Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC
TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY ACC
4.4.1. Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ
Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án là hoàn thành đúng tiến độ của dự án theo kế hoạch đã đề ra hoặc giảm thiểu thời gian thực hiện dự trong phạm vi cho phép. Để đạt được điều này, trong công tác quản lý tiến độ dự án tác giả đề xuất một số nội dung mà Tổng công ty cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản lý tiến độ và đẩy nhanh tiến độ như sau:
- Lập kế hoạch quản lý tiến độ một cách chi tiết, tỉ mỉ, hợp lý, khoa học và phù hợp với khả năng của Tổng công ty mà vẫn đảm bảo chất lượng dự án và ngân sách được duyệt.
- Thực hiện tốt việc ghi chép nhật ký thi công công trình, báo cáo tiến độ thực hiện dự án theo tuần, tháng, quý một cách thường xuyên.
- Cần có kế hoạch lịch trình cụ thể trong việc bàn giao từng hạng mục công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những công việc tiếp theo.
- Trong hợp đồng ký kết với các nhà thầu phải nêu rõ cơ chế thưởng phạt, đủ sức răn đe cũng như khuyến khích nhà thầu.
- Trong quá trình thi công cần kiểm soát và giám sát thường xuyên một cách có hệ thống.
- Ngoài ra, có thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện một số công việc của dự án như đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu và thanh toán.
4.4.2. Hoàn thiện công tác quản lý chi phí
Quản lý chi phí tác động trực tiếp đến hiệu quả của dự án đầu tư, mục tiêu của nó là làm sao cho dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo với chi phí càng thấp càng tốt. Hiểu được điều này, tác giả đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chất lượng quản lý chi phí như sau:
- Nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án, dự toán chi tiết các hạng mục công trình bằng cách lựa chọn đơn vị thiết kế và thẩm định có chất lượng, bám sát các thông tư, đơn giá, định mức của Nhà nước và theo đúng giá cả thị trường.
- Phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý cho từng giai đoạn thực hiện dự án; đồng thời, thường xuyên tổng hợp số liệu và giám sát sát sao việc sử dụng chi phí, tránh để thất thoát lãng phí và đưa ra biện pháp đối phó kịp thời khi xảy ra sự cố.
- Nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý chi phí thông qua tổ chức tập huấn quản lý chi phí, hướng dẫn việc đo bóc khối lượng, lập dự toán, kiểm soát khối lượng nghiệm thu, thanh toán,...
- Sử dụng công cụ hợp đồng để kiểm soát chi phí, việc áp dụng phù hợp các hình thức hợp đồng sẽ là một phương tiện tốt để quản lý chi phí. Ví dụ: đối với các gói thầu nhỏ thì nên áp dụng hợp đồng trọn gói để giảm thiểu phát sinh của gói thầu.
4.4.3. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
quan hệ chặt chẽ với nhau. Thời gian có thể rút ngắn, chi phí có thể giảm nhưng phải luôn luôn đảm bảo được chất lượng của dự án. Quản lý chất lượng là một công việc phức tạp, xuyên suốt quá trình quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn kết thúc đầu tư.
Do đó, quản lý chất lượng phải được chú ý ngay từ giai đoạn khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật cơ sở vì chất lượng của giai đoạn này là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của toàn dự án. Tổng công ty cần phải giám sát chặt chẽ công tác lập báo cáo đầu tư, hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công từ việc kiểm tra năng lực hành nghề của nhà thầu, kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị thiết kế.
Tổng công ty ACC cần quản lý chặt chẽ giai đoạn thi công đảm bảo đơn vị thi công làm đúng theo thiết kế kỹ thuật, bảo đảm chất lượng của dự án, đồng thời, tuân thủ những quy định về quản lý chất lượng công trình theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật.
Nâng cao chất lượng ngay từ khi lựa chọn nhà thầu để lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm, khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu lựa chọn đơn vị lập dự án nhằm đảm bảo độ tin cậy, chất lượng của dự án đầu tư.
Tăng cường kiểm soát năng lực thực tế của nhà thầu so với hồ sơ dự thầu, kiểm soát biện pháp thi công của nhà thầu, kiểm soát hệ thống chất lượng của nhà thầu thi công.
Nâng cao năng lực thẩm tra đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Tổng công ty. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực của từng cán bộ, nhân viên.
4.4.4. Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động
Một số giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động như sau:
- Cần xem xét vấn đề an toàn lao động ngay từ khâu duyệt hồ sơ dự thầu, khi ký kết hợp đồng cũng cần ghi rõ nội dung đảm bảo an toàn lao động.
- Tổng công ty phải phối hợp cùng các bên có liên quan thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ công tác an toàn lao động trên công trường. Tăng cường
giám sát hoạt động an toàn lao động, tổ chức kiểm tra đột xuất thay vì kiểm tra định kỳ, tăng cường hỏi ý kiến công nhân lao động thay vì hỏi người chỉ huy công trường và dựa trên các báo cáo một cách thụ động.
- Yêu cầu nhà thầu phải thực hiện nghiêm việc chấp hành an toàn lao động theo đúng hồ sơ thầu và hợp đồng đã ký kết, đảm bảo người lao động được kiểm tra sức khỏe, được mua bảo hiểm và được huấn luyện về an toàn lao động. Tổng công ty nên xây dựng chế độ thưởng phạt đối với việc thực hiện an toàn lao động trên công trường đối với các nhà thầu.
- Yêu cầu nhà thầu xử lý nghiêm những lao động không chấp hành đúng quy định về an toàn lao động, đồng thời chấn chỉnh lại cho đối tượng đó về an toàn lao động.
- Tổ chức, quản lý chặt chẽ an ninh, an toàn trong và ngoài khu vực, ra vào công trường phải có giấy tờ.