Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 46 - 49)

Phân 3 :Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu nhập thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo sản xuất kinh doanh của cơng ty TNHH Phụ tùng Ơ tơ Thái Hưng, các tài liệu khác như hồ sơ năng lực nhà thầu, hồ sơ dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị sửa chữa, biên bản định giá tài sản, thiết bị của cơng ty. Ngồi ra, đề tài còn sử dụng số liệu thu thập từ các sách báo, nguồn tin internet.

Số liệu đã thu thập đã được phân loại theo các nội dung cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Một số số liệu có được trên cơ sở thực hiện tính tốn lại cho phù hợp.

Số liệu trong đề tài gồm các số liệu về nguồn lực của công ty như cơ sở vật chất, lao động, trang thiết bị được thu thập ở báo cáo tài chính của cơng ty và phịng tổ chức- hành chính.

Các số liệu về tình hình tăng giảm tài sản cố định, mức trích khấu hao hàng năm và so sánh các số liệu đó so với kế hoạch được thu thập và tính tốn thơng qua báo cáo tài chính, sổ theo dõi tài sản cố định.

Các số liệu về nguồn vốn đầu tư cho mua sắm, sửa chữa TSCĐ được thu thập từ các kế hoạch mua sắm TSCĐ được giám đốc thông qua, lưu phịng kế tốn và đơn xin vay vốn Ngân hàng để nâng cao năng lực thiết bị của công ty.

Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp trong để tài được thu thập thơng qua q trình quan sát, phỏng vấn, trao đổi với nhân viên công ty về việc xây dựng kế hoạch mua sắm và sử dụng tài sản cố định có đúng mục đích và có mang lại hiệu quả như mong muốn không? Công tác bảo dưỡng, sữa chữa định kỳ có thường xuyên như kế hoạch hay khơng?...Các nhân viên được phỏng vấn, trị chuyện chủ yếu là những người tiếp được quản lý và sử dụng TSCĐ trong công ty. Số lượng nhân viên được phỏng vấn là 15 trong đó phóng vấn, trị chuyện với:

- Một kế tốn kho để biết tình mua sắm, sửa chữa, khấu hao TSCĐ và quy chế sử dụng TSCĐ cũng như cơng tác tổ chức kế tốn TSCĐ qua ba năm.

- Một đội trưởng đội lái máy để biết được tình hình trang bị TSCĐ cho lĩnh vực san lấp mặt bằng đã đáp ứng được yêu cầu công việc chưa.

- Mười hai người lao động trực tiếp quản lý và sử dụng và bảo quản TSCĐ trong ty để biết được các thông số kĩ thuật của từng TSCĐ và cách sử dụng chúng.

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mơ tả

Phương pháp này dùng để tính tốn các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh qua các năm như doanh thu thuần, giá vốn, lợi nhuận thuần, lợi nhuận kế toán trước thuế, sau thuế….

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để so sánh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh qua các năm, tình hình tăng giảm lao động, tài sản cố định, so sánh các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị, sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm….

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu quản lý TSCĐ

Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý TSCĐ, tuy nhiên có một số chỉ tiêu cơ bản sau:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư, mua sắm tài sản;

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động về số lương và giá trị TSCĐ.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phân bổ tài sản trong doanh nghiệp; - Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng TSCĐ qua cơ cấu, tỷ trọng của từng loại TSCĐ.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình trạng trang bị và kỹ thuật của TSCĐ.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng về số lượng, sử dụng về thời gian, công suất của TSCĐ.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp;

- Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ vi phạm quy trình sử dụng TSCĐ của người lao động.

- Chỉ tiêu phản ánh số lần kiểm tra phát hiện vi phạm trong bảo quản, sử dụng TSCĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)