Hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 75 - 78)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đóng góp trong việc phát triển xã hội

2.2.5. Hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh

Trong cuộc sống của người dân Việt Nam, chiến tranh đã lùi xa gần một nửa thế kỷ, nhưng những mất mát, đau thương và hệ lụy của nó vẫn còn hiện diện cho đến tận bây giờ. Khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc hóa học, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt

minh cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất và gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Thông báo số 292- TB/TW ngày 18/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ: “Việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam là vấn đề vừa lâu dài, vừa quan trọng và cấp bách hiện nay. Vì vậy, các cấp ủy, Đảng, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và có những biện pháp tiến hành cụ thể để giải quyết tốt nhiệm vụ này”.

Với tinh thần chỉ đạo đó, nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Từ năm 2001 đến nay, thực hiện Chương trình Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, việc khoanh vùng, tẩy độc và phục hồi môi trường, rà phá bom mìn, xây dựng chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin,… được triển khai tích cực.

Giải quyết hậu quả chiến tranh, hàn gắn vết thương chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin vừa là lương tâm, trách nhiệm, đạo lý đối với những người đã chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vừa là vấn đề xã hội, vừa là vấn đề chính trị và ngoại giao. Có rất nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các quỹ thuộc Liên hợp quốc, các cơ quan hợp tác quốc tế của các quốc gia trên thế giới,… đã ủng hộ công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần.

Về phía các tổ chức PCP Hàn Quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh cũng là mối quan tâm thường xuyên khi năm nào cũng dành một phần ngân

sách cho lĩnh vực này. Giai đoạn 2003 – 2013, tổng giá trị viện trợ đạt hơn 400.000 USD, trong đó, cao nhất là năm 2012, đạt gần 200.000 USD.

Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ năm 1964 Hàn Quốc bắt đầu gửi binh lính đánh thuê sang Việt Nam tăng cường lực lượng cho người Mỹ. Sau chiến tranh, binh lính Hàn Quốc cũng bị cáo buộc tội ác chiến tranh. Chính vì thế, xoa dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương chiến tranh, chuộc lại lỗi lầm và xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị Hàn – Việt trong thời đại mới chính là tâm niệm và kim chỉ nam cho những dự án trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh của các tổ chức PCP Hàn Quốc.

Chính thức đăng ký hoạt động tại Việt Nam từ năm 2006, Hội cựu chiến binh thương tật da cam Hàn Quốc (KAOVA) là tổ chức PCP Hàn Quốc chuyên hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin. Hàng năm, KAOVA thường tổ chức các chương trình giao lưu, thăm hỏi, tặng quà những gia đình nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin. Năm 2012, KAOVA đã đưa các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam sang thăm và khám chữa bệnh tại Hàn Quốc với tổng giá trị viện trợ 135.000 USD, tương đương gần 3 tỷ Việt Nam đồng. KAOVA là đối tác bạn bè thân thiết của Hội nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin Việt Nam (VAVA). KAOVA cũng là cầu nối đưa Quỹ học bổng Chung-Soo (một quỹ học bổng lớn của Hàn Quốc do Ngài Philip Choi – trợ lý đặc biệt của cố tổng thống Park Chung Hee làm chủ tịch) đến với Việt Nam. Rất nhiều con em của các nạn nhân chất độc da cam cũng như nhiều em học sinh khác có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được những suất học bổng có giá trị từ quỹ này.

Tháng 11/2012, KAOVA cùng với tổ chức ChildFund Korea (CFK) và Đài Truyền hình MBC Nanum Hàn Quốc phối hợp với VAVA tổ chức

chương trình “Cuộc hành trình tuyệt đẹp” - đạp xe xuyên Việt, xuất phát từ Bến Nhà Rồng thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội với sự tham gia của nạn nhân chất độc da cam hai nước Việt Nam và Hàn Quốc để tuyên truyền gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin Việt Nam. Đây là chương trình có ý nghĩa tinh thần lớn lao, vừa là nguồn động viên khích lệ đối với các nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin vừa tranh thủ được sự quan tâm, ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, một số tổ chức PCP Hàn Quốc khác có viện trợ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh như: VWVAK, KVDO, KCCC, KFHI…

Do quy mô tổ chức vừa phải, ngân sách có hạn nên viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh thường tập trung vào hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin như thăm hỏi, tặng tiền mặt, quần áo, chăn màn, gạo, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tặng xe lăn hoặc cấp học bổng cho con em nạn nhân chất độc da cam. Những việc khác cần đến kinh phí và nguồn lực lớn như rà phá bom mìn, phục hồi môi trường, hỗ trợ y tế cho nạn nhân chiến tranh… các tổ chức PCP Hàn Quốc chưa triển

khai được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)