Trích khấu hao TSCĐ Công Ty qua 3 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 63 - 65)

Bảng 4 .7 Tình hình bố trí TSCĐ tại các cơ sở cuối năm 2015

Bảng 4.9 Trích khấu hao TSCĐ Công Ty qua 3 năm

Nội dung Đơn vị tính

Năm

2013 2014 2015

Tổng tài sản Nghìn đồng 51.734.512 64.477.352 91.295.043 Nguyên giá tài sản cố định Nghìn đồng 13.485.416 26.587. 040 35.186.169 Khấu hao trong năm Nghìn đồng 754.192 1.551.997 2.864.100 GT hao mòn lũy kế Nghìn đồng 2.647.681 4.060.015 6.272.729 GTCL cuối năm Nghìn đồng 10.837.735 22.527.025 28.913.440 Tỷ lệ trích khấu hao (%) (%) 5.59 5.84 5.14

Nhà cửa (%) 5 5 5

Máy móc thiết bị thi công (%) 9.17 9.34 9.63

Phương tiện vận tải (%) 10 10 10

Nguồn: Phòng kế toán Phương pháp khấu hao công ty đang áp dụng chưa được hợp lý. Phần lớn TSCĐ của công ty là các máy móc, thiết bị thi công và phương tiện vận tải nên công suất không đều nhau trong suốt thời gian sử dụng, càng về sau khi máy móc đã cũ kỹ thì hiệu quả làm việc càng giảm. Bên cạnh đó các TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, có những TSCĐ sử dụng lên đến 15 năm. Việc trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng không những phản ánh không đúng sức sản xuất của TSCĐ mà còn khó thu hồi vốn đầu tư, TSCĐ của công ty bị hao mòn vô hình lớn.

Tuy vậy song quỹ khấu hao hàng năm của công ty đều được sử dụng hết. Chủ yếu là đầu tư vào mua sắm các máy móc, phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất.

4.2.4 Quản lý sửa chữa tài sản cố định

Sửa chữa TSCĐ tại công ty TNHH Phụ Tùng Ôtô Thái Hưng chủ yếu là sửa chữa, thay thế các phụ tùng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải định kỳ 1 năm một lần hoặc khi có hư hỏng xảy ra.

- Khi thiết bị có sự cố hoặc hỏng, nhân viên trực tiếp vận hành thiết bị dừng thiết bị ngay lập tức và làm Phiếu yêu cầu sửa thiết bị chuyển đến trưởng bộ phận. Trưởng bộ phận phê duyệt và chuyển yêu cầu sửa chữa đến ban giám đốc.

- Bộ phận sửa chữa thiết bị của phòng kỹ thuật tiến hành dựa trên các phiếu yêu cầu sửa chữa tuỳ theo mức độ hỏng của thiết bị, đánh giá tình trạng thiết bị, lập dự toán sửa chữa trình giám đốc duyệt sau đó lên kế hoạch sửa chữa và tiến hành sửa chữa bằng cách tự sửa chữa hoặc thuê đơn vị có chuyên môn sửa chữa với từng loại thiết bị.

- Sau khi công việc sửa chữa hoàn thành trưởng bộ phận sẽ trực tiếp tổ chức kiểm tra xác nhận lại kết quả. Việc kiểm tra này bao gồm cả kiểm tra các thông số sau sửa chữa, vận hành thử máy và các biện pháp khác nhằm đảm bảo máy móc thiết bị đủ năng lực sử dụng.

Tình trạng TSCĐ sau mỗi lần sửa chữa đều được nhân viên phòng kỹ thuật ghi vào biên bản kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị. Nếu đạt yêu cầu, máy móc thiết bị sẽ được bàn giao cho bộ phận sử dụng chuyển trở lại vị trí sản xuất. Nếu chưa đạt yêu cầu, nhân viên kỹ thuật tiến hành xác định lại nguyên nhân, nếu cần sẽ thực hiện lại quá trình

ứng được các yêu cầu đã định và đủ năng lực sử dụng. Nếu không thể khôi phục lại năng lực sử dụng của máy móc, thiết bị hoặc nguồn lực...dành cho sửa chữa, bảo dưỡng không khả thi nhân viên kỹ thuật sẽ thông báo với Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo cuối cùng.

Việc thực hiện đúng theo tuần tự các bước trong sửa chữa TSCĐ đảm bảo cho mục tiêu cuối cùng là các TSCĐ đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất và đủ năng lực sử dụng. Quy trình sửa chữa tại công ty thực hiện tương đối tốt, song bộ phận sửa chữa tại công ty chỉ sửa chữa được với một phần máy móc, thiết bị, còn phần khác phải đi thuê sửa chữa ngoài. Nhân viên kỹ thuật của công ty được cử đi học các khóa sửa chữa ngắn ngày nhằm nâng cao trình độ và cập nhật những kiến thức mới để thực hiện ngày càng hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Trước đây, công ty không lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ mà chi phí sửa chữa tính vào chi phí SXKD. Chi phí sửa chữa TSCĐ ngày càng có nhiều biến động, do đó sang năm 2013 công ty tiến hành lập kế hoạch sửa chữa cho TSCĐ ngay khi hình thành tài sản. Kế hoạch chi phí sửa chữa được trích bằng một tỷ lệ

nhất định so với doanh thu dự kiến do TSCĐ tạo ra khi lập kế hoạch mua sắm TSCĐ. Đó cũng là một trong những khoản chi phí để kế toán tính toán hiệu quả kinh tế của kế hoạch mua sắm. Trong công tác sửa chữa TSCĐ, công ty còn chưa thực hiện việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng tài sản cụ thể. Chi phí sửa chữa TSCĐ còn chưa được quản lý chặt chẽ và chưa đề ra định mức chi phí sửa chữa đối với từng TSCĐ cũng như đưa ra kế hoạch về số chi phí sửa chữa dự kiến chi ra trong năm để có cơ sở so sánh, đánh giá chất lượng của công tác sửa chữa, tìm ra nguyên nhân cũng như phát hiện những ưu nhược điểm của công tác này để từ đó có tác động thích hợp

Chi phí sửa chữa TSCĐ bao gồm chi phí sửa chữa thuê ngoài và chi phí sửa chữa máy móc tại xưởng của công ty. Chi phí thuê sửa chữa ngoài là các khoản theo dõi được trên các hóa đơn sửa chữa. Chi phí sửa chữa tại xưởng của công ty thì chỉ theo dõi trên vật tư, linh phụ kiện thay thế mà không tổng hợp và phân bổ lương của công nhân sửa chữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)