Những vấn đề đặt ra đối với tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 49 - 54)

7. Bố cục của đề tài

1.2. Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013

1.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam gia

Nam giai đoạn 2003 – 2013

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội trong thời gian qua, song, trên thực tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn còn vương vãi, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị giảm sút do mất mát, thương tật trong chiến tranh. Sau giải phóng, đất nước lại lâm vào khủng hoảng do thay đổi cơ chế, chính sách cũng như áp dụng các cách thức quản lý và hình thức sở hữu không phù hợp. Chính vì thế, đói nghèo là hệ quả tất nhiên và là một thực trạng bức thiết chưa thể giải quyết triệt để ở nước ta trong thời gian qua.

Đói nghèo không đơn thuần chỉ là việc thiếu thốn cái ăn, cái mặc, cũng không chỉ lượng hóa đơn giản qua mức thu nhập thấp mà còn là vấn đề thiếu thốn trong tiếp cận dịch vụ như giáo dục, y tế, văn hóa,…; không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu nghề nghiệp, thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế Nhà nước.

Năm 1989, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ, cho nên đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay. An ninh lương thực đã vững vàng, tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).

Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo.

Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo”. Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB,.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:

-Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. -Đạt phổ cập giáo dục tiểu học.

-Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. -Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.

-Tăng cường sức khỏe bà mẹ.

-Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác. -Đảm bảo bền vững môi trường.

-Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.

Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo. Và có thể nói, giai đoạn từ năm 2003 trở đi, Việt Nam thực sự bước vào trận chiến lớn nhằm hiện thực hóa các mục tiêu Thiên niên kỷ, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Mặc dù các cấp, các ngành, cá tổ chức, đoàn thể nỗ lực thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, tình trạng đói nghèo ở nước ta vẫn còn cao. Nhiều hộ gia đình vẫn còn đói ăn, thiếu mặc, chưa có nhà ở; trẻ em suy dinh dưỡng và bệnh tật còn nhiều; sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh chưa được chăm sóc đầy đủ; điều kiện đến trường và chất lượng giáo dục cần thiếu thốn đặc biệt là ở những vùng còn khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội và rất cần sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức PCP.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội khác vẫn đang diễn ra gay gắt và được cộng đồng các tổ chức tài trợ quan tâm như: hậu quả chiến tranh còn nặng nề, môi trường sinh thái suy giảm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục còn thấp, HIV/AIDS chưa được kiểm soát triệt để, các dịch bệnh khác vẫn xuất hiện, khoảng cách giữa đô thị với nông thôn, đồng bằng với miền núi, người giàu với người nghèo, thất nghiệp và bán thất nghiệp tiếp tục gia tăng. Tình hình thiên tai, lũ lụt liên tiếp ở Việt Nam cũng là mối quan tâm về viện trợ khẩn cấp của các tổ chức PCPNN.

Chính vì vậy, song song với việc tự lực tự cường, phát huy thế mạnh nội lực để phát triển đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa nhằm huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn viện trợ PCPNN. Bối cảnh này chính là cơ sở cho các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam thời gian qua.

Tiểu kết chương 1

Cùng với sự phát triển xã hội, các tổ chức PCP trên thế giới trong những thập kỷ qua đã phát triển nhanh cả về số lượng và tính chất hoạt động. Sự hình thành và hoạt động của các tổ chức PCP đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu, có vai trò ngày càng quan trọng hơn ở mỗi nước cũng như trên toàn thế giới với những hoạt động hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững vì cuộc sống và hạnh phúc của con người.

Đến Việt Nam, các tổ chức này được gọi với cái tên tổ chức PCPNN và sự giúp đỡ của họ được gọi là viện trợ PCPNN. Lịch sử hoạt động của các tổ chức PCPNN ở Việt Nam gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cụ thể của Việt Nam. Sự tăng giảm về số lượng tổ chức cùng giá trị viện trợ PCPNN phụ thuộc vào mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế và phụ

thuộc vào việc đổi mới chính sách đối ngoại cũng như môi trường pháp lý của chính phủ Việt Nam. Qua thời gian, chúng ta có thể thấy được hoạt động của các tổ chức PCPNN đã đóng góp rất tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam.

Với trường hợp các tổ chức PCP Hàn Quốc, mặc dù thời gian chính thức vào Việt Nam hoạt động chưa lâu, mới bắt đầu được hơn hai mươi năm nay, từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, nhưng đang ngày một tăng nhiều hơn cả về số lượng lẫn giá trị viện trợ.

Đối với Việt Nam, 10 năm trở lại đây (2003 – 2013), đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc phát triển đất nước, đã ra khỏi nhóm nước nghèo, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức thiết chưa giải quyết hết được và vẫn còn rất cần sự ủng hộ, chung tay giúp đỡ của các tổ chức PCPNN nói chung và khối các tổ chức PCP Hàn Quốc nói riêng, nhằm đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM

NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)