Đánh giá tình hình quản lý tài sản cố định tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 69 - 74)

- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ tại công ty từ năm 2013 đến 2015

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

CL % CL %

Nguyên giá tài sản cố định. Nghìn đồng 13.485.416 26.587.040 35.186.169 13.101.624 197.15 8.599.129 132.3

Giá trị các phương tiện kỹ thuật Nghìn đồng 7.192.270 18.444.056 25.141.440 11.251.786 256.44 6.697.383 136.3

Hao mòn lũy kế Nghìn đồng 2.647.681 4.060.015 4.632.078 1.412.333 153.34 572.063 114.1

Số công nhân TT SX (Người) 35 50 62 15 142.86 12 124.0

Hệ số hao mòn % 20 15 13

Hệ số trang bị chung TSCĐ Ngđ/ người 385.297 531.740 567.518 146.443 138.01 35.778 16.7

Hệ số trang bị kỹ thuật cho CN Ngđ/ người 205.493 368.881 405.507 163.387 179.51 36.625 19.9

Nguồn: Tự tính và tổng hợp

- Hệ số hao mòn cho biết giá trị TSCĐ đã hao mòn chiếm bao nhiêu phần trăm so với nguyên giá. Giá trị hao mòn càng cao thì TSCĐ đã bị hao mòn lớn. Hệ số hao mòn qua 3 năm của công ty giảm dần từ 20 % xuống còn 13%, điều đó chứng tỏ công ty đã đầu tư nhằm nâng cao đổi mới TSCĐ, TSCĐ còn tương đối mới.

- Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng. Để phân tích những vấn đề này thường dùng các chỉ tiêu: Hệ số trang bị chung TSCĐ và hệ số trang bị kỹ thuật cho CN.

+ Hệ số trang bị chung TSCĐ cho biết một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (nguyên giá hoặc giá trị còn lại). Hệ số càng lớn chứng tỏ trình độ trang bị chung càng cao. Hệ số trang bị chung TSCĐ qua ba năm tại Công ty TNHH Phụ Tùng Ô Tô Thái Hưng có xu hướng tăng, năm sau cao hơn hơn năm trước.

+ Hệ số trang bị kỹ thuật cho công nhân phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng giá trị các phương tiện kỹ thuật. Hệ số trang bị kỹ thuật cũng có xu hướng tăng

So sánh hệ số trang bị chung TSCĐ và hệ số trang bị kỹ thuật TSCĐ tại công ty thấy: Năm 2013 hệ số trang bị chung có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật. Do năm 2013, công ty xây thêm trụ sở làm việc nên nguyên giá TSCĐ tăng nhanh. Năm 2014, 2015 tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật đã nhanh hơn tốc độ tăng của hệ số trang bị chung. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư lớn vào trang thiết bị phục vụ SXKD trong hai năm này.

Nhìn chung qua 3 năm mức trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp đều tăng. Xu hướng chung là tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật nhanh hơn tốc độ tăng của hệ số trang bị chung, như vậy năng lực sản xuất tăng nhanh, tạo điều kiện tăng nhanh năng suất lao động.

* Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ

Để đánh giá tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ, người ta dùng một số chỉ tiêu sau:

Bảng 4.13 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ Chỉ tiêu 2013 (Nghìn đồng) 2014 (Nghìn đồng) 2015 (Nghìn đồng) 2014/2013 2015/2014 (%) (%)

Doanh thu thuần 26.618.631 40.126.663 57.493.251 150.75 143.28 Lợi nhuận trước thuế 873.123 1.061.705 3.609.448 121.60 239.97 Nguyên giá bình quân TSCĐ 6.742.708 18.712.387 28.856.597 277.52 154.21

Sức sản xuất TSCĐ 3,95 2,14 1,99

Suất hao phí TSCĐ 0,25 0.47 0.50

Sức sinh lời TSCĐ 0.13 0.06 0.04

Nguồn: Tự tính và tổng hợp - Sức sản xuất của TSCĐ:

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân dùng trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong 3 năm qua, chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2013 sức sản xuất TSCĐ là 3,95 lần đã phản ánh 1 đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 3,95 đồng doanh thu thuần. Năm 2014 sức sản xuất TSCĐ đạt 2,14 lần, phản ánh một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,14 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2015 hệ số này là 1,99 lần, tức một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 1,99 đồng doanh thu thuần, giảm 0,15 lần so với năm 2014. Sức sản xuất TSCĐ giảm xuống chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là TSCĐ bình quân và doanh thu thuần, xét cụ thể giữa năm 2014 và 2015 như sau:( Theo phương pháp thay thế liên hoàn)

Do ảnh hưởng của TSCĐ bình quân:

2015 2015 2015 2014 57.493.251 57.493.251 1, 08 28.856.597 18.712.387 DT DT TSCĐ TSCĐ TSCĐ ∆ = − = − = −

Do ảnh hưởng của doanh thu ∆DT = DT2015 – DT2014 = 57.493.251 – 40.126.663 = 0,93 2014 TSCĐ 18.712.387

Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố đã làm cho sức sản xuất TSCĐ giảm : (-1,08) + 0,93 = -0,15

Tóm lại, TSCĐ bình quân tăng lên 10.144.209 nghìn đồng làm cho sức sản xuất TSCĐ giảm 1,08 lần; Doanh thu thuần tăng 17.366.588 nghìn đồng làm cho sức sản xuất TSCĐ tăng 0,93 lần. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ giảm của TSCĐ bình quân nên đã làm giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ. Điều này chứng tỏ việc sử dụng VCĐ TSCĐ của công ty chưa hiệu quả, công ty cần có biện pháp làm tăng sức sản xuất của TSCĐ.

- Suất hao phí TSCĐ

Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất TSCĐ. Do vậy, ngược với chiều tăng của sức sản xuất TSCĐ thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2013 suất hao phí TSCĐ là 0,25 lần, phản ánh một đồng doanh thu được tạo ra bởi 0,25 đồng TSCĐ; năm 2012 chỉ tiêu này là 0,47 lần tức một đồng doanh thu được tạo ra bởi 0,47 đồng TSCĐ; năm 2015 chỉ tiêu này tiếp tục tăng với suất hao phí TSCĐ là 0,5 phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần được tạo ra trong năm cần 0,5 đồng TSCĐ.

- Sức sinh lời của TSCĐ

Dựa vào bảng 4.13, nhận thấy sức sinh lời của TSCĐ có xu hướng giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2013, một đồng TSCĐ bình quân tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận trước thuế, thì đến năm 2014 đã giảm xuống 0,06 đồng và năm 2015 giảm còn 0,04 đồng lợi nhuận trước thuế. Sự biến động giảm của chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ là do ảnh hưởng của 2 nhân tố là nguyên giá TSCĐ bình quân và lợi nhuận thuần. Cụ thể xét giữa năm 2014 và 2015 như sau:( Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn)

LN2015 TSCĐ2015 LN2015 TSCĐ2014 3.609.448 28.856.597 3.609.448 18.712.387 ∆TSCĐ= = = -0,156

Do ảnh hưởng của nguyên giá TSCĐ bình quân

Do ảnh hưởng của lợi nhuận trước thuế

Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố đã làm thay đổi sức sinh lời của tài sản cố định giảm: (-0,156) + 0,136 = -0,02

Như vậy, nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2015 tăng 10.144.210 nghìn đồng so với năm 2014, tức tăng 54,21% làm cho sức sinh lời TSCĐ giảm 0,156 đơn vị. Lợi nhuận trước thuế tăng 2.547.743 nghìn đồng làm cho sức sinh lời TSCĐ tăng 0,136 đơn vị. Do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế thấp hơn tốc độ giảm của nguyên giá TSCĐ bình quân nên sức sinh lời TSCĐ có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ của công ty chưa đạt hiệu quả cao .

Từ những phân tich trên ta có nhận xét chung như sau: Qua phân tích ta thấy sức sinh lời, sức sản xuất của TSCĐ tại công ty chưa tôt lắm và chưa đạt hiệu quả cao. Để hướng đến mục tiêu phát triển trong tương lai, công ty cần có kế hoạch đúng đắn, cụ thể sao cho khai thác được tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, tránh lãng phí và sử dụng sai mục đích.

4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG Ô TÔ THÁI HƯNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)