CMA (Christian Missionnary Alliance). Tổ chức này đến Việt Nam từ năm 1911 với mục đích chính là truyền giáo sau đó mới là hoạt động từ thiện trong lĩnh vực xã hội. Phần lớn các tổ chức PCPNN đến Việt Nam sau cuộc kháng chiến chống Pháp và tăng mạnh khi quân đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong thời kỳ này là hoạt động mang tính chất nhân đạo và được thực hiện thông qua các phái bộ của Nhà thờ Công giáo La mã. Chính vì thế, hầu hết các tổ chức PCPNN đầu tiên đến Việt Nam là các tổ chức có liên quan đến tôn giáo.

Sau tháng 7/1954 đến năm 1975, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Miền Bắc giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam trong sự thống trị của đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sự khác biệt về chế độ chính trị và hoàn cảnh xã hội giữa hai miền khiến cho tình hình hoạt động của các tổ chức PCPNN ở hai miền không giống nhau.

Trước tháng 5 năm 1975, nhiều tổ chức PCPNN đã hoạt động tại miền Nam Việt Nam, chỉ có rất ít tổ chức PCPNN viện trợ cho miền Bắc Việt Nam.

Ở miền Nam, từ năm 1954 các tổ chức PCPNN đã vào hoạt động và tăng mạnh khi quân Mỹ ồ ạt đổ quân vào. Từ năm 1954 đến năm 1960 có 9 tổ chức PCPNN. Riêng hai năm 1965 – 1967, thời gian mà Mỹ đang tiến hành chiến tranh cục bộ, có thêm 19 tổ chức. Từ năm 1968 đến 1974 có thêm 18 tổ chức triển khai các chương trình ở miền Nam Việt Nam. Tính đến cuối năm 1974, ở miền Nam có tất cả 60 tổ chức PCPNN hoạt động trong đó tổ chức PCP của Mỹ chiếm hơn một nửa với 32 tổ chức [13, tr. 35]. Các tổ chức này

hoạt động chủ yếu trong vùng Mỹ ngụy chiếm đóng với mục đích chính là cứu trợ những người tị nạn di cư từ Bắc vào Nam. Ngoài ra, các tổ chức PCPNN còn tham gia cứu trợ những nạn nhân chiến tranh bằng việc cung cấp lương thực và các dịch vụ y tế. Những hoạt động viện trợ đó trên thực tế đã đáp ứng phần nào nhu cầu bức thiết của các khu dân cư và các cộng đồng nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những tổ chức thực sự hoạt động mang tính chất nhân đạo, giúp đỡ những người nghèo khổ thì cũng có một số tổ chức PCP của Mỹ hoạt động mang tính chất tiếp tay cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Chính vì thế, phần lớn các chương trình/ dự án của những tổ chức đó được thực hiện gắn với các chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Các tổ chức PCPNN vào miền Bắc muộn hơn so với miền Nam và với số lượng khá khiêm tốn. Trước năm 1965, miền Bắc chỉ nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN thông qua những hội ái hữu và một số tổ chức PCPNN có trụ sở ở Geneve và Pari, đã từng có quan hệ với chính phủ miền Bắc Việt Nam thông qua Ủy ban Đoàn kết trong thời kỳ chống Pháp. Sau năm 1965, số lượng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam từ Hội Hữu nghị của các nước phương Tây bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng lên với các chuyến hàng viện trợ thuốc chữa bệnh và phương tiện y tế của các vùng bị đánh bom.

Điều đáng ghi nhận về vai trò của một số tổ chức PCPNN đối với Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 không chỉ là sự giúp đỡ về mặt vật chất mang tính chất cứu trợ cho những nạn nhân của chiến tranh mà còn là sự ủng hộ và giúp đỡ về mặt tinh thần.

Sau ngày 30/4/1975, hầu hết các tổ chức PCPNN ở miền Nam đã đóng cửa văn phòng và rút nhân viên về nước. Mặc dù vậy, vẫn có một số tổ chức PCPNN sau khi chuyển văn phòng đại diện sang Lào và Thái Lan vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo và cứu trợ không thường xuyên cho nhân dân Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 là giai đoạn tình hình kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ đầy gian nan và phải tiến hành trong điều kiện đất nước vừa trải qua chiến tranh nên càng nặng nền hơn. Thêm vào đó, năm 1979 chúng ta phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc nên tình hình kinh tế ngày càng xấu đi, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, nhân dân Việt Nam rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Từ năm 1976 đến năm 1978, nhiều tổ chức PCPNN từng hoạt động tại miền Nam giai đoạn trước đã dần trở lại và mở rộng phạm vi hoạt động ra miền Bắc. Một số tổ chức PCP quốc tế mới cũng xuất hiện thêm. Các tổ chức này đã giúp nhân dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, cứu trợ cho những vùng bị thiên tai, giúp đỡ những người khuyết tật, người từ các trại tị nạn trở về.

Đến đầu năm 1979, việc Việt Nam đưa quân giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khơ me đỏ đã khiến Mỹ và các nước phương Tây áp dụng chính sách bao vây, cấm vận. Nhiều tổ chức bạn bè, đặc biệt là ở phương Tây tỏ ra hoang mang, hoài nghi, cho rằng Việt Nam muốn làm bá chủ Đông Dương khiến Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế. Giai đoạn này được coi là điểm thấp nhất trong lịch sử hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Nhiều tổ chức tạm ngừng hoạt động, một số tổ chức hoạt động cầm chừng.

Trong bối cảnh đó, đã có một số tổ chức PCPNN rất nỗ lực giúp đỡ Việt Nam bằng việc vào Việt Nam tìm hiểu tình hình rồi vận động dư luận quốc tế, tuyên truyền cho hình ảnh một đất nước và con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa đồng thời triển khai một số chương trình cứu trợ nhân đạo cho Việt Nam.

Nhận thức được ý nghĩa của việc tranh thủ nguồn ủng hộ của bạn bè quốc tế, năm 1979, Bộ Tài chính lập ra Ban tiếp nhận viện trợ để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức nước ngoài, trong đó bao gồm cả các tổ chức PCPNN.

Cuối năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam để ra chủ trương đổi mới với nhiều chính sách đổi mới, đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mở ra cơ hội cho các tổ chức PCPNN giúp Việt Nam.

Tháng 10/1988, tổ chức PCP của Bỉ (CIDSE) trở thành tổ chức PCPNN đầu tiên có đại diện tại Hà Nội. Đến năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia thì quan hệ của Việt Nam với các nước tài trợ phương Tây đã bình thường hóa trở lại.

Giai đoạn trước năm 1989, Việt Nam chưa có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức PCPNN. Viện trợ PCPNN chủ yếu do Ban tiếp nhận viện trợ thuộc Bộ Tài chính làm thủ tục rồi xin ý kiến Chính phủ. Vì vậy, giai đoạn trước 1989, các tổ chức PCPNN chưa có nhiều hoạt động tại Việt Nam, giá trị viện trợ còn rất khiêm tốn, hình thức viện trợ chủ yếu bằng vật chất, viện trợ mang tính chất cứu trợ nhân đạo là chính.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, Đảng và Nhà nước nhận thấy viện trợ PCPNN là một nguồn lực cần được coi trọng. Vì vậy, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động của các tổ chức PCPNN, bắt đầu hình thành khung pháp lý cho hoạt động này.

Đầu tiên là Quyết định số 51/HĐBT ngày 25/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) giao cho Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam (năm 1994 được đổi thành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam) làm cơ quan đầu mối trong quan hệ với các tổ chức PCPNN, đồng thời, giao cho các ngành, địa phương trực tiếp quan hệ và quản lý viện trợ của các tổ chức PCPNN tại ngành hoặc địa phương mình.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 51/HĐBT, ngày 10/6/1989, Liên hiệp đã thành lập bộ phận chuyên trách về hoạt động của các tổ chức PCPNN là Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM).

Một mốc quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động viện trợ PCPNN là ngày 24/4/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định

59/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN (COMINGO). COMINGO là cơ chế hoạt động liên ngành nhằm giúp Thủ tướng chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các tổ chức PCPNN. Trong nội bộ COMINGO còn có Nhóm công tác gồm đại diện cấp Vụ của các cơ quan thành viên và tổ công tác 4T để quản lý về hoạt động viện trợ PCPNN tại các địa phương Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và vấn đề Tôn giáo.

Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức của COMINGO

Một bước ngoặt nữa trong công tác quản lý và vận động viện trợ PCPNN ở Việt Nam là việc Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 340/TTg ngày 24/5/1996 ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có một quy chế với những quy định khá rõ ràng liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Theo đó, các tổ chức PCPNN khi vào Việt Nam sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định. Nếu cam kết triển khai hoạt động lâu dài, các tổ chức PCPNN sẽ được cấp Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập văn phòng Dự án và Giấy phép

lập văn phòng Đại diện, đồng thời trong quá trình hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam và việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (1995), nhiều tổ chức PCPNN đã tiến hành việc xin cấp phép hoạt động trở lại, hoạt động mới và hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Các tổ chức cũng liên tục tăng mạnh về số lượng. Từ 250 tổ chức năm 1995 lên 400 tổ chức năm 1996 (tăng 60%) và lần lượt tăng thêm vào các năm sau đó. Cụ thể, năm 1997 tăng thêm 50 tổ chức (tương đương 13%), năm 1998 tăng 30 tổ chức (tăng xấp xỉ 7%), năm 1999 tăng 2 tổ chức (tăng 0,4%), năm 2000 có 7 tổ chức ngừng hoạt động (giảm so với năm trước 1%) nhưng một năm sau số lượng các tổ chức PCPNN lại tăng mạnh trở lại. Năm 2001 có thêm 16 tổ chức mới xin phép hoạt động (tăng lên 3%), năm 2002 tăng thêm 23 tổ chức (tăng xấp xỉ 5%).

Biểu 1.2. Số lượng các tổ chức PCPNN tại Việt Nam qua các năm (Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM)

10 năm trở lại đây (2003 – 2013), hoạt động PCPNN tại Việt Nam diễn ra sôi nổi hơn, số lượng tổ chức tăng nhanh, giá trị viện trợ ngày càng cao và đóng góp tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Năm Số lượng tổ chức Giá trị viện trợ (triệu USD)

2003 540 102 2004 560 144 2005 600 175 2006 650 216 2007 700 253 2008 710 251 2009 770 271 2010 850 279 2011 900 304 2012 950 314 2013 990 302

Bảng 1.3. Số lượng các tổ chức PCPNN và tổng giá trị viện trợ giai đoạn 2003 – 2013 (Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM)

Trong giai đoạn 2003 - 2013, lĩnh vực y tế có giá trị giải ngân hơn 800 triệu USD chiếm 34% tổng giá trị viện trợ, thông qua nhiều chương trình, dự án và các khoản viện trợ như phát triển hạ tầng y tế, đào tạo cán bộ, hỗ trợ các trung tâm kiểm soát dịch bệnh.... Các lĩnh vực khác như giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế và giáo dục chiếm khoảng từ 16-20% giá trị viện trợ, lần lượt đạt hơn 500 triệu USD, hơn 450 triệu và 350 triệu USD.

Hơn 150 triệu USD được dành cho hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phần còn lại được phân bổ lần lượt cho các lĩnh vực khác [24, tr. 3].

Biểu 1.4. Tỷ lệ viện trợ giải ngân của các tổ chức PCPNN

giai đoạn 2003 – 2013 theo lĩnh vực hoạt động, đơn vị tính: % [24, tr. 3]

Hoạt động viện trợ của các tổ chức PCP được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở hầu hết các bộ, ban ngành, tổ chức nhân dân. Tuy còn ở mức độ khác nhau, tất cả các tỉnh, thành phố và các bộ, ban ngành và tổ chức nhân dân, các tổ chức hội Trung ương đều đã có quan hệ viện trợ với các tổ chức PCP thuộc các quốc tịch khác nhau. Một số tỉnh/thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa, Thái Nguyên… đã tăng cường hợp tác và giá trị viện trợ PCPNN đạt quy mô khá lớn.

Biểu 1.5. Tỷ lệ viện trợ giải ngân của các tổ chức PCPNN giai đoạn 2003 – 2013 phân theo khu vực địa lý, đơn vị tính: %

(Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM)

Ngày 01/3/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2012/NĐ-CP thay thế Quyết định 340/TTg trước đây, với một số nội dung cải tiến mới được coi là một dấu mốc, khép lại chặng đường hoạt động đã qua và mở ra tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 28 - 37)