Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư của một số doanh nghiệp
2.2.1.1. Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng
Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng là một đơn vị có thế mạnh về thi công cơ giới, xử lý nền móng, xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng với quy mô từ nhỏ đến lớn. Trong nhiều năm qua, Phòng Quản lý dự án của Tổng công ty đã thực hiện việc triển khai các dự án đầu tư có hiệu quả, đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Quá trình quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng có những mặt đạt được và hạn chế sau:
* Những mặt đạt được:
- Việc quản lý chất lượng dự án đã được thực hiện khá tốt, Tổng công ty đã đảm nhiệm và thực hiện xây dựng thành công nhiều công trình quan trọng với điều kiện kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Khi thực hiện dự án, Phòng Quản lý dự án của Tổng công ty đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của dự án, từ đó phân chia các công việc lớn thành các công việc nhỏ, chi tiết hơn, tạo điều kiện tốt cho quá trình quản lý thi công công trình.
- Từ việc phân chia rõ chi tiết công việc, Phòng Quản lý dự án của Tổng công ty cũng phân bổ cụ thể chi phí thực hiện từng hạng mục công trình, giúp cho việc quản lý dự án trở nên thuận lợi, tạo nên thành công của công trình.
- Tinh thần làm việc nhiệt tình của các thành viên trong Phòng Quản lý dự án góp phần không nhỏ trong quá trình quản lý dự án hoàn thành một cách nhanh chóng và thuận lợi.
* Những mặt hạn chế:
dự án, công việc đang được thi công phải tạm dừng vì thiếu vốn đầu tư, gây ra sự chậm trễ trong hoạt động thực hiện dự án. Việc quản lý vốn còn lỏng lẻo gây tác động không nhỏ tới kết quả và hiệu quả do hiện tượng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư còn thường xuyên xảy ra.
- Bên cạnh những cán bộ quản lý dự án có kiến thức chuyên môn rất tốt, còn có một cán bộ còn yếu về chuyên môn.
- Cơ chế quản lý dự án, việc tiến hành các thủ tục hành chính còn khá phức tạp, khâu lưu trữ dữ liệu vẫn chưa thực hiện tổng kết và đánh giá về dự án, tập hợp dự án, gây khó khăn cho việc tra cứu tài liệu cũ khi cần.
2.2.1.2. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành giao thông vận tải hoạt động trên các lĩnh vực: Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện; đầu tư kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp; tư vấn thiết kế các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp… Những năm vừa qua, công tác quản lý dự án tại Tổng công ty đã đạt được những kết quả và có những hạn chế sau:
* Những kết quả đạt được:
- Công tác thẩm định dự án có sự tham gia đóng góp của các phòng chức năng trong Tổng công ty, của cơ quản lý Nhà nước theo chức năng, các chuyên gia, các nhà khoa học,... vì thế mà những nhận xét, đánh giá về dự án có tính thực tiễn, sát với yêu cầu thị trường, qua đó làm cho đội ngũ thẩm định của Tổng công ty tích lũy được nhiều kinh nghiệm và từng bước trưởng thành.
- Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu được thực hiện chặt chẽ đúng quy định của Nhà nước và có những chuyển biến tích cực.
- Công tác quản lý dự án đầu tư đạt được những thành công nhất định, cụ thể là công tác quản lý tiến độ thi công, đã tổ chức bám sát theo dõi, ghi chép đầy đủ tiến triển và các hoạt động hàng ngày, đồng thời thực hiện báo cáo định kỳ một cách đồng bộ từ Ban Quản lý dự án đến các phòng chuyên môn và Ban giám đốc Tổng công ty nên rất thuận tiện cho việc liên hệ, phối hợp thông tin cũng như tổ chức hoạt động dự án. Nhờ đó mà tiến độ thi công một số dự án đáp ứng yêu cầu đặt ra; công tác quản lý chi phí, bước đầu đã xây dựng quy trình kiểm soát chi phí chặt chẽ; công tác quản lý rủi ro, đã ứng dụng phân tích
thống kê thời tiết vào quản lý rủi ro và đề xuất giải pháp né tránh trong thi công; công tác quản lý chất lượng công trình, đã được quán triệt ngay từ đầu việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn hướng dẫn quá trình tổ chức quản lý chất lượng chặt chẽ. Nhờ thế mà giảm thiểu được sai sót trong tổ chức thi công, sản phẩm được thẩm mỹ và chất lượng cao.
- Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty được tổ chức theo quan hệ ngang, các phòng nghiệp vụ cùng tham gia quản lý theo chức năng đã phân công và có thể giám sát lẫn nhau, nhất là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và kết thúc dự án. Riêng giai đoạn thi công, sử dụng mô hình tổ chức chuyên trách dự án là phù hợp, tạo điều kiện phối hợp, giải quyết linh hoạt, kịp thời các yêu cầu của nhà thầu và các bên liên quan trong quá trình điều hành dự án.
* Những mặt còn hạn chế:
- Quy trình soạn thảo dự án qua bước “nghiên cứu cơ hội đầu tư”, lập theo kiểu gò ép theo ý chí chủ quan của Chủ đầu tư dẫn đến khó xác định triển vọng đem lại hiệu quả nhất của đầu tư.
- Quy trình thẩm định dự án xuất hiện những biểu hiện chưa đúng về nhận thức. Quan niệm thẩm định dự án đầu tư của Tổng công ty là thẩm định nội bộ, vốn của doanh nghiệp... nên các kết quả đưa ra có tính chất phục vụ cho mục tiêu phê duyệt hơn là hiệu quả thực sự của dự án. Sự phối hợp trong tổ chức thực hiện thẩm định chưa hợp lý; trình độ cán bộ thẩm định còn hạn chế; thẩm định chủ yếu dựa vào số liệu, việc tham khảo, thực tế đối chứng và kiểm tra còn thiếu; phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống.
- Công tác ghi chép số liệu, cập nhật thông tin để phục vụ cho công tác báo cáo giám sát thi công còn sơ sài, chưa tổ chức bài bản. Công tác quản lý dự án đầu tư còn mang nặng tính kỹ thuật, chưa quan tâm ứng dụng các công cụ quản lý. Do đó, công tác quản lý chưa chuyên nghiệp và chưa thực sự hiệu quả.
2.2.1.3. Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam
Công tác quản lý dự án của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, bên cạnh đó cũng có không ít những hạn chế như sau: - Chất lượng quản lý dự án trong khâu chuẩn bị và thực hiện đầu tư của chủ đầu tư còn yếu, chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định.
phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tập trung đều chậm so với kế hoạch.
- Năng lực cán bộ quản lý điều hành dự án chưa tương xứng với yêu cầu dự án, quá trình chuẩn bị đầu tư chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về tính khả thi của thị trường, kỹ thuật, công nghệ...
- Các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản chưa cụ thể, rõ nhất là chưa có các hỗ trợ cần thiết cho ngành công nghiệp khai khoáng trong nước phát triển.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty ACC về quản lý dự án đầu tư
- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.
- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở địa phương phải phù hợp để giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các bên đảm bảo cho việc quản lý dự án được thuận lợi.
- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.
- Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý.
- Phát huy sức mạnh, hiệu quả của sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ thống nhất từ trên xuống dưới. Nêu cao vai trò, xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
- Phải sắp xếp lịch trình cho từng tiến trình và quản lý thời gian. Điều này sẽ giúp Tổng công ty triển khai và quản lý dự án của mình một cách tốt nhất. Nếu không có lịch trình cụ thể, công việc sẽ dễ bị tồn đọng, kéo theo đó là tiến độ dự án không đáp ứng yêu cầu đề ra.
- Trong một dự án có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, lợi ích và trách nhiệm của mỗi bộ phận đôi khi sẽ có mâu thuẫn. Chính vì vậy, Tổng công ty phải tổ chức điều hành hoạt động nhóm tốt, phân định rõ trách nhiệm, tránh để những mâu thuẫn nội bộ làm ảnh hưởng đến tiến trình cũng như chất lượng dự án.
không để chậm tiến độ của dự án. Việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện là rất cần thiết, góp phần phát hiện sớm những sai lệch và có biên pháp sửa chữa kịp thời.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống quản lý.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ theo quy định và tăng cường thực hiện công tác kiểm tra trong việc thực thi dự án.