Tình hình chi phí sửa chữa TSCĐ qua 3 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 65 - 72)

Bảng 4 .7 Tình hình bố trí TSCĐ tại các cơ sở cuối năm 2015

Bảng 4.10 Tình hình chi phí sửa chữa TSCĐ qua 3 năm

ĐVT: Nghìn đồng

Khoản mục Năm

2013 2014 2015

Chi phí sửa chữa th ngồi 20.760 23.500 33.510

1 Máy xúc 15.560 23.500 27.572

2 Cần nâng ô tô 5.200

3 Máy Lu 2.481

4 Máy cân chỉnh kim phu 3.457

Chi phí sửa chữa tại công ty 3.670 34.283 36.000

1 Xe tải 3.670 17.920 32.600

2 Xe con 16.363

3 xe đầu kéo Huyndai Hd 3.400

Tổng cộng 24.430 57.783 69.510

Qua bảng 4.10 thấy hoạt động của đội sửa chữa đã có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sửa chữa của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần lập kế hoạch và xác định hiệu quả sửa chữa một cách cụ thể và bố trí sắp xếp nguồn nhân lực cũng như nguồn lực tài chính để hoạt động sửa chữa ngày càng hiệu quả.

4.2.5 Công tác kiểm tra, kiểm kê tài sản cố định

Công tác kiểm tra diễn ra theo định kỳ hàng quý cũng có lúc diễn ra bất chợt. Trong ba năm 2013 đến 2015 công tác kiểm tra tại công ty diễn ra khá chặt chẽ nên khơng có hiện tượng mất mát tài sản nào. Tuy nhiên đã phát hiện được mơt số sai phạm của nhân viên trong q trình sử dụng TSCĐ.

Bảng 4.11 Danh sách nhân viên vi phạm trong việc sử dụng TSCĐ năm 2013 đến 2015

Thời gian Tên nhân viên Hình thức phạt Số tiền bị phạt

(Nghìn đồng) Lý do bị phạt 19/2/2013 Nguyễn VănTùng Bị khiển trách và

phạt tiền 5.000

Uống rượu say nên đã gây tai nạn khi đang lái xe

05/04/2013 Đặng Xuân Toàn Bị khiển trách và

phạt tiền 500

Để xe không đúng nơi quy định

12/9/2013 Đặng Văn Dũng Bị khiển trách và

phạt tiền 500

Không mặc bảo hộ lao đông khi hàn

15/6/2014 Đặng Duy Hạnh Bị khiển trách và

phạt tiền 1.500

Để quên máy chuẩn đoán trên xe của khách khi sửa xe cho khách

20/11/2014 Lê Duy Anh Bị khiển trách và

phạt tiền 2.000

Dùng xe tải của công ty vào việc riêng trong giờ làm việc.

14/6/2015 Phạm Văn Chính Bị khiển trách và

phạt tiền 1.000

Không kiểm tra máy cân chỉnh kim phun khi hết giờ làm việc dẫn đến hiện tượng chảy dầu qua đêm. Nguồn: Phịng kế tốn

Cùng với việc phát hiện ra những sai phạm của nhân viên, công ty luôn xử lý rất nghiêm khắc với những cá nhân mắc sai phạm, chính vì vậy qua bảng 4.11 ta thấy việc vi phạm của nhân viên trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ giảm dần qua ba năm.

Bên cạnh cơng tác kiểm tra, thì việc kiểm kê TSCĐ tại cơng ty cũng được diễn ra mỗi quý một lần. Trong ba năm 2013 đến 2015 qua kiểm kê chỉ phát hiện duy nhất một sai lệch giữa sổ kế tốn và thực tế, đó là việc vào năm tháng 2 năm 2014 công ty đầu tư mua thêm hai máy G-Scan nhưng kế toán kho chỉ ghi mua một máy nên khi kiểm kê tài sản thừa một so với sổ sách. Công ty đã trừ 50% lương của kế tốn kho trong tháng đó và u cầu kê tốn sửa sai lệch trên số sách cho khớp với thực tế.

Có thể nói việc kiểm tra, kiểm kê TSCĐ là một trong những việc rất quan trọng trong quá trình quản lý TSCĐ tại công ty. Khi kiểm tra, kiểm kê phát hiện ra những sai phạm thì cơng ty mới đưa ra những biện pháp để xử lý và khắc phục những sai phạm, từ đó cũng đưa ra những hướng mới cho việc quản lý TSCĐ được tốt hơn.

4.2.6 Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại công ty

Kế tốn là cơng cụ quản lý về kinh tế đối với tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng là quản lý tài sản của đơn vị. Đối với các doanh nghiệp, TSCĐ thường có giá trị lớn do địi hỏi lượng vốn đầu tư cao nên nếu không được quản lý tốt sẽ dẫn đến lãng phí về tài sản, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhận thức đúng vai trị của tài sản và cơng tác kế toán tài sản cố định, trong thời gian qua công ty đã chú trọng đến cơng tác kế tốn TSCĐ, đặc biệt là đã mở ra hệ thống sổ sách thích hợp để phản ánh, ghi nhận chi tiết cho từng loại tài sản và tình hình biến động của tài sản hàng năm.

Qua phỏng vấn và trao đổi với phịng kế tốn được biết cơng tác kế tốn TSCĐ qua ba năm 2013 đến 2015 tại công ty diễn ra khá tốt và chặt chẽ. Phịng kế tốn mà cụ thể là kế toán tài sản được giao nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tất cả các vấn đề liên quan đến TSCĐ. Về giá trị: Phòng kế tốn cơng ty quản lý tồn bộ giá trị tài sản của công ty. Thông qua việc lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm, tính tốn trích khấu hao thu hồi vốn đầu tư cho từng loại tài sản. Các công việc này thể hiện cụ thể trong sổ chi tiết tài sản cố định của Công ty. Cuối kỳ, kê toán phụ trách tài sản lập các báo cáo liên quan tới tài sản cố định theo quy định.

Về hiện vật: Phịng kế tốn tài chính cơng ty lập thẻ, sổ theo dõi ghi chép, đối chiếu với sổ sách của đơn vị sử dụng. Cùng với công tác kiểm kê được tiến hành định kỳ mỗi quý một lần giữa đơn vị quản lý và đơn vị sử dụng tài sản đã có sự gắn kết trách nhiệm quản lý, phát huy năng lực thiết bị, hạn chế được những lãng phí do hao mịn tài sản cố định hữu hình gây ra.

Sơ đồ 4.2 Quy trình hạch tốn TSCĐ tại cơng ty

Mỗi nghiệp vụ kế tốn phát sinh tại cơng ty có liên quan đến TSCĐ đều được lập chứng từ, sổ sách kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán theo sơ đồ 4.2. Các TSCĐ được kế toán kho theo dõi theo từng lĩnh vực kinh doanh. Tại công ty các tài sản cố định được sử dụng chủ yếu dùng trong lĩnh vực sửa chữa ô và dịch vụ san lấp mặt bằng nên tất cả các tài sản cụ thể trong hai lĩnh vực này được kế toán theo dõi hết sức chi tiết cẩn thận khi có các vấn đề phát sinh. Các TSCĐ được tính khấu hao định kỳ mỗi tháng một lần theo phương pháp đường thẳng và trích khấu hao vào chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác.

Dưới đây là một số minh họa cụ thể về các cơng việc nghiệp vụ kế tốn TSCĐ tại công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái Hưng.

Ngày 29/10/2014 công ty mua thêm một máy xúc Komatsu PC200-8 với giá chưa có VAT là 2.191.309.000 đồng (Thuế VAT 10%) của công ty Komatsu Việt Nam. Công ty đã thanh tốn tiền bằng chuyển khoản. Lệ phí trước bạ 1% cơng ty đã nộp bằng tiền mặt ( Phiếu chi 58). Máy xúc đã đưa về cơng ty.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao TSCĐ, phiếu chi số 58 và chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành mở sổ theo dõi TSCĐ

SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm: 2014

Loại tài sản: TSCĐ hữu hình

STT Tên TSCĐ Năm sử dụng Số lượng Nguyên giá (tr.đ) Khấu hao TSCĐ Số năm khấu hao Mức khấu Hao năm (trđ) Khấu hao đã trích đến khi giảm I. TSCĐ tăng 1 Máy xúc 2014 01 2.434.544 10 243.454 Ngày 29 tháng 10 năm 2014 Người lập biểu Kế toán trưởng

Lê Thị Oanh Bùi Thị Mến

Qua điều tra và tìm hiểu tình hình hạch tốn kế tốn TSCĐ của cơng ty, nhận thấy tình hình tổ chức kế tốn TSCĐ tại cơng ty diễn ra khá tốt và chặt chẽ. Tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được các nhân viên phịng kế tốn ghi chép và hạch toán đầy đủ.

4.2.7 Đánh giá tình hình quản lý tài sản cố định tại công ty

- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ tại công ty từ năm 2013 đến 2015

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

CL % CL %

Nguyên giá tài sản cố định. Nghìn đồng 13.485.416 26.587.040 35.186.169 13.101.624 197.15 8.599.129 132.3

Giá trị các phương tiện kỹ thuật Nghìn đồng 7.192.270 18.444.056 25.141.440 11.251.786 256.44 6.697.383 136.3

Hao mịn lũy kế Nghìn đồng 2.647.681 4.060.015 4.632.078 1.412.333 153.34 572.063 114.1

Số công nhân TT SX (Người) 35 50 62 15 142.86 12 124.0

Hệ số hao mòn % 20 15 13

Hệ số trang bị chung TSCĐ Ngđ/ người 385.297 531.740 567.518 146.443 138.01 35.778 16.7

Hệ số trang bị kỹ thuật cho CN Ngđ/ người 205.493 368.881 405.507 163.387 179.51 36.625 19.9

Nguồn: Tự tính và tổng hợp

- Hệ số hao mịn cho biết giá trị TSCĐ đã hao mòn chiếm bao nhiêu phần trăm so với nguyên giá. Giá trị hao mịn càng cao thì TSCĐ đã bị hao mịn lớn. Hệ số hao mịn qua 3 năm của cơng ty giảm dần từ 20 % xuống còn 13%, điều đó chứng tỏ cơng ty đã đầu tư nhằm nâng cao đổi mới TSCĐ, TSCĐ còn tương đối mới.

- Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng. Để phân tích những vấn đề này thường dùng các chỉ tiêu: Hệ số trang bị chung TSCĐ và hệ số trang bị kỹ thuật cho CN.

+ Hệ số trang bị chung TSCĐ cho biết một cơng nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (nguyên giá hoặc giá trị còn lại). Hệ số càng lớn chứng tỏ trình độ trang bị chung càng cao. Hệ số trang bị chung TSCĐ qua ba năm tại Công ty TNHH Phụ Tùng Ơ Tơ Thái Hưng có xu hướng tăng, năm sau cao hơn hơn năm trước.

+ Hệ số trang bị kỹ thuật cho công nhân phản ánh một cơng nhân sản xuất bình qn được trang bị bao nhiêu đồng giá trị các phương tiện kỹ thuật. Hệ số trang bị kỹ thuật cũng có xu hướng tăng

So sánh hệ số trang bị chung TSCĐ và hệ số trang bị kỹ thuật TSCĐ tại công ty thấy: Năm 2013 hệ số trang bị chung có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật. Do năm 2013, công ty xây thêm trụ sở làm việc nên nguyên giá TSCĐ tăng nhanh. Năm 2014, 2015 tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật đã nhanh hơn tốc độ tăng của hệ số trang bị chung. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư lớn vào trang thiết bị phục vụ SXKD trong hai năm này.

Nhìn chung qua 3 năm mức trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp đều tăng. Xu hướng chung là tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật nhanh hơn tốc độ tăng của hệ số trang bị chung, như vậy năng lực sản xuất tăng nhanh, tạo điều kiện tăng nhanh năng suất lao động.

* Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ

Để đánh giá tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ, người ta dùng một số chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)