Đánh giá của cán bộ về công tác bảo trì nền đường và thoát nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo trì đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng tại công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng (Trang 77 - 79)

Nội dung đánh giá

(n=20)

Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt SL kiến) Tỉ lệ (%) SL (ý kiến) Tỉ lệ (%) SL (ý kiến) Tỉ lệ (%) 1. Phát sạch đúng qui định về chiều cao và phạm vi phát cây cỏ, không còn cành cây che khuất tầm nhìn tại các đường cong, báo hiệu, cửa cống,

đầu cầu, ...

11 55,00 5 25,00 4 20,00

2. Đảm bảo không có tình trạng nước

ứ đọng trên lề đường hoặc mặt đường 15 75,00 5 25,00 0 - 3. Đào rãnh ngang, rãnh xương cá

thoát nước mặt đường. 1 5,00 17 85,00 2 10,00

4. Rãnh thoát nước được đảm bảo tiết diện thoát nước bình thường, không ứ

đọng đất cát và rác trong rãnh 10 50,00 10 50,00 0 -

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)

Qua bảng trên ta có thể thấy được, đa phần các cán bộ quản lý bảo trì nền đường giao thông đều đánh giá ở mức độ tốt. Cụ thể:

-Xét về việc thực hiện phát cây đúng quy định tránh tình trạng cây che phủ tầm nhìn và các biển báo có 11 ý kiến là tốt chiếm 55%, 5 ý kiến đánh giá ở mức đạt yêu cầu(chiếm 25%) và 4 ý kiến đánh giá ở mức chưa tốt. Nguyên nhân chưa tốt ở đây là do gần về với khu vực đường của tỉnh Hải Phòng. Hầu hết hai bên đường chủ yếu có dân cư sinh sống hoặc có những nơi được hộ trồng cây cối 2 bên đường. Vì thế mà việc cây cao, tán rộng sẽ che mất các biển báo giao thông bên lề đường. Tuy nhiên tình trạng này cũng thường ít xảy ra. Còn đối với chặng đường Hưng Yên, Hải Dương chủ yếu đường nằm trên trục đường 2 bên là đồng

ruộng vì vậy mà hầu hết không có tình trạng cây che lấp biển báo ảnh hưởng đến lưu thông.

-Xét về hệ thống thoát nước: có 15 ý kiến( chiếm 75%) cho rằng hệ thông thoát nước đảm bảo không có tình trạng nước ứ đọng trên lề đường và mặt đường. Nguyên nhân là do đường mới được xây dựng trong vòng 5 năm đầu, hệ thống đường dược xây kiên cố, mặt đường phẳng và dốc hai bên do đó mà tình trạng nước ngập úng trên mặt đường sẽ rất hiếm gặp. Tuy nhiên vẫn có 5 ý kiến( chiếm 25%) là nước bị ngập úng nhưng chủ yếu là là ngập sau những trận mưa lớn hoặc ngập tại 2 bên lề đường. Đối với tình trạng đào rãnh ngang hoặc rãnh xương cá để thoát nước chủ yếu là thoát ở lề đường và tùy mùa thời tiết mới xẩy ra tình trạng này.

Hầu hết các cán bộ đều đánh giá tốt và đạt mức yêu cầu đối với việc Rãnh thoát nước được đảm bảo tiết diện thoát nước bình thường, không ứ đọng đất cát và rác trong rãnh chiếm 50%. Tuy nhiên để có thể đảm bảo được tình trạng này trong thời gian tới thì cũng cần có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu tình trạng nước ứ đọng sau mưa bão gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

+ Bảo trì cầu và công trình cầu

Công tác kiểm tra cầu phải được thực hiện tối thiểu 1 lần/ngày, đối với cầu yếu tối thiểu 2 lần/ngày. Tuần kiểm viên kiểm tra tối thiểu 1 lần/tuần. Đơn vị bảo trì kiểm tra tối thiểu 2 lần/tháng. Kết thúc kiểm tra có báo cáo gửi Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp giao thông để xử lý.

+ Khi nhận được báo cáo hư hỏng, đơn vị bảo trì có trách nhiệm đi kiểm tra hiện trường ngay, báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp khẩn cấp báo Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp phối hợp kiểm tra.

Kiểm tra cầu trước và sau mùa bão lũ: Một năm kiểm tra 2 lần vào tháng 5 và tháng 10. Chi phí kiểm tra tính trong dự toán quý 2 và quý 4 hàng năm.

Cập nhật tình trạng kỹ thuật của cầu và quản lý hồ sơ trên máy vi tính: Công việc này chỉ được thực hiện và tính khi có cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn các cầu làm thay đổi kết cấu, khả năng làm việc của cầu.

Phần cầu: Bôi mỡ gối cầu; vệ sinh mặt cầu, khe co giãn, mố, trụ, lan can cầu; kiểm tra bắt siết bu lông; phát quang; sửa chữa nhỏ (trám vá lan can, gờ chắn bánh, sơn dặm...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo trì đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng tại công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)