Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 37 - 40)

Bài học kinh nghiệm về quản lý TSCĐ trên thế giới

Trong thời kỳ kinh tế hết sức khó khăn, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, để có thể duy trì và phát triển được thì các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để tiết kiệm chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản được các doanh nghiệp trên toàn thế giới quan tâm vì nó sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong thể kỷ qua, các nhà khoa học trên thế giới đã xây dựng được một số mô hình lý thuyết quản lý tài sản như: mô hình quản lý tiền (Baumol, Miller-Orr); hàng tồn kho (EOQ, JIT); phương pháp khấu hao tài sản cố định (Phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số năm sử dụng, phương pháp khấu hao theo sản lượng…); định giá tài sản; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định (hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định… Dựa vào những mô hình lý thuyết trên nhưng mỗi quốc gia lại có những nguyên tắc và cách thức riêng trong công tác quản lý và sử dụng tài sản phù hợp với các doanh nghiệp trong nước của mình.

Công ty Van Dieman’s Land Co của Australia đã xây dựng hệ thống các nguyên tắc trong công tác quản lý và sử dụng tài sản đã có nhiều thành công. Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài sản của công ty này được thể hiện qua các nội dung như:

+ Trong quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản cố định phải sử dụng thật hiệu quả, hữu ích, gắn liền với trách nhiệm được giao. Theo nguyên tắc này mọi quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm, sử dụng và thanh lý tài sản phải đảm bảo hiệu quả, ý thức tiết kiệm, gắn liền với trách nhiệm sử dụng.

+ Quản lý tài sản thông qua kết quả đầu ra, theo đó việc mua sắm cũng như sử dụng và thanh lý tài sản được căn cứ chủ yếu vào chất lượng và đầu ra của dịch vụ cung cấp.

+ Mọi tài sản đều phải được ghi chép, hoạch toán cả về giá trị và hiện vật, định kỳ phải đánh giá lại tài sản cố định.

Cũng như công ty Van Dieman’s Land Co của Australia, tập đoàn Archetype Group của Pháp cũng đưa ra hệ thống nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản riêng. Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài sản của công ty này là:

+ Các công ty phải thường xuyên kiểm kê, kiểm soát tài sản của mình. Cụ thể là khi mua tài sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu và ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Khi tài sản mới mua đưa vào sử dụng phải ghi rõ tên phòng ban, bộ phận và người được giao quản lý, sử dụng.

+ Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, vốn thông qua hệ thống các chỉ tiêu quy định.

+ Thường xuyên cải tạo, nâng cấp TSCĐ để phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng tài sản được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Đặc biệt là đối với tài sản cố định, bởi vì đây là nguồn vốn chiếm vi trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của các công ty. Với việc đưa ra hệ thống các nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản riêng phù hợp với mỗi quốc gia sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường sức cạnh trạnh của mình ở trong nước cũng như trên toàn thế giới. Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, trong đó có công ty công ty Van Dieman’s Land Cocủa Australia và Archetype Group của Pháp.

Bài học kinh nghiệm về quản lý TSCĐ tại Việt Nam

Công tác quản lý tài sản cố định đang được nhà nước và các doanh nghiệp trong nước hết sức chú trọng, quan để tâm đến. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp sẽ có cách quản lý tài sản khác nhau. Có rất nhiều doanh nghiệp đã đưa ra cách quản lý TSCĐ khá tốt, trong số đó phải kể đến công ty Cổ Phần Cơ Khí Điện Lực. Đây là một trong những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm mà các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái Hưng nói riêng đã học hỏi và mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý TSCĐ.

Trước hết nói về kinh nghiệm xây dựng kế hoạch mua sắm và thanh lý tài sản: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Điện Lực luôn dựa vào nhu cầu cũng như định hướng phát triển của công ty mà xây dựng lên kế hoạch mua sắm. Trước khi thực hiện việc mua sắm, công ty đã hình thành kế hoạch chi tiết từ việc xác định mua

tài sản gì, chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả như thế nào, có những nhà cung cấp nào và nên mua hàng của nhà cung cấp nào cũng như xem xét những tài sản nào cần phải thanh lý.

Trong việc sử dụng TSCĐ, công ty luôn xây dựng nội quy sử dụng và đưa ra chế độ thưởng, phạt rõ ràng, gắn trách nhiệm cụ thể với từng người trực tiếp sử dụng tài sản. Việc phân bổ tài sản cũng phù hợp với đúng lĩnh vực hoạt động và nhu cầu cần thiết của công ty. Việc sử dụng TSCĐ luôn phải dựa vào đặc tính kĩ thuật và yêu cầu sản xuất của từng tài sản.

Trong công tác sửa chữa, công ty đã thực hiện việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng tài sản cụ thể. Chi phí sửa chữa TSCĐ được quản lý chặt chẽ, có định mức chi phí cụ thể. Công ty đề ra định mức chi phí sửa chữa đối với từng TSCĐ và kế hoạch về số chi phí sửa chữa dự kiến chi ra trong năm để có cơ sở so sánh, đánh giá chất lượng của công tác sửa chữa, tìm ra nguyên nhân cũng như phát hiện những ưu nhược điểm của công tác này để từ đó có các giải pháp tác động thích hợp.

Công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái Hưng cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý tài sản từ việc xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản đến việc sử dụng và phân bổ tài sản tuy nhiên trong công tác sửa chữa Công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái Hưng chưa thực hiện được việc đề ra định mức chi phí sửa chữa đối với từng TSCĐ và kế hoạch về số chi phí sửa chữa dự kiến chi ra trong năm để có cơ sở so sánh, đánh giá chất lượng của công tác sửa chữa, tìm ra nguyên nhân cũng như phát hiện những ưu nhược điểm của công tác này để từ đó có các giải pháp thích hợp. Đây sẽ là vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của công ty trong những năm tiếp theo.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)