Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý bảo trì đường ôtô cao tốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo trì đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng tại công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng (Trang 99 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý bảo trì đường ôtô cao tốc

4.3.1. Định hướng

Với những thách thức đặt ra trong giai đoạn 2014-2017 cũng như những cơ hội trước một giai đoạn mới, công tác quản lý bảo trì đường cao tốc của Việt Nam nói chung và của đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng nói riêng cần có những định hướng kế hoạch cần tập trung thực hiện cho giai đoạn tiếp theo để tiếp tục mục tiêu đảm bảo lưu thông tuyến đường cũng như an toàn và phát triển bền vững. Đinh hướng cho công tác quản lý nhà nước về bảo trì đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng đã và đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các Bộ, ban, ngành quan tâm, cụ thể:

1. Quản lý và kiểm soát hiệu quả các nơi trọng điểm.

2. Giải quyết những vấn đề hệ thông CSVC, chiếu sáng, đường đang xẩy ra, từng bước xử lý và khắc phục để đảm bảo tuyến đường được lưu thông xuyên suốt

3. Giám sát các vấn đề về bảo trì đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng 4. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo trì đường cao tốc Hà Nôi- Hải Phòng

4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý bảo trì đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng Hải Phòng

4.3.2.1. Thống nhất tổ chức quản lý hệ thống giao thông đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cơ sở hạ tầng giao thông đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tài sản có giá trị lớn, vì vậy để sử dụng; xây dựng đã khó nhưng quản lý để sử dụng lâu dài, có hiệu quả lại càng khó khăn hơn.

Để có tổ chức đủ đảm đương nhiệm vụ quản lý hệ thống giao thông đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cần tiếp tục giải quyết hoàn thiện các nội dung:

Bộ giao thông vận tải: Với chức năng quản lý lĩnh vực chuyên ngành, có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách; định hướng quy hoạch phát triển chung và cho từng khu vực theo các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các giải pháp kỹ thuật mới trong xây dựng đường giao thông; tạo điều kiện về vốn.

Hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho các cán bộ quản lý đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tăng cường năng lực quản lý giao thông từ trung ương đến các cơ quan quản lý đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và kết hợp địa phương cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật.

Bộ giao thông vận tải: là cấp trực tiếp chỉ đạo phong trào xây dựng giao thông đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cần đặc biệt quan tâm giúp các Công ty quản lý đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong khâu lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng giao thông đường cao tốc. Giúp Công ty kết hợp với địa phương sử dụng nguồn vốn xây dựng giao thông có hiệu quả.

Cần phải nâng cao trách nhiệm đối với các đơn vị quản lý đường, đề ra nhiệm vụ cụ thể và kèm theo đó là quy định trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân đã được phân công quản lý tuyến đường nếu để ra tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ và không quản lý tốt tuyến đường.

Phải tổ chức các quản lý tuyến đường với tính chuyên nghiệp ngày càng cao và phải được cung cấp đủ kinh phí tối thiểu để có thể quản lý tốt tuyến đường.

4.3.2.2. Tăng cường huy động vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Kinh phí cho công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống GTVT đường cao tốc được đáp ứng chủ yếu từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước và

các Công ty đấu thầu đầu tư. Trong điều kiện ngân sách có hạn cộng với chủ trương cải cách chi tiêu theo hướng tiết kiệm và giảm bớt các khoản chi thường xuyên thì việc đáp ứng nhu cầu chi phí cho quản lý, bảo trì đường cao tốc lại là một vấn đề càng trở nên nan giải, vì vậy cần phải kết hợp nhiều nguồn vốn (Trung ương, các đơn vị hưởng lợi từ tuyến đường...), cụ thể như sau:

Nguồn vốn từ quỹ bảo trì đường cao tốc: Hiện nay Bộ GTVT đã có nhiều phương án thành lập quỹ bảo trì đường bộ, đây là giải pháp phù hợp vì: Cơ sở hạ tầng giao thông đường cao tốc mang tính công cộng rất cao, mọi đối tượng sử dụng đểu phải trả chi phí. Nguồn vốn từ quỹ bảo trì đường bộ sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho ngân sách Nhà nước trong công tác bảo trì các tuyến đường tỉnh, đồng thời chất lượng cũng được nâng cao lên.

Ngoài các khoản thu phí theo quy định, cần có chính sách huy động thêm nguồn vốn từ các đơn vị trực tiếp hưởng lợi từ tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với tải trọng lớn đây là những đơn vị hưởng lợi nhiều nhất và cũng là các đơn vị gây hư hỏng nhiều cho các tuyến đường, vì cần có những chính sách thích hợp để huy động các nguồn vốn từ các đơn vị này (có thể thu trên sản lượng mà các đơn vị này khai thác); Ngoài ra, cần phải nghiên cứu huy động nguồn vốn đối với các đối tượng gián tiếp hưởng lợi do các công trình giao thông đường cao tốc đem lại, đặc biệt là các đối tượng gần đường giao thông có lợi thế trong kinh doanh thương mại để tăng nguồn thu cho công tác bảo trì.

4.3.2.3. Phân bổ nguồn vốn hợp lý cho quản lý, bảo trì hệ thống đường cao tốc

Thực hiện theo khối lượng thực tế, trên cơ sở nguồn vốn đã bố trí, đơn vị quản lý đường cần phải lập kế hoạch quản lý, bảo trì cho từng hạng mục công việc, từng tuyến đường theo năm để trình cấp thẩm quyền phê duyệt triển khai thực hiện.

Hình thức để tổ chức thực hiện: theo quy định có hai hình thức để thực hiện là đặt hàng sản phẩm và đấu thầu. Do hiện nay nguồn vốn ít, công tác quản lý đòi hỏi những người kinh nghiệm và tâm huyết, gắn bó lâu dài với tuyến đường, ngoài ra công tác này mang tính quản lý của nhà nước, vì vậy nên chọn phương thức đặt hàng sản phẩm cho một đơn vị công ích của nhà nước để đặt trách nhiệm lên trên lợi ích kinh tế có như vậy mới mang lại hiệu quả cao. Đối với công tác sửa chữa thường xuyên và sửa chữa đột xuất: đây là công tác nghiệm theo khối lượng thực tế vì vậy nên chọn phương thức đấu thầu, có như vậy mới hạ thấp được giá thành sản

phẩm và thực hiện được nhiều hạng mục công việc hơn.

Xây dựng hệ số khoán: Nếu áp dụng đúng định mức thì số tiền dành cho công tác quản lý là rất lớn trong khi nguồn kinh phí hạn chế, vì vậy phải xác định được hệ số khoán (E) để làm cơ sở thanh toán cho từng Km đường, m cầu và từng địa hình cụ thể:

Hệ số khoán E được xác định E = Mđm/Mtt

Mđm: Tổng số vốn được tính đúng, tính đủ theo định mức Mtt: Vốn thực tế dùng cho công tác quản lý.

Công tác sửa chữa: Căn cứ đơn giá XDCB, đơn giá sửa chữa công trình xây dựng và một số thông tư hướng dẫn của cấp có thẩm quyền từ đó áp dụng cho từng khối lượng cụ thể của từng tuyến đuờng mà đơn vị quản lý đã lập theo từng Quý, từng năm mà được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhìn chung, việc phân bổ nguồn vốn cho quá trình bảo trì đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập do đó mà trong thời gian tới cần có những kế hoạch quản lý nguồn vốn hợp lý để tránh được tình trạng thất thoát và dùng nguồn vốn không hợp lý.

4.2.3.4. Cơ chế hoạt động của Đoạn Quản lý đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Trong những năm qua Đoạn quản lý đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng là Công ty TNHH MTV quản lý khai thác đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đây là đơn vị sự nghiệp công lập nhưng chưa được giao quyền tự chủ, mô hình hoạt động có phần chưa rõ ràng giữa đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và chức năng của doanh nghiệp Nhà nước dẫn đến việc áp dụng chế độ, chính sách vào hoạt động của đơn vị bị hạn chế

Thực tế hoạt động của đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện nay có tính chất như doanh nghiệp, công nhân lao động hưởng lương từ sản phẩm nhưng bị hạn chế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Hiện nay theo quy định của Luật đấu thầu các công trình sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất có giá gói thầu trên 1 tỷ đồng phải thực hiện đấu thầu. Trong khi đó với kinh nghiệm và năng lực về tài chính, máy móc thiết bị, con người Công ty TNHH MTV quản lý khai thác đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có thể thực hiện đảm bảo các công việc này.

cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của nhà nước trong công tác duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường bộ nên việc chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Phát huy tối đa kinh nghiệm và năng lực về con người, máy móc hiện có của Đơn vị.

4.2.3.5. Áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, bảo trì hệ thống giao thông đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông, trong những năm tới cần phải ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi quản lý tình trạng của hệ thống đường. Dựa trên các dữ liệu được nhập vào, hệ thống sẽ phân tích và đưa ra đánh giá về hiện trạng mức độ hư hỏng của đường, nhu cầu sửa chữa theo các cấp độ và dự trù ngân sách cho việc bảo trì đường bộ.

Đối với các đường cao độ mặt đường bị khống chế, chúng ta có thể sử dụng công nghệ nghệ tái chế Bê tông nhựa để làm mới mặt đường, Công nghệ tái chế nguội áo đường theo chiều sâu sử dụng nhũ tương cải tiến là quy trình tái sinh một lớp mặt đường đã xuống cấp hoặc kém phẩm chất để đạt được chiều rộng và chiều sâu mong muốn theo đúng quy chuẩn thiết kế. Quy trình được sử dụng tại chỗ và sử dụng máy tái chế tự hành, có khả năng tái chế toàn bộ mặt đường hiện tại, kết hợp các thành phần nhũ tương bitum cải tiến với nước, tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Kết quả của quá trình này sẽ tăng cường độ bền cho nền đường, khắc phục tình trạng xuống cấp ban đầu và có thể đạt được một mặt đường khác hoàn thiện. Trước hết, sử dụng công nghệ tái chế mặt đường có thể tạo cho nền đường ổn định bằng nhựa đường khỏe và linh hoạt, chống lún do lốp xe, cải thiện chống nứt nhiệt, kháng ẩm. Thứ hai là đạt cường độ sớm và gia tăng cường độ do có thể đầm nén ngay, thông xe cùng ngày, phủ lớp khác trong vòng 1- 2 tuần, gia tăng khả năng của kết cấu. Thứ ba là lớp áo nhựa đường tốt hơn và có tuổi thọ nền đường cao hơn rất nhiều công nghệ thông thường. So với việc đào bóc đi rồi lại làm mới thì ngoài việc công nghệ này giảm bớt ô nhiễm môi trường còn tiết kiệm đến hơn 20% giá thành. Chính vì vậy, nếu công nghệ này được áp dụng rộng rãi sẽ giảm nhiều gánh nặng về vốn cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo trì đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng tại công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng (Trang 99 - 104)