Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 35 - 37)

2.1.4.1 Các nhân tố khách quan

- Chính sách kinh tế của Nhà nước

Chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động không nhỏ tới sự quản lý, sử dụng tài sản cố định của công ty. Các quy định về khấu hao, các tỷ lệ nộp thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn, các quy định về tài sản cố định, các quy định về bảo vệ môi trường...do nó có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng cũng có tác động tới kế hoạch của doanh nghiệp như kế hoạch mua sắm tài sản cố định, kế hoạch đổi mới công nghệ qua đó tác động đến các chỉ tiêu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách lãi suất, chính sách kích cung, kích cầu….

cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty trong việc quản trị tài sản cố định trong công ty.

- Thị trường cạnh tranh: doanh nghiệp phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì những sản phẩm sản xuất ra mới có chất lượng cao, giá thành hạ do đó mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Hạn mức tín dụng do ngân hàng dành cho doanh nghiệp: Khi ngân quỹ của doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoặc không đủ để tài trợ cho một đơn vị dự án nào đó của doanh nghiệp thì một phương sách hay được sử dụng là vay ngân hàng theo hạn mức tín dụng. Bởi vậy, hạn mức tín dụng có tác động trực tiếp đến sự hình thành TSCĐ của doanh nghiệp và chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ đó.

- Các nhân tố khác: các yếu tố này có thể được coi là các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ… có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời do các yếu tố này mang lại là hoàn toàn không thể biết được mà chỉ có thể đề phòng nhằm giảm tác hại của chúng.

2.1.4.2 Các nhân tố chủ quan

- Quan điểm của chủ sở hữu về quản lý TSCĐ: Trong doanh nghiệp, chủ sở hữu luôn là người cầm quyền cao nhất đưa ra mọi quyết định. Khi muốn áp dụng các phương pháp quản lý tài sản mới, đầu tư thêm tài sản để có thể giúp doanh được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Khi doanh nghiệp dùng hai nguồn này để mua sắm TSCĐ thì phải trả một chi phí gọi là chi phí sử dụng vốn. Chính vì vậy, hiệu quả của việc huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.

- Ngành nghề kinh doanh: Với một ngành nghề kinh doanh đã lựa chọn chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề về tài chính như cơ cấu tài sản như thế nào, nguồn tài trợ cho những tài sản đó được huy động từ đâu, quản lý và sử dụng tài sản như thế nào cho có hiệu quả. Do đó, việc sử dụng TSCĐ của mỗi ngành nghề là không giống nhau, tuỳ vào từng công việc mà có cách sử dụng cho hợp lý.

- Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Là định hướng quan trọng, nó thể hiện những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Từ những chiến lược đề ra doanh nghiệp sẽ có những biện pháp sử dụng tài sản để đạt hiệu quả cao.

- Trình độ lao động: Máy móc không thể làm việc nếu thiếu con người, tài sản không thể đạt hiệu quả cao nếu thiếu người thông minh biết sử dụng nó. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì các doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, một lãnh đạo có uy tín và nhạy bén nắm bắt các cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô thái hưng (Trang 35 - 37)