Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 67 - 69)

Kế toán là công cụ quản lý về kinh tế đối với tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng là quản lý tài sản của đơn vị. Đối với các doanh nghiệp, TSCĐ thường có giá trị lớn do đòi hỏi lượng vốn đầu tư cao nên nếu không được quản lý tốt sẽ dẫn đến lãng phí về tài sản, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhận thức đúng vai trò của tài sản và công tác kế toán tài sản cố định, trong thời gian qua công ty đã chú trọng đến công tác kế toán TSCĐ, đặc biệt là đã mở ra hệ thống sổ sách thích hợp để phản ánh, ghi nhận chi tiết cho từng loại tài sản và tình hình biến động của tài sản hàng năm.

Qua phỏng vấn và trao đổi với phòng kế toán được biết công tác kế toán TSCĐ qua ba năm 2013 đến 2015 tại công ty diễn ra khá tốt và chặt chẽ. Phòng kế toán mà cụ thể là kế toán tài sản được giao nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tất cả các vấn đề liên quan đến TSCĐ. Về giá trị: Phòng kế toán công ty quản lý toàn bộ giá trị tài sản của công ty. Thông qua việc lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm, tính toán trích khấu hao thu hồi vốn đầu tư cho từng loại tài sản. Các công việc này thể hiện cụ thể trong sổ chi tiết tài sản cố định của Công ty. Cuối kỳ, kê toán phụ trách tài sản lập các báo cáo liên quan tới tài sản cố định theo quy định.

Về hiện vật: Phòng kế toán tài chính công ty lập thẻ, sổ theo dõi ghi chép, đối chiếu với sổ sách của đơn vị sử dụng. Cùng với công tác kiểm kê được tiến hành định kỳ mỗi quý một lần giữa đơn vị quản lý và đơn vị sử dụng tài sản đã có sự gắn kết trách nhiệm quản lý, phát huy năng lực thiết bị, hạn chế được những lãng phí do hao mòn tài sản cố định hữu hình gây ra.

Sơ đồ 4.2 Quy trình hạch toán TSCĐ tại công ty

Mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty có liên quan đến TSCĐ đều được lập chứng từ, sổ sách kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán theo sơ đồ 4.2. Các TSCĐ được kế toán kho theo dõi theo từng lĩnh vực kinh doanh. Tại công ty các tài sản cố định được sử dụng chủ yếu dùng trong lĩnh vực sửa chữa ô và dịch vụ san lấp mặt bằng nên tất cả các tài sản cụ thể trong hai lĩnh vực này được kế toán theo dõi hết sức chi tiết cẩn thận khi có các vấn đề phát sinh. Các TSCĐ được tính khấu hao định kỳ mỗi tháng một lần theo phương pháp đường thẳng và trích khấu hao vào chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác.

Dưới đây là một số minh họa cụ thể về các công việc nghiệp vụ kế toán TSCĐ tại công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái Hưng.

Ngày 29/10/2014 công ty mua thêm một máy xúc Komatsu PC200-8 với giá chưa có VAT là 2.191.309.000 đồng (Thuế VAT 10%) của công ty Komatsu Việt Nam. Công ty đã thanh toán tiền bằng chuyển khoản. Lệ phí trước bạ 1% công ty đã nộp bằng tiền mặt ( Phiếu chi 58). Máy xúc đã đưa về công ty.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao TSCĐ, phiếu chi số 58 và chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành mở sổ theo dõi TSCĐ

SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm: 2014

Loại tài sản: TSCĐ hữu hình

STT Tên TSCĐ Năm sử dụng Số lượng Nguyên giá (tr.đ) Khấu hao TSCĐ Số năm khấu hao Mức khấu Hao năm (trđ) Khấu hao đã trích đến khi giảm I. TSCĐ tăng 1 Máy xúc 2014 01 2.434.544 10 243.454 Ngày 29 tháng 10 năm 2014 Người lập biểu Kế toán trưởng

Lê Thị Oanh Bùi Thị Mến

Qua điều tra và tìm hiểu tình hình hạch toán kế toán TSCĐ của công ty, nhận thấy tình hình tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty diễn ra khá tốt và chặt chẽ. Tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được các nhân viên phòng kế toán ghi chép và hạch toán đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)