Hỗ trợ đào tạo dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 57 - 58)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Đóng góp trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế

2.1.2. Hỗ trợ đào tạo dạy nghề

Có thể hiểu việc hỗ trợ đào tạo dạy nghề một cách đơn giản là cho người nghèo cái “cần câu” và dạy họ cách “câu cá”, thay vì cho họ sẵn “con cá”. Đây được xem là phương châm hoạt động không chỉ của các tổ chức PCP Hàn Quốc mà còn của tất cả các tổ chức PCPNN từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, với mục đích giải quyết tận gốc rễ vấn đề nghèo đói. Như đã đề cập ở trên, ban đầu các tổ chức PCP lấy cứu trợ nhân đạo làm chính, việc làm này đồng nhất với việc “cho cá”. Tuy nhiên, dần dần họ hiểu ra rằng, nếu cho một người đói “bữa cá” no hôm nay thì hôm sau và hôm sau nữa vẫn sẽ phải cung cấp “cá” cho người ta và người ta sẽ chết đói nếu ngừng việc “cho cá”. Đây là sự hỗ trợ không bền vững, dẫn đến sự lệ thuộc rất bị động. Vì vậy, đào tạo dạy nghề chính là mang đến công ăn việc làm và thu nhập ổn định để người nghèo tự chủ cuộc sống của chính mình.

Tổng giá trị viện trợ cho lĩnh vực dạy nghề giai đoạn 2003 – 2013 đạt gần 1,8 triệu USD. Các nghề được đào tạo thường là những nghề thiết yếu trong xã hội như tin học, ngoại ngữ, cơ khí, một số nghề thủ công truyền thống như đan lát, thêu thùa, nghề mộc,… Những đối tượng được hưởng lợi chủ yếu là thanh niên nghèo chưa có công ăn việc làm và một số đối tượng chịu thiệt thòi như người khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ,...

Không chỉ mở lớp, chiêu sinh và cử giáo viên tình nguyện để đào tạo nghề, các tổ chức PCP Hàn Quốc còn tài trợ xây dựng các trung tâm dạy nghề, tạo cơ sở hạ tầng bền vững, để sau này, khi các dự án do PCP Hàn Quốc viện trợ kết thúc, Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng được các cơ sở đào tạo đó để triển khai các hoạt động đào tạo dạy nghề cho xã hội.

Có thể kể đến một số trung tâm dạy nghề lớn như: Trung tâm hợp tác Việt- Hàn do tổ chức GCS tài trợ tại huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà

Nội), ngân sách hoạt động hàng năm khoảng 10.000 USD, tương đương khoảng 200 triệu Việt Nam đồng; Trung tâm hợp tác Việt – Hàn do tổ chức KFHI tài trợ tại tỉnh Bắc Ninh, đi vào hoạt động năm 2012 với ngân sách khá lớn 300.000 USD; Trung tâm dạy nghề Việt – Hàn cũng do tổ chức KFHI tài trợ tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngân sách hoạt động trung bình hàng năm khoảng trên 100.000 USD.

Dạy nghề giải quyết được vấn đề lao động – việc làm, là vấn đề nhức nhối trong xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người thất nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân nghèo khi có việc làm thêm lúc nông nhàn. Ý nghĩa hơn nữa từ các dự án đào tạo dạy nghề của các tổ chức PCP Hàn Quốc chính là tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề cho Việt Nam, đóng góp thiết thực cho chiến lược tăng cường nguồn lực con người – là chiến lược

quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)